Lãnh tụ Triều Tiên thị sát máy bay ném bom chiến lược, phi đạn siêu thanh của Nga

CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

17/09/2023

Trong hình ảnh trích từ video do Bộ Quốc phòng Nga công bố vào ngày 16 tháng 9 năm 2023, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) thăm tàu khu trục Nguyên soái Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở Vladivostok.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã thị sát các máy bay ném bom chiến lược có năng lực hạt nhân, phi đạn siêu thanh và tàu chiến của Nga vào ngày thứ Bảy, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Kim được Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đón tiếp tại sân bay Knevichi của Nga, cách thành phố cảng Vladivostok ở Thái Bình Dương khoảng 50 km.

Mỹ và Hàn Quốc lo ngại việc tăg cường hữu nghị giữa Moscow với Bình Nhưỡng có thể giúp ông Kim tiếp cận một số phi đạn nhạy cảm của Nga và công nghệ khác, đồng thời giúp trang bị vũ khí cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết ông Shoigu đã dẫn ông Kim đi xem các máy bay ném bom chiến lược của Nga là Tu-160, Tu-95 và Tu-22M3 - có khả năng mang vũ khí hạt nhân và là trụ cột của lực lượng tấn công hạt nhân trên không của Nga.

“Nó có thể bay từ Moscow đến Nhật Bản rồi quay trở lại”, ông Shoigu nói với Kim về một chiếc máy bay.

Ông Shoigu cũng cho ông Kim xem máy bay nghênh cản siêu thanh MiG-31I được trang bị phi đạn siêu thanh "Kinzhal." Kinzhal, nghĩa là dao găm, là phi đạn đạn đạo phóng từ trên không có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường.

Nó được nói là có tầm hoạt động từ 1.500 đến 2.000 km trong khi mang theo trọng tải 480 kg. Nó có thể di chuyển với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh (12.000 km/h).

Sau đi xem máy bay và phi đạn, ông Kim đã thị sát tàu khu trục "Nguyên soái Shaposhnikov" của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở Vladivostok và xem hệ thống điều khiển phi đạn hiện đại, hãng thông tấn RIA cho biết.

Hàn Quốc và Mỹ ngày thứ Sáu cho biết hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Nga sẽ vi phạm các chế tài của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng và rằng các đồng minh cam đoan việc này sẽ phải trả giá.

Nga đã cố ra sức quảng bá chuyến thăm của ông Kim và liên tục nói bóng gió về triển vọng hợp tác quân sự với Triều Tiên, vốn được thành lập vào năm 1948 với sự hậu thuẫn của Liên Xô.

Đối với ông Putin, người nói rằng Moscow đang chiến đấu một cuộc chiến sinh tồn với phương Tây về Ukraine, việc ve vãn ông Kim cho phép ông trêu ngươi Washington và các đồng minh Châu Á của Mỹ trong khi có thể giúp bảo đảm nguồn cung cấp đạn pháo dồi dào cho cuộc chiến Ukraine.

Washington cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga, nơi có dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới, nhưng không rõ liệu có đợt giao hàng nào được thực hiện hay không.


Voatiengviet.com


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn