Bài đăng

Nghi án Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn và cộng sự đạo văn

Hình ảnh
Quý IV - 2014, Nxb Văn hóa Văn Nghệ xuất bản cuốn sách  "Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa"  do Trần Đức Anh Sơn làm chủ biên. Sách dày 475 trang khổ 16 x 24 cm, bìa cứng, có áo bìa, giấy đẹp, in rất lịch sự trang nhã. Sách được in số lượng 2.000 bản. Bìa sách ghi Trần Đức Anh Sơn (chủ biên), bên trong trang bìa lót có ghi: " Với sự hợp tác  của Võ Văn Hoàng, Nguyễn Nhã, Trần Văn Quyến, Trần Thắng". Nội dung cuốn sách đã được  giới thiệu tại đây . Đáng lẽ phải ghi " Nhóm biên soạn :  Võ Văn Hoàng, Nguyễn Nhã, Trần Văn Quyến, Trần Thắng" thì mới là đàng hoàng.  Như vậy, đây là cuốn sách của tập thể tác giả. Nhưng ở ngay bìa 2 của áo bìa  chỉ in ảnh và tiểu sử  của Trần Đức Anh Sơn (còn tiểu sử các tác giả/soạn giả khác thì tuyệt nhiên không thấy xuất hiện trong suốt cuốn sách). Tiểu sử Trần Đức Anh Sơn: "Trần Đức Anh Sơn sinh 1967. Tốt nghiệp cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học,  trường Đại học Tổng hợp Huế năm 1989.

Đặc khảo Hoàng Sa -Trường Sa, khẳng định chủ quyền Việt Nam

Hình ảnh
Gia Minh , biên tập viên RFA, Bangkok RFA Việt ngữ 29.1.2015 Đặc khảo về Hoàng Sa - Trường Sa, tiền thân là Tập san  Sử Địa  số 29 ra đời 40 năm truớc, vừa được tái xuất bản trong tháng Giêng năm 2015. Tập san  Sử Địa  số 29- Đặc khảo về Hòang Sa- Trường Sa do Hãn Nguyên Nguyễn Nhã thực hiện sau khi Trung Quốc vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 hòan tất việc cuỡng chiếm tòan bộ quần đảo Hòang Sa của Việt Nam. Tài liệu này có tầm quan trọng ra sao trong việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa? Lâu nay nó được giới nghiên cứu tham khảo thế nào? Và với giá trị như thế công tác  phổ biến rộng rãi cần gì?     Giá trị   Phó giáo sư- tíến sĩ Trần Nam Tiến, khoa Sử Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh nhận lời đề tựa cho cuốn sách Đặc Khảo Hòang Sa- Trường Sa do nhà sách Phương Nam xuất bản đầu năm 2015, nói về giá trị của cuốn sách như sau:     Giá trị của tập sách đó tôi đã khẳng định trong phần giới thiệu

Nhà thơ Trần Đăng Khoa lên tiếng phỏng vấn bịa đặt

Hình ảnh
Cách làm việc rất kỳ cục của báo Đất Việt 20h30, 29/5/2015 Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài viết "phỏng vấn” tôi trên báo Đất Việt. Tôi hoàn toàn không gặp nhà báo, không trả lời phỏng vấn, cũng không biết mặt phóng viên. Vậy tại sao lại có bài phỏng vấn này? Thật lạ kỳ. Sự thật, chỉ có một cô phóng viên gọi điện cho tôi, xin gặp để phỏng vấn về Hội Nhà văn. Tôi tưởng cô hỏi tôi với góc nhìn của một hội viên, nhưng khi cô bảo chú lãnh đạo Hội nhà văn thì tôi bảo, cháu nhầm rồi. Cháu muốn tìm lãnh đạo Hội thì phải gặp bác Hữu Thỉnh, bác Nguyễn Trí Huân, bác Lê Quang Trang hay chú Nguyễn Quang Thiều. Cháu bảo thế sao bảo chú về lãnh đạo Hội Nhà văn? Tôi bảo, muốn lãnh đạo Hội Nhà văn phải do Đại hội bầu mà Đại hội thì đã diễn ra đâu. Cháu nên gặp bác Thỉnh hay chú Thiều. Tất cả chỉ có thế. Bây giờ lại thành bài phỏng vấn nhà thơ Trần Đăng Khoa, lại thành “nhà thơ chia sẻ với báo Đất Việt”. Tôi cũng không biết cô làm ở tờ báo nào thì sao biết báo Đất Việt mà chia sẻ. Nguyên tắc

Ông John McCain: TQ đã điều pháo ra đảo nhân tạo

Hình ảnh
- Thông tin TQ đã điều pháo tới một đảo nhân tạo xây trái phép, TNS Mỹ John McCain chỉ trích hành động của TQ rất đáng lo ngại. "Cả thế giới cần lên án hành động này" - TNS Mỹ phát biểu tại họp báo từ TP.HCM trưa nay. VietNamnet 29/05/2015 18:49 GMT+7 TNS Mỹ John McCain, Chủ tịch UB Quân vụ Thượng viện Mỹ có mặt trong đoàn TNS Mỹ có mặt tại TP.HCM trưa nay. Ông cùng TNS Jack Reed, Joni Ernst và Dan Sullivan đã cùng xuất hiện trước báo giới. Các thượng nghị sĩ Mỹ tại buổi họp báo, từ trái qua phải: Jack Reed, John McCain, Joni Ernst và Dan Sullivan.  Ảnh: Người lao động Ngoài đề cập quan hệ song phương Mỹ-VN, "nóng" nhất là các phát biểu trọng tâm về các diễn biến đáng quan ngại tại Biển Đông, cụ thể là các hành động của TQ xung quanh xây dựng đảo nhân tạo với những diễn biến leo thang nghiêm trọng. TNS John McCain cho hay vừa nhận được thông tin TQ đã điều pháo cối tới một đảo nhân tạo xây trái phép ở quần đảo Trường Sa. "Đây là diễn biến rất đán

Những cuốn sách mới nhật trên giá

Hình ảnh
Lâm Khang thư viện vừa nhận được một số  ấn phẩm   do các anh Nguyễn Trung Dân,  Nguyễn Văn Trường gửi tặng. Chúng tôi chân thành cám ơn và trân trọng giới thiệu:     Anh Nguyễn Văn Trường, GĐ thư viện EFEO Hà Nội tặng. Chúc mừng các tác giả và hân hoan giới thiệu cùng bạn đọc. [xuandienhannom]

Xe dân mua, đường dân làm, sao lại thu phí?

Hình ảnh
29/05/2015 10:44 GMT+7 Tuổi trẻ TTO - Câu hỏi này được đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt ra trong một trường hợp cụ thể tại TP.HCM để minh chứng cho sự vô lý của phí đường bộ. Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm tại phiên thảo luận tổ sáng 29-5 - Ảnh: Việt Dũng Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật phí và lệ phí sáng nay (29-5), nhiều đại biểu quốc hội TP.HCM đề nghị Bộ Tài chính rà soát loại phí bảo trì đường bộ dành cho xe máy, nếu không phù hợp thực tiễn thì nên bỏ. Ví dụ mà đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu ra đã được nhiều đại biểu tán đồng. Bà Tâm nói: “Nhiều người dân than với tôi họ mua một cái xe máy chỉ để chạy đi chợ, đón con. Và con đường họ đi ngay trong xóm, trong khu phố của mình. Đường đó do chính họ và cư dân xung quanh tự cắt đất, tự bỏ tiền ra làm. Vậy nhưng họ phải đóng phí đường bộ cho cái xe máy. Quá vô lý!”. Dẫn chứng việc này bà Tâm cho rằng luật phải bao quát, phí và lệ phí cần được quy định mềm, giao quyền cho địa phương cân nhắc thu hoặc k

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Hình ảnh
Thứ Sáu, 29/05/2015 - 05:55 Dân Trí (Dân trí) - Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời.  (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì