‘Điều quá đỗi bình thường’: Cổ động viên Nhật Bản dọn rác ở World Cup

THỂ THAO

27/11/2022
Những người ủng hộ đội tuyển Nhật Bản dọn dẹp khán đài khi kết thúc trận đấu bóng đá bảng E của World Cup giữa Đức và Nhật Bản, tại Sân vận động Quốc tế Khalifa ở Doha, Qatar, ngày 23 tháng 11 năm 2022. Nhật Bản thắng 2-1.

DOHA, Qatar (AP) — Cảnh tượng các cổ động viên Nhật Bản tại World Cup nhặt rác cho vào túi sau một trận đấu — dù thắng hay thua — luôn gây ngạc nhiên cho những người không phải là người Nhật Bản. Các cầu thủ Nhật Bản nổi tiếng vì làm điều tương tự trong phòng thay đồ của đội họ: treo khăn tắm, lau sàn và thậm chí để lại thông điệp cảm ơn.

Hành vi này đang được bàn tán rôm rả trên trên mạng xã hội tại World Cup ở Qatar, nhưng không có gì bất thường đối với cổ động viên hoặc cầu thủ Nhật Bản. Họ chỉ đơn giản làm điều mà hầu hết mọi người ở Nhật Bản vẫn làm — ở nhà, ở trường, nơi làm việc hoặc trên đường phố từ Tokyo đến Osaka, Shizuoka đến Sapporo.

“Đối với người Nhật Bản, đây chỉ là điều bình thường họ làm,” huấn luyện viên Nhật Bản Hajime Moriyasu nói. “Khi bạn rời đi, bạn phải để lại một nơi sạch sẽ hơn trước đó. Đó là sự giáo dục mà chúng tôi đã được dạy. Đó là văn hóa cơ bản mà chúng tôi có. Đối với chúng tôi, nó không có gì đặc biệt cả.”

Người phát ngôn của Hiệp hội Bóng đá Nhật Bản nói họ đang cung cấp 8.000 túi rác để giúp cổ động viên nhặt rác sau các trận đấu với thông điệp “cảm ơn” bên ngoài được viết bằng tiếng Ả-rập, tiếng Nhật và tiếng Anh.

Barbara Holthus, một nhà xã hội học đã sống ở Nhật Bản trong thập niên qua, cho biết việc dọn dẹp vệ sinh cá nhân đã ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản.

“Ở Nhật Bản, người ta luôn phải mang rác về nhà vì không có thùng rác trên đường phố,” bà Holthus, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản của Đức, nói. “Trẻ em dọn dẹp lớp học. Ngay từ khi còn rất nhỏ, chúng đã học được rằng mình phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ trong không gian của chính mình.”

Nhiều trường tiểu học ở Nhật Bản không có người lao công, vì vậy một số công việc dọn dẹp được giao cho học sinh nhỏ tuổi. Nhân viên văn phòng thường dành một giờ để dọn dẹp khu vực của họ.

“Một phần là do văn hóa, nhưng cũng là do cơ cấu giáo dục đã đào tạo con người ta trong một thời gian dài để làm điều đó,” bà Holthus nói thêm.

Đây là kì World Cup thứ bảy liên tiếp của Nhật Bản, và sự sạch sẽ của họ bắt đầu trở thành tin tức tại World Cup đầu tiên họ tham dự vào năm 1998 tại Pháp.

Trước Thế vận hội 2020, Đô trưởng Tokyo Yuriko Koike cảnh báo rằng những cổ động viên đến tham dự sẽ phải học cách tự dọn dẹp sau khi bày bừa. Tuy nhiên, vấn đề này không bao giờ xảy ra khi cổ động viên từ nước ngoài bị cấm tham dự Olympics vì đại dịch COVID-19.

Tokyo có ít thùng rác công cộng. Điều này giữ cho đường phố sạch sẽ hơn, tiết kiệm cho các thành phố đô thị chi phí đổ rác, và tránh được chuột bọ.

Midori Mayama, một phóng viên người Nhật tại Qatar tường trình về World Cup, nói rằng việc cổ động viên nhặt rác chẳng phải tin tức gì lớn ở Nhật Bản.

“Không ai ở Nhật Bản sẽ đưa tin về chuyện này,” cô nói, lưu ý rằng việc dọn dẹp tương tự cũng xảy ra tại các trận bóng chày chuyên nghiệp của Nhật Bản. “Tất cả điều này quá đỗi bình thường.”

Đó có thể là điều bình thường đối với người Nhật, nhưng Alberto Zaccheroni, một người Ý từng huấn luyện đội tuyển Nhật Bản từ năm 2010 đến 2014, cho biết đó không phải là cách mà hầu hết các đội hành xử khi họ đi thi đấu ở nước ngoài.

“Ở khắp nơi trên thế giới, các cầu thủ cởi bỏ đồ thi đấu của họ và để trên sàn trong phòng thay đồ. Sau đó, các nhân viên vệ sinh đến và thu dọn,” ông nói. “Không phải các cầu thủ Nhật Bản. Họ xếp hết cả quần đùi lên nhau, cả vớ và cả áo thi đấu.”


Voatiengviet.com


Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…

Việt Nam nên học hỏi những điều này.. phe ta số một ở dơ và xả rác bừa bãi, ngay cả những người sống ở Mỹ cũng vậy, nhất là những vùng có nhiều người Việt như California hay là Houston, TX. Nơi đó họ tập trung sống gần nhau, tất cả những dịch vụ đã có người VN phụ trách. Họ không hội nhập vào cuộc sống và Văn hóa Mỹ . Họ chỉ coi TV Việt Nam nên họ không và chưa hội nhập, và họ cũng chẳng cần phải nói tiếng Anh. Nam Mô A Di Đà Phật.

Vietnam should learn these things.. Our side is dirty and littering, even those who live in the US, especially in areas with a lot of Vietnamese people like California or Houston, TX. There they concentrated on living close to each other, all services had Vietnamese people in charge. They do not integrate into American life and culture. They only watch Vietnamese TV so they don't and haven't integrated, and they don't even need to speak English. Namo Amitabha Buddha.
Hợp's Blog đã nói…

Kỹ lưỡng trong đời sống, kỹ lưỡng trong việc làm đưa đến sản phẩm của Nhật làm ra tốt, có phẩm chất cao. Sản phẩm làm ra có phẩm chất cao thì có sức cạnh tranh mạnh trên thế giới.

Người làm chính trị mà cũng có lối suy nghĩ không để cho khi mình ra đi thì xung quanh đầy rác thì sẽ giữ cho chính quyền của mình trong sạch, không để cho chính quyền mang nợ rồi khi mình đi người kế phải lo giải quyết.

Careful in life, thorough in work leads to Japanese products made well, with high quality. Products made with high quality have strong competitiveness in the world.

Politicians who also have the mindset not to let when they leave, the surrounding is full of garbage, they will keep their government clean, don't let the government carry the debt, then when they go, the next person has to take care of it. .
Hợp's Blog đã nói…

Đâu phải một vài năm hay một vài nghị quyết của chính phủ mà làm được điều này. Nhưng là cả một nền giáo dục được định hướng văn minh, tốt đẹp cả bao thế hệ mới có thể tạo nên những công dân văn minh hơn người trong một nền dân chủ như vậy.
Tinh thần kỷ luật và tự trọng của dân Nhật thật đáng kiêng nể, chẳng có mấy quốc gia được như vậy trên thế giới hiện nay.

It's not a few years or a few government resolutions that do this. But it is a civilization-oriented education, good for generations, that can create more civilized citizens in such a democracy.
The spirit of discipline and self-respect of the Japanese people is admirable, there are not many countries like that in the world today.
Hợp's Blog đã nói…

Nước Nhật được như vậy vì họ được quả lò luyện thép từ thuở nhỏ. Nghe nói lại trước kia người Nhật mà ăn trộm thì chặt ngón tay ngón chân Kỷ luật nghiêm thì nước mới an cư

Japan is like that because they have had the steel furnace since childhood. It is said that in the past, if the Japanese stole, they cut off their fingers and toes. Strict discipline will make the country live

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn