Bài đăng

Đi qua mùa thu - Kì cuối: Ngày mới, người mới

Hình ảnh
Một ngày nào đó tôi sẽ gặp lại em. Một ngày nào đó, một ngày mới, chúng tôi rồi sẽ gặp lại nhau. Lệ Thu Lệ Thu nhìn chằm chằm màn hình laptop trước mặt rồi rê chuột ấn nút delete. Đầu tiên là delete nick hai người con trai cô yêu ra khỏi friend list của cô. Rồi delete facebook của họ. Rồi tới số điện thoại. Cô nghĩ đây là cách tốt nhất để giải thoát cho cả ba người khỏi cảm giác day dứt. Cô và Nam Hoàng không thể sống mãi trong những kỉ niệm của quá khứ. Cô mãi mãi không quay lại là cô bé 14 tuổi đứng tỏ tình với anh ngày nào nữa. Đăng Quân cũng không thể cứ mãi trông đợi vào cái tương lai với những hạnh phúc không có thật. Toàn bộ chuyện này là do Lệ Thu gây ra thì cô sẽ tự giải quyết. Cả ba người: cô, Đăng Quân và Nam Hoàng đều xứng đáng có được cơ hội thứ hai tìm thấy hạnh phúc. Và lần này, nếu cơ hội thứ hai đến, họ không nhất thiết phải là của nhau. Xóa đi tất cả những thông tin liên lạc, Lệ Thu bỗng thấy trong lòng nhẹ nhõm. Việc này không khó như là cô đã tưởng trước đó. Lệ

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 16 THÁNG 6

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 16-6-1919, Nguyễn Tất Thành chính thức lấy tên Nguyễn Ái Quốc, gửi đến hội nghị Vécxây bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, Bản yêu sách gồm 8 điểm: 1. Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam 2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương. 3. Tự do báo chí và tự do tư tưởng. 4. Tự do lập hội và tự do hội họp. 5. Tự do cư trú ở nước ngoài. 6. Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật. 7. Thay chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp. 8. Phải có đại diện người Việt Nam để trình bày nguyện vọng của người bản xứ. Việc đưa bản yêu sách là đòn tiến công đầu tiên của đồng chí Nguyễn Ái Quốc vào đế quốc Pháp và được đánh giá là "tiếng bom Vécxây". Đó là sự kiện chính trị quan trọng gây xáo động trong thế giới thuộc địa, đồng thời là tiếng sấm mùa xuân, thức tỉnh nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cách mạng, báo hiệu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. *

Có ai đó đã nói rằng: ánh sáng chính là bút vẽ của người quay phim.

Hình ảnh
16.06.2011 Ánh sáng trong quay phim   Có ai đó đã nói rằng: ánh sáng chính là bút vẽ của người quay phim. Ánh sáng là bảng pha màu trong tay nhà quay phim… hay là gì đi nữa thì hình ảnh trong quay phim được tạo dựng nên cũng từ ánh sáng. Do vậy, ánh sáng là yếu tố quyết định tạo nên hình ảnh nghệ thuật của người quay phim. Khi xem các chương trình truyền hình, nhiều người đã phải thốt lên vì có những hình ảnh đẹp xuất hiện, bên cạnh yếu tố của góc độ, cỡ ảnh thì ở những hình ảnh này người quay phim đã chọn và sử dụng ánh sáng khá hoàn hảo… Đã có một thời vẫn hình ảnh ấy, vẫn góc độ máy quay ấy sao các phóng viên Trung ương lại quay đẹp hơn phóng viên truyền hình địa phương, ấy là vì họ được học hành bài bản và quan trọng là họ đã sử dụng ánh sáng rất hiệu quả… Trong vài năm trở lại đây khi phim truyền hình Hàn Quốc được trình chiếu tràn lan trên các kênh truyền hình, đã thu hút rất nhiều các bà các cô, thậm chí cả thanh niên… cứ đến giờ phát sóng phim lại chăm chú trước cái ti vi

HOA ĐÁ

Hình ảnh
13.06.20111   Đứng giữa sườn non hứng gió trời Ngồi bên mỏm đá tránh hôi tanh Tinh hoa trời đất _hồn trăng gió Thẩm thấu sương mai_nắng bão bùng Hương thơm toả sắc nào ai thấu Hoa vẫn tươi đời với đá mây. Hoa Đơn xương dại bên biển mặn. Nở tím biếc chiều cùng đá thân thương. Tình hoa và đá ngàn năm thắm . Hát khúc tình ca đất quê hương         Gió đùa đôi lá rung rinh                                      Như đôi trai gái tự tình với nhau                                         Mặc cho sông biển trước sau                                      Như đôi lá biếc bên nhau trọn đời...! Nguồn: huongthom268

GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC TRUNG QUỐC

Hình ảnh
17.06.2011       Kính gửi Ngài chủ tịch của đất nước Trung Quốc to lớn và hùng mạnh!           Có lẽ Cháu quá nhỏ bé nên cũng chẳng cần giới thiệu tên tuổi làm chi, xin Ngài hãy cứ gọi Cháu là Việt Nam!            Hôm nay, một ngày hè oi ả trên đất Việt, khi Cháu đang cố gắng học tập để vượt qua kì thi Tốt Nghiệp và Đại Học sắp tới thì được biết một tin thật đau lòng: đất nước Trung Quốc của Ngài đang muốn thôn tính và chiếm đoạt 2 quần đảo xinh đẹp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dù đang rất mệt mỏi tập trung ôn bài cho kì thi sắp tới nhưng điều này khiến một công dân của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như Cháu không khỏi quan tâm và lo lắng!           Từ bé đến giờ, Cháu – một cô gái Việt Nam – đã rất hâm mộ đất nước Trung Quốc của Ngài. Cháu thích xem những bộ phim võ hiệp thời xưa của Trung Quốc. Cháu yêu thích những danh lam thắng cảnh hay thích ăn đồ ăn Trung Quốc …            Thưa Ngài chủ tịch tối cao, Cháu dường như đã coi Trung Quố

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 15 THÁNG 6

Hình ảnh
Việt Nam * Đồng chí Hồ Từng Mậu sinh ngày 15-6-1896 quê ở huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đồng chí hoạt động Cách mạng từ lúc còn trẻ, nhiều năm ở Thái Lan và Trung Quốc. Đồng chí là một trong những người đầu tiên tham gia tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đã tham dự các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Do hoạt động cách mạng, đồng chí đã bị trục xuất khỏi Tô Giới Anh ở Hồng Kông, bị thực dân Pháp bắt tháng 6-1931, đưa về nước, kết án tử hình, sau giảm xuống chung thân. Sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí Hồ Tùng Mậu được giao nhiều chức quan trọng: Chủ tịch Ủy ban hành chính liên khu IV. Tổng thanh tra của Chính phủ. Tại đại hội lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã hy sinh trên đường đi công tác ở Thanh Hoá ngày 23-7-1951. * Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối quê ở Hải Phòng, sinh ngày 15-6-1926 và từ trần năm 1985. Ông đã tu nghiệp tại Nhạc viện Anma Ata (nước cộng hoà Cadăctăng), nguy

Hà Nội, vì sao có những tên phố lạ?

Hình ảnh
20.06.2011 Từ 36 phố phường đến nay, sau 50 năm giải phóng, Hà Nội đã phát triển lên tới khoảng trên dưới 500 phố. Con số không nhỏ. Thông thường người ta chia ra làm ba khu vực: Khu phố cố có từ thế kỷ trước còn lại. Khu phố cũ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, còn khu phố mới bắt đầu từ năm 1954, sau ngày giải phóng. Chúng ta quen với các phố có chữ “Hàng”, tên các danh nhân… Tuy quen đấy, nhưng nhiều dòng tên cũng đáng để hiểu thêm mà yêu quý một Hà Nội với hình hài 10 thế kỷ, nhiều điều vừa quen vừa lạ. Hàng Ngang là gì? Có món ăn nào, món hàng hóa nào tên là Ngang, hay ở đấy mọi ngôi nhà đều xây ngang, mọi con người đều đi ngang (kiểu con cua)? Nguyên vài ba thế kỷ trước, từ thời Phạm Đình Hổ còn ngôi nhà mình ở Phương Hà Khẩu tức Hàng Buồm nay, ông đã ghi lại. Thăng Long có phố người Trung Hoa, mà lúc ấy mọi người phương Bắc bất cứ là người Hán, ở Quảng Đông, Phúc Kiến… đều được gọi là người Đường, tức Đường Nhân, người Pháp dịch chữ đó thành người Quảng