Vụ cô Amini tử vong ở Iran: Biểu tình, đình công bước sang tuần thứ ba

TRUNG ÐÔNG

01/10/2022
Biểu tình bước vào tuần thứ 3 ở Iran sau khi một phụ nữ bị chết trong khi bị cảnh sát giam giữ (ảnh chụp hôm 19/9/2022).

Các sinh viên tụ tập biểu tình tại các trường đại học trên khắp Iran hôm thứ Bảy 1/10 và có tin các cuộc đình công diễn ra trên khắp khu vực của người Kurd ở Iran, vào lúc các cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba.

Biểu tình đã nổ ra sau khi cô Mahsa Amini, một phụ nữ trẻ 22 tuổi, bị chết trong lúc bị cảnh sát giam giữ. Cô là người của vùng Kurdistan thuộc Iran.

Các cuộc biểu tình đã trở thành cuộc biểu thị sự phản kháng lớn nhất đối với chính quyền các giáo sĩ Iran kể từ năm 2019, với hàng chục người thiệt mạng trong tình trạng bất ổn trên khắp đất nước.

Các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy có các cuộc biểu tình tại nhiều trường đại học vào ngày 1/10, bao gồm cả ở thủ đô Tehran, trong đó, một số sinh viên đòi trả tự do cho những sinh viên bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình trước đó.

Tài khoản Twitter Tavsir1500 có đông người theo dõi cho biết hàng chục sinh viên Đại học Tehran đã bị bắt giữ trong cuộc biểu tình hôm 1/10. Hãng thông tấn Fars bán chính thức cho biết một số người biểu tình đã bị bắt tại một quảng trường gần trường đại học Tehran.

Reuters không thể kiểm chứng các thông tin đăng trên mạng xã hội.

Một trang web của chính phủ trước đó đưa tin rằng hầu hết các sinh viên bị bắt giữ đã được trả tự do, dẫn lời một người phát ngôn của Bộ giáo dục.

Cô Amini bị cảnh sát đạo đức bắt vào ngày 13/9 ở Tehran vì "trang phục không phù hợp". Lực lượng cảnh sát này thực thi quy định nghiêm ngặt của nước Cộng hòa Hồi giáo về trang phục đối với phụ nữ.

Các cuộc biểu tình nổ ra lần đầu tiên tại lễ tang của cô vào ngày 17/9 đã lan đến 31 tỉnh của Iran, với tất cả các tầng lớp trong xã hội, bao gồm cả các nhóm thiểu số về sắc dân và tôn giáo, đều tham gia và nhiều người kêu gọi Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei phải rời chức vụ.

Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng chính phủ đã đàn áp biểu tình và cho đến nay làm ít nhất 52 người chết, hàng trăm người bị thương. Các nhóm nhân quyền cho hay hàng chục nhà hoạt động, sinh viên và nghệ sĩ đã bị giam giữ.

Ngược lại, phía nhà chức trách nói rằng nhiều thành viên của lực lượng an ninh đã bị giết, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ lợi dụng tình hình lộn xộn để cố gây bất ổn cho đất nước Iran. Truyền thông nhà nước mô tả những người biểu tình là những kẻ bạo loạn và phản nghịch.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra đặc biệt dữ dội ở khu vực Kurdistan của Iran, nơi nhà chức trách trước đây đã dập tắt các hoạt động gây bất ổn của người Kurd thiểu số có dân số lên tới 10 triệu người.

Lo ngại về một cuộc nổi dậy sắc tộc và để phô trương sức mạnh, Iran đã bắn tên lửa và điều máy bay không người lái đến đánh vào các mục tiêu ở khu vực người Kurd ở miền bắc Iraq, giáp với Iran, trong tuần này sau khi cáo buộc những người Kurd bất đồng chính kiến ở Iran có liên quan đến tình trạng bất ổn.

(Reuters)


Voatiengviet.com


Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…
Bọn cuồng tín Hồi giáo nầy không bao giờ tư tưởng cải cách.
Cuộc đấu tranh của dân Iran mà không có lảnh đạo thì sẽ khó thành công lật đổ nổi bọn Hồi, rồi sẽ như gió thoảng mây trôi thôi như lần trước. Thương thay cho nước Iran

These Muslim fanatics never thought of reform.
The struggle of the Iranian people without a leader will be difficult to successfully overthrow the Muslims, and then it will be like the wind blowing through the clouds like last time. Pity for Iran
Hợp's Blog đã nói…
Đòi lãnh tụ tối cao của Hồi Giáo phải từ chức là dân đã chán chế độ giáo quyền. Chế độ giáo quyền được thiết lập năm 1979 và được nhiều người trong các nước Hồi Giáo cho là chế độ lý tưởng vì nó sẽ trừ được mọi cái xấu của xã hội ảnh hưởng Tây Phương và sẽ là xã hội hoàn toàn đạo đức và có hạnh phúc. Trải qua 43 năm, thực tế cho thấy không phải là như vậy. Cộng Sản không xây dựng được thiên đường trên trái đất và Hồi Giáo cũng không xây dựng được thiên đường trên trái đất. Vì con người trên trái đất vẫn là con người cũ với tham dục, hỷ nộ ái ố như hàng ngàn năm về trước.

Nếu loạt biểu tình này không làm sụp chế độ Iran thì cũng làm cho chế độ bớt cuồng tín đi. Ông Lý Quang Diệu khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Đức sau khi có vụ Hồi Giáo đặt chất nổ ở Bali năm 2002, nói rằng hãy nhìn Iran, nước Iran có một thời rất chống Tây Phương nay người dân lại bắt đầu thích ảnh hưởng của Tây Phương.

Hiện tượng này giống như các nước cộng sản đã trải qua.

Demanding the resignation of the supreme leader of Islam is the people who are tired of the clerical system. The clerical regime was established in 1979 and is considered by many in Muslim countries to be the ideal regime because it will eliminate all the evils of Western-influenced society and will be a society that is completely moral and has a moral character. happy. After 43 years, reality shows that is not the case. Communists have not built heaven on earth and Islam has not built heaven on earth. Because people on earth are still the same old people with lust, anger, and hatred like thousands of years ago.

If this series of protests does not bring down the Iranian regime, it will also make the regime less fanatical. Mr. Lee Kuan Yew, in an interview with a German magazine after an Islamic explosion in Bali in 2002, said that look at Iran, which was once very anti-Western, now people are starting to like photos. Western influence.

This phenomenon is similar to that of communist countries.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn