Nỗi niềm cha mẹ




Nỗi niềm cha mẹ 

 Trong một buổi họp phụ huynh của toàn khối tại hội trường. Bất ngờ là nhà trường lại sắp xếp mời phụ huynh của những em học sinh có thứ hạng thấp nhất lớp bước lên sân khấu phát biểu.


 Một giáo viên cầm micro nói lớn: 

  -“Xin mời phụ huynh của học sinh có thành tích kém nhất lớp lên phát biểu”. 

  Thông thường trong trường hợp này, các phụ huynh sẽ rất ngại ngần nhưng một ông bố đã nhanh chóng bước lên với phong thái rất đĩnh đạc tự tin. Với tư cách là phụ huynh của em học sinh có điểm thấp nhất, anh ngắn gọn nói 3 điều


  Đầu tiên, anh gửi lời cảm ơn đến giáo viên đã mời mình lên phát biểu, nhưng khẳng định con của anh là một học sinh có tên họ, tuổi tác đàng hoàng, giáo viên không nên gọi học sinh của mình là “học sinh có điểm thấp nhất lớp”.


  Thứ hai, nếu giáo viên thực sự là một giáo viên có tâm và có tầm, dù học sinh có đạt thành tích thấp nhất lớp thì em học sinh đó cũng không phải là một học sinh hư hay quá kém. Chỉ là các bạn khác có thành tích cao hơn mà thôi.


  Thứ ba là điều rất quan trọng, con của anh chỉ đạt điểm số thấp nhất chứ cháu không có vấn đề gì về tư duy, về hạnh kiểm, ngoan ngoãn lễ phép, tự tin và sáng tạo. Không phải ai trên thế giới này cũng đều học giỏi, mỗi người sẽ có một thế mạnh riêng. 


  Vì thế, thứ cháu cần là sự quan tâm, động viên hơn nữa của bố mẹ và giáo viên để có thể cải thiện thành tích tốt nhất trong khả năng của mình, nhà trường không nên dùng cháu làm “tấm gương tiêu cực“ để cảnh báo hay nhắc nhở khéo léo những bạn học hay phụ huynh khác.


  Nói xong 3 điều cần nói, vị phụ huynh này rời khỏi bục phát biểu để lại cả hội trường lặng im. Một số giáo viên nhìn xuống vờ đang làm việc khác, một số lại ái ngại nhìn nhau, cả hội trường với rất đông phụ huynh khác thì im phăng phắc.


  Chỉ nói 3 điều, nhưng thực sự ông bố này đã chạm đến trái tim của rất nhiều người. Ai cũng dành lời khen ngợi cho sự điềm tĩnh và văn minh của anh. Một người cha tâm lý, luôn đặt con mình lên trên mọi cuộc đua thành tích.


Kết : Đối với mỗi đứa trẻ, sự thấu hiểu và ủng hộ của cha mẹ, thầy cô chính là động lực rất mạnh mẽ để con ngày càng tự tin, trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn.


  Em học sinh trong câu chuyện trên vô cùng may mắn khi có được một người cha hết sức tâm lý. Chỉ khi cha mẹ thực sự hiểu và ủng hộ con trong mọi chuyện, đứa trẻ mới có được nền tảng mạnh mẽ để vươn lên và phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất.


  Có thể con học không giỏi, nhưng tài năng, sở trường của trẻ sẽ nằm ở những khía cạnh khác. Do đó, nếu con mình dù đã cố gắng hết sức nhưng thành tích học tập vẫn không tốt, cha mẹ thầy cô không nên nổi nóng, chê trách mà hãy thực sự thấu hiểu và động viên con ở thế mạnh nhất mà con có nhé!.


( Nguồn Sohu )

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn