Bài đăng

Đảo nhân tạo 'giúp Trung Quốc chống tàu ngầm'

Hình ảnh
Việc xây dựng đường băng thứ ba trên Biển Đông có thể giúp Bắc Kinh lấp lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm, hãng tin Reuters dẫn ý kiến các chuyên gia Trung Quốc và phương Tây cho biết. Hải quân Việt Nam đã nhận nhiều tàu ngầm lớp Kilo từ Nga trong thời gian gần đây Các đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng viễn chinh ở quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, nước này cũng có thể sử dụng chúng để săn tàu ngầm trong và ngoài vùng biển này. Ba đường băng, vốn chỉ cách Trung quốc đại lục 1.400km, sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng vùng hoạt động của máy bay tuần tra Y-9 và trực thăng Ka-28, vốn đang được cải tiến để truy lùng tàu ngầm, các chuyên gia nói thêm. Việc biến một bãi đá ngầm thành sân bay không đồng nghĩa với quyền chủ quyền hoặc quyền hạn chế các phương tiện hàng không và hàng hải Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter Một báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tháng Năm ghi nhận lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của Trung Quốc dọc bờ biển nước này cũng

Giấc ngủ trên lưng anh – giấc ngủ không tròn đầy!

Hình ảnh
Ru em vào giấc ngủ... Anh đứng đó ê a… Ba mẹ đi làm xa... Em ơi ngon giấc nhé... Cô gọi anh lên bảng... Anh đọc cả lớp nghe... Cô vội đi tìm chiếu... Nhưng chiếu ở đâu ra? Đường đến trường xa lắc xa lư, gian nan vượt qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, chân anh đi đất, sưng phù lên vì đường dài với bao nhiêu đá sỏi, nhưng vui lắm, vì anh sắp tới được trường rồi, em cứ ngủ thật ngoan trên lưng anh nhé… Hình ảnh một cậu bé cõng em trên lưng khi đứng trước lớp đọc bài với bộ quần áo lem luốc, đi chân trần và bài thơ của một cư dân mạng đăng tải đã khiến nhiều người xúc động rơi nước mắt, không ít người cảm thấy có chút gì đó xót xa… cay cay nơi sống mũi… nghèn nghẹn nơi cổ họng… “Giấc ngủ trên lưng anh, giấc ngủ không tròn đầy” – (Ảnh chụp/Facebook) Bài thơ viết: Ru em vào giấc ngủ. Anh đứng đó ê a … Ba mẹ đi làm xa. Em ơi ngon giấc nhé. Cô gọi anh lên bảng. Anh đọc cả lớp nghe. Cô vội đi tìm chiếu. Nhưng chiếu ở đâu ra? Ba mẹ nơi chốn

Nguyễn Bính - Yêu Quá Mất Rồi

Hình ảnh
 Những người sáng tác, và cả những nhạc công đều đồng ý với nhau: Kỹ thuật càng phức tạp, thì tính biểu cảm của tác phẩm càng bị giới hạn. Tư tưởng, tình cảm của người sáng tạo thì bát ngát mà cứ phải co cụm trong cái rọ của những khuôn này phép nọ, niêm với luật, vần với điệu… Vì thế, nẩy sinh ra những phá cách, phá thể. Thơ tự do ra đời có lẽ là do suy nghĩ ấy, và trường phái Hậu Hiện Đại với chủ trương:  Mọi bảng cấm đều được hạ xuống, mọi ngôn từ đều bình đẳng , và nhóm Dada với khẩu hiệu ngộ nghĩnh:  Những gì nghệ sĩ khạc nhổ ra đều là nghệ thuật.      Nguyễn Bính chỉ làm thơ lục bát và thất ngôn, và không những ông tuân thủ triệt để niêm luật của loại thơ này, ông còn làm khó chính ông bằng cách tự đan cho mình những cái rọ. Thử đọc một đoạn trong bài “Viếng Hồn Trinh Nữ”: Có một chiếc xe màu trắng đục Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi Đem đi một chiếc quan tài trắng Và những vòng hoa trắng lạnh người Theo bước những người khăn áo trắng Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi

Mưa ngập lòng dân

Hình ảnh
Mấy hôm nay trời mưa suốt đêm ngày, không ít người muốn phát điên vì mưa to kèm theo hàng tá thứ hệ luỵ. Chiều ngày 15-9, cơn mưa suốt 3 tiếng đồng hồ đã “nhấn chìm” thành phố được mệnh danh là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Mưa lớn quá, lòng dân lại bộn bề. Ngập chìm tất cả Bạn bè sống lâu năm ở Sài Gòn viết ngập tràn trên mạng xã hội Facebook, đại khái phàn nàn “sống biết bao nhiêu năm ở Sài Thành, chẳng khi nào nước mưa ngập đến kinh hoàng như thế”. Báo chí đua nhau dùng những tính từ, trạng từ mô tả một cách sống động nhất về Sài Gòn sau một cơn mưa kéo dài vốn rất bình thường trong suốt nhiều năm qua. Ngay cả những tờ báo chính thống nhất ở Việt Nam cũng mạnh dạng giật tít “ngập như sông”, “ngập chưa từng thấy”, dân “bơi” về nhà, …để nói về đất Sài Thành sau một cơn mưa. Lướt qua các tờ báo với những hình ảnh không thể ngờ, người ta cứ tưởng Sài Gòn là đồng bằng sông Cửu Long mùa nước lớn. Nước từ đâu đổ về, kéo theo rác rưởi, nước cống đen ngòm, hôi hám, nhấn ch

Rõ chán!

Hình ảnh
Loa tuyên truyền trên đường phố Hà Nội, ảnh chụp năm 2011. Trong khi lãnh tụ các quốc gia khác có những hành động gần dân thì lãnh tụ Việt Nam lại thích gần với nghị quyết, với lý thuyết cộng sản và nhất là gần với chủ trương xã hội chủ nghĩa. Trơ lì đến độ khó hiểu Mỗi lần đi đâu làm gì, những chiếc loa phường thu nhỏ ấy lại phát biểu như mở lại cái loa cho dân chúng nghe còn khuôn mặt, nét biểu cảm, nụ cười… giống như những chiếc mặt nạ bằng sáp, bóng nhẫy và trơ lì đến độ khó hiểu. Tại sao một cơ thể có sự sống bên trong lại tự trang bị cho mình chiếc mặt nạ của người chết như vậy? Người chết ấy là Lenin, là Hồ Chí Minh và ngay cả Chủ nghĩa xã hội vừa mới sinh ra cũng đã chết non tự thuở nào rồi. Còn người sống thì hình như các bậc minh quân đời nay có vẻ lảng tránh, càng xa càng tốt. Lảng tránh vì nếu lỡ miệng nói vô mà làm không được thì không biết xử sao cho tiện. Chẳng hạn như “mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh” mà người dân đang nghêu ngao hát khi dắt xe bì b

Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến

Hình ảnh
Ảnh kèm theo bài - ...Này, sao có người bảo dạo này ông lên mạng nói chuyện ghê lắm, phản động lắm...? - Tôi có nói gì sai đâu? Tôi chỉ nói những gì thực sự nó đang xảy ra thôi chứ có gì mà phản động? Mà nhà ông ngập lụt thế nào? Nghe nói Sài Gòn ngập tùm lum sau có mấy trận mưa hơi to là sao... - Ừ thì ngập chút xíu ấy mà. Cũng hơi vất vả đưa con đi học tý nhưng xong rồi. Có cái xe máy mai phải đi bảo dưỡng, ngâm nước một hôm mà khói đen xì, máy kêu ầm ầm... Nhưng mà tôi hỏi này, sao bảo thành phố đầu tư ác lắm, mấy năm nay tốn hàng triệu đô la vào dự án chống ngập úng thành phố, thế mà cứ mưa hơi to tý lại ngập tùm lum nhỉ... - Đấy nhá, ông hỏi đúng rồi đấy. Ông nào làm nghề xây dựng, đặc biệt dân thi công đều biết, trong mọi công trình thì phần nào chìm trong đất là phần dễ ăn cắp nhất. Người ta ăn cắp bằng nhiều thủ đoạn. Bất cứ công trình hay thiết bị đều có một hệ số an toàn nhất định, tức là bao giờ người ta cũng làm dư ra để chịu được tình trạng nguy hiểm nhất. Tuy

Quyền tự do lập hội và những bất cập trong dự thảo luật về hội

Hình ảnh
Tọa đàm về dự thảo Luật về Hội do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức, ảnh minh họa chụp trước đây. Quyền tự do hội họp, lập hội của công dân được qui định trong điều 10 trong bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam vào năm 1946. Và cho tới ngày 20 tháng 5 năm 1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ký sắc lệnh số 102/SL/L004 để ban hành Luật về Hội. Tiếp theo các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều ghi nhận quyền tự do lập hội. Và bản Hiến pháp mới năm 2013 qui định quyền tự do lập hội tại điều 25. Trải qua gần 70 năm kể từ khi quyền lập hội được xác nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên thì công dân Việt Nam vẫn chưa được tự do và tự nguyện thành lập lên các hội đoàn, các tổ chức, đảng phái chính trị của mình. Có rất nhiều các tổ chức hội đã được thành lập trong thời gần 70 năm, nhưng đó là các tổ chức hội đoàn của nhà nước, do nhà nước thành lập để thực hiện các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền, không phải theo mục đích và ý trí của Nhân dân.