Iran: 35 người chết khi biểu tình chống chính phủ; tổng thống nói phải xử lý dứt khoát

TRUNG ÐÔNG

24/09/2022
Bạo loạn nổ ra ở Iran trong một tuần nay.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nói nước này phải xử lý dứt khoát các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp đất nước sau khi một phụ nữ chết trong lúc bị cảnh sát đạo đức của nước cộng hòa Hồi giáo giam giữ.

Theo đài truyền hình nhà nước Iran, 35 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình kéo dài một tuần và lan rộng đến hầu hết 31 tỉnh của nước này.

Hôm thứ Sáu 23/9, phía nhà nước tổ chức các cuộc tuần hành ở một số thành phố của Iran để phản công các cuộc biểu tình chống chính phủ, và phía quân đội cam kết sẽ đối đầu với "bọn địch" đứng đằng sau tình trạng bất ổn.

Hôm 24/9, truyền thông nhà nước dẫn lời Tổng thống Raisi nói rằng Iran phải "xử lý dứt khoát những kẻ chống lại nền an ninh và sự yên bình của đất nước".

Ông Raisi nói như vậy khi trò chuyện qua điện thoại với gia đình một thành viên của lực lượng tình nguyện Basij bị thiệt mạng trong khi tham gia chiến dịch trấn áp những người gây ra bất ổn ở thành phố Mashhad, ở miền đông bắc nước này.

Vị tổng thống "nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt giữa biểu tình và gây rối trật tự an ninh công cộng, và gọi các sự kiện này là bạo loạn", truyền thông nhà nước đưa tin.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở miền tây bắc Iran một tuần trước tại đám tang của Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi người Kurd đã chết sau khi bị hôn mê, trong lúc bị cảnh sát đạo đức giam giữ để thực thi các quy định về khăn trùm đầu đối với phụ nữ.

Cái chết của cô đã làm dấy lên sự tức giận về một loạt vấn đề, bao gồm các hạn chế về quyền tự do cá nhân ở Iran, các quy định nghiêm ngặt về trang phục đối với phụ nữ và một nền kinh tế đang khó khăn vì các lệnh trừng phạt.

Phụ nữ đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình, họ huơ huơ và đốt mạng che mặt của họ. Một số đã công khai cắt tóc cùng lúc đám đông giận dữ kêu gọi hạ bệ Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Đây là các cuộc biểu tình lớn nhất lan rộng trên cả nước kể từ cuộc biểu tình về giá nhiên liệu vào năm 2019, khi đó, Reuters đưa tin có 1.500 người thiệt mạng trong một cuộc đàn áp người biểu tình. Đó là cuộc đối đầu đẫm máu nhất trong lịch sử của nước cộng hòa Hồi giáo.

(Reuters)


 

Voatiengviet.com

Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…


Người dân đầu có vũ khí để chống lại bảo quyền?


The first people have weapons to fight the protection of rights?
Hợp's Blog đã nói…
Đã có một thời những người Hồi Giáo cực đoan ở Iran có quyền và bắt dân phải đi theo hướng của họ. Nay người dân đã chán cái kiểu Hồi Giáo cổ xưa và thích đời sống tự do, cởi mở như các nước Tây Phương. Chính quyền Iran có thể đàn áp các cuộc biểu tình, cấm không cho còn biểu tình nhưng trong lòng người dân thì đã chán ngán cái văn hóa cổ xưa của Hồi Giáo. Ở Ả Rập Xê Út, đã có một cô gái tự cắt tóc rồi bị cha mẹ giam trong phòng 6 tháng để trừng phạt vì đã vi phạm phong tục Hồi Giáo. Sau này, cô này bỏ nhà trốn khỏi nước rồi được Canada cho tỵ nạn. Mỗi năm có hàng trăm cô gái Ả Rập Xê Út bỏ nước trốn đi để thoát khỏi cảnh phải làm phụ nữ trong xứ Hồi Giáo.

There was a time when the Islamic extremists in Iran had the power and forced the people to go their way. Now people are tired of the old style of Islam and prefer a free and open life like Western countries. The Iranian government can suppress protests, banning them, but in the hearts of the people, they are tired of the ancient culture of Islam. In Saudi Arabia, a girl cut her own hair and was kept in her room for six months by her parents as punishment for violating Islamic custom. Later, she ran away from home and was granted asylum in Canada. Every year, hundreds of Saudi girls flee the country to escape being forced to be women in Islam.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn