Bài đăng

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 1 THÁNG 10

Hình ảnh
Việt Nam * Nhân sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng sinh ngày 1-10-1876 ở huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam, và từ trần năm 1947 tại tỉnh Quảng Ngãi trên đường đi công tác ở miền Trung. Cụ đỗ Giải nguyên năm 1900 và đỗ Hoàng giáp năm 1904. Cụ cùng Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp tuyên truyền thuyết Duy tân nên bị thực dân Pháp bắt và đày đi Côn Đảo 13 năm (Từ năm 1908 - 1921). Năm 1920 cụ được bầu làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, nhưng do chống đối khâm sứ Pháp nên từ chức và sáng lập ra tờ báo Tiếng dân ở Huế (Từ năm 1927-1943). Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cụ Huỳnh Thúc Kháng tham gia Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khi Hồ Chủ tịch đi Pháp năm 1946, cụ được trao quyền Chủ tịch nước. Cụ còn là một sáng lập viên và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức Liên Việt). * Ngày 1-10-1936, lễ đặt mối đường ray cuối cùng nối liền tuyến đường xe lửa xuyên Đông Dương được tổ chức tại ga Hảo Sơn (Tuy Hoà). Hôm sau, ngày 2-10-1936, ch

FLOWERS [13]

Hình ảnh

Hà Nội

Hình ảnh
01.10.2011   Hà Nội ơi, tôi đã cất giữ người cẩn thận Như dưới làn da kia dẫu đã héo nhàu, máu vẫn âm thầm chảy Hà Nội ơi, nguồn mộng mơ dày như cỏ mùa xuân Mỗi khi tôi thấy mình xơ xác Tôi lại về đánh cắp Dẫu một chút bóng đêm trên đường phố Khâm Thiên Dẫu một mảnh lá vàng còn ướt nước Hồ Gươm Tôi rung lên mỗi khi chạm bóng cửa ô Như được chạm vào vai gầy áo mẹ Tôi bé nhỏ và tôi vẫn thế Trái tim luôn xao động Như bên trong vẫn đầy ắp sóng Hồ Tây Vội vã trở về, vội vã ra đi Chẳng kịp nhận ra từng con phố Nhưng trong tôi vững bền đến thế Những chiếc lá nhìn tôi vẫn mắt tuổi học trò Những vòm cổ nghiêng xuống tôi hơi ấm Thầm thì lời của rêu phong Sâu đến nỗi bàng hoàng lạc tới ngàn năm Những chiều thu hăm hở tôi đi Hồn đánh võng với hơi giăng thấp thoáng Từ gốc cây già đến mặt hồ sương Từ ngàn xưa đến tận hôm nay Quán ngập lá và mắt em đen thế Rượu không say, chỉ đủ để buồn thôi! Tôi vẫn về Hà Nội của tôi Sau những ngày dài khô khốc Để thẩn thờ uống từng v

Mạn thành - Đỗ Phủ

Hình ảnh
16.01.2010   Mạn thành - Đỗ Phủ Giang nguyệt khứ nhơn chỉ sổ xích Phong đăng chiếu dạ dục tam canh Sa đầu túc lộ liên quyền tĩnh Thuyền vĩ khiêu ngư bát lạt minh. Dịch nghĩa Tản Mạn Trăng trên sông đến với người chỉ cách vài thước Ánh đèn chiếu sáng giữa đêm sắp điểm canh ba Con cò trắng nghiêng đầu co chân yên tĩnh Ở đuôi thuyền, cả nhảy quẩy nước tạo ra tiếng nước Tản Mạn Kề tựa trên sông bóng nguyệt ngời Canh ba sắp điểm ánh đèn khơi Nghiêng đầu cò trắng lim dim ngủ Cá nhảy sau thuyền động nước chơi (Bản dịch của Shiroi) http://www.daovien.net

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 30 THÁNG 9

Hình ảnh
Việt Nam * Lý Chính Thắng tên thật là Nguyễn Đức Huỳnh, sinh năm 1917, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vào hoạt động cách mạng ở Nam Bộ, tham gia Thành uỷ Sài Gòn - Chợ lớn và gây dựng cơ sở Đảng ở khu vực Đakao. Tháng 3-1945, ông ra Bắc để xin chỉ thị của Trung ương Đảng, sau đó lại trở về Nam, mang theo nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang cho Xứ uỷ Nam Kỳ. Đầu năm 1946, ông được nhân dân thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn bầu vào Quốc hội khoá I, sau ngày Nam Bộ kháng chiến, ông hoạt động trong ngành giao thông liên lạc tại vùng Sài Gòn bị giặc Pháp chiếm đóng. Giặc bắt, tra tấn cực hình, ông không khai báo, và đã mất tại bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30-9-1946. Năm 1949, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh truy tặng Lý Chính Thắng Huân chương Độc lập hạng nhì "Vì đã lập nhiều thành tích oanh liệt và hy sinh anh dũng". * Từ ngày 30-9-1974 đến ngày 8-10-1974 Hội nghị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội để duyệt kế hoạch tác chiến chiến lược 1975. Hội nghị nhất t

FLOWERS [12]

Hình ảnh