TRỰC TIẾP: Liên hiệp quốc: 1,45 triệu người di tản khỏi Ukraine

  KHỦNG HOẢNG UKRAINE

24/02/2022

Bé Anna, 3 tuổi, ngủ trên ghế sau khi cùng anh trai và mẹ chạy khỏi Ukraine, đến cửa khẩu biên giới ở Medyka, Ba Lan, ngày 5 tháng 3 năm 2022. (Ảnh AP/Markus Schreiber)


Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày thứ Năm loan báo một hoạt động quân sự ở Ukraine để bảo vệ lực lượng ly khai ở miền đông đất nước.

"Tôi đã đưa ra quyết định về một hoạt động quân sự," ông nói trong một tuyên bố bất ngờ trên truyền hình ngay trước 6 giờ sáng (0300 GMT).

Ông kêu gọi quân đội Ukraine "buông vũ khí" và tuyên bố trả đũa những ai cản trở hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng ngay tức thì trước tin Tổng thống Nga Vladimir loan báo xâm lược Ukraine:

"Một mình Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết và sự tàn phá mà cuộc tấn công này sẽ mang lại, và Hoa Kỳ cùng các Đồng minh và các đối tác của mình sẽ đáp trả một cách thống nhất và dứt khoát. Thế giới sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm."

Mỹ và phương Tây trước đó đã liên tục báo động về ý định của Nga xâm lược Ukraine, điều mà Nga trước đó một mực phủ nhận.

Nhiều vụ nổ đã được nghe thấy trước rạng sáng ngày thứ Năm tại thủ đô Kyiv của Ukraine và thành phố cảng Mariupol ở miền đông, ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố một chiến dịch nhằm "giải trừ quân sự" nước này.

Các phóng viên của hãng tin AFP ở cả hai thành phố cho biết họ đều nghe thấy những tiếng nổ lớn và ở Mariupol, gần chiến tuyến và biên giới Nga, người dân cho biết đã nghe thấy tiếng pháo ở các vùng ngoại ô phía đông thành phố.

Bộ Nội vụ Ukraine xác nhận quân đội Nga đang tiến vào thành phố Kharkiv gần biên giới Nga và đổ bộ ở thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen.

Kharkiv là nơi có cộng đồng người Việt tập trung tương đối đông đảo. Một cư dân gốc Việt ở đây nói với VOA rằng phần lớn bà con người Việt ở đây ủng hộ chính phủ và quân đội Ukraine. Đọc thêm:

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một "cuộc xâm lược toàn diện" ngày thứ Năm, khi các tiếng nổ đã được nghe thấy ở các thành phố trên khắp đất nước.

"Putin vừa phát động một cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine. Các thành phố yên bình của Ukraine đang bị tập kích," ông Kuleba viết trên Twitter.

"Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ukraine sẽ tự vệ và sẽ chiến thắng. Thế giới có thể và phải ngăn chặn Putin. Giờ là lúc phải hành động."

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày thứ Tư kêu gọi Nga chấm dứt các hành động gây hấn ở Ukraine sau khi Moscow tuyên bố một chiến dịch quân sự nhắm vào nước láng giềng.

"Tổng thống Putin, nhân danh nhân loại, hãy rút quân của ông trở về Nga."

"Nhân danh nhân loại, đừng cho phép bắt đầu ở châu Âu điều có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỉ này," ông nói, và nói thêm rằng cuộc xung đột "phải dừng lại ngay bây giờ."

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày thứ Năm lên án "cuộc tấn công liều lĩnh và vô cớ" của Nga nhắm vào Ukraine, cảnh báo hành động này khiến "vô số" sinh mạng rơi vào tình thế nguy hiểm.

Ông nói các đồng minh NATO "sẽ nhóm họp để giải quyết hậu quả của các hành động gây hấn của Nga".

"Tôi lên án mạnh mẽ cuộc tấn công liều lĩnh và vô cớ của Nga nhắm vào Ukraine, gây nguy hiểm cho vô số mạng sống thường dân," ông Stoltenberg nói trong một tuyên bố.

"Một lần nữa, bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại của chúng tôi và những nỗ lực không mệt mỏi trong hoạt động ngoại giao, Nga đã chọn con đường gây hấn nhắm vào một quốc gia có chủ quyền và độc lập," ông Stoltenberg nói trong một tuyên bố.

"Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực châu Âu-Đại Tây Dương. Tôi kêu gọi Nga ngừng hành động quân sự ngay lập tức và tôn trọng chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine."

Ông Stoltenberg nói thêm: "Chúng tôi sát cánh với người dân Ukraine vào thời điểm tôi khủng khiếp này. NATO sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ và phòng vệ tất cả các đồng minh."

Người đứng đầu Liên minh Châu Âu Ursula von der Leyen ngày thứ Năm đã lên án cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine và tuyên bố sẽ buộc Moscow phải "chịu trách nhiệm."

"Chúng tôi lên án mạnh mẽ cuộc tấn công phi lý của Nga nhắm vào Ukraine. Trong những giờ phút đen tối này, chúng tôi nghĩ về Ukraine và những phụ nữ, đàn ông và trẻ em vô tội khi họ đối mặt với cuộc tấn công vô cớ này và lo sợ cho tính mạng của họ," bà von der Leyen viết trên Twitter.

"Chúng tôi sẽ buộc Điện Kremlin phải chịu trách nhiệm."

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày thứ Năm nói Nga đang tấn công "cơ sở hạ tầng quân sự" và lực lượng biên phòng của nước ông, nhưng kêu gọi người dân không hoảng sợ và tuyên bố sẽ chiến thắng. T

rong một thông điệp video đăng trên Facebook sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố phát động chiến dịch quân sự chống lại Ukraine, ông Zelensky cũng ban hành thiết quân luật trên toàn quốc, đồng thời nói thêm rằng ông đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày thứ Năm mô tả hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine là một "sự vi phạm trắng trợn" luật pháp quốc tế trong một "ngày đen tối" đối với Châu Âu.

"Đức lên án bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất có thể hành động vô đạo đức này của Tổng thống Putin. Chúng tôi đoàn kết với Ukraine và người dân nước này," ông nói thêm trong một tuyên bố.

Ông Scholz, nước hiện đang giữ chức chủ tịch diễn đàn G7, nói hôm nay là "một ngày khủng khiếp đối với Ukraine." Ông thúc giục Moscow dừng hoạt động quân sự "ngay lập tức."

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày thứ Năm lên án "các sự kiện kinh hoàng ở Ukraine," nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "đã chọn con đường đổ máu và hủy diệt bằng cách phát động cuộc tấn công vô cớ này."

"Vương quốc Anh và các đồng minh của chúng tôi sẽ phản ứng một cách dứt khoát," ông viết trên Twitter và cho biết thêm rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Lực lượng biên phòng Ukraine ngày thứ Năm cho biết Ukraine đang hứng chịu hỏa lực pháo binh và cuộc xâm lược trên bộ của Nga dọc theo biên giới phía bắc và phía nam, đồng thời cho biết thêm rằng các lực lượng Ukraine đang bắn trả.

Lực lượng biên phòng nói rằng các lực lượng Nga được Belarus hỗ trợ và một cuộc tấn công đã được phát động từ Crimea, khu vực bán đảo do Nga chiếm đóng ở sườn phía nam của Ukraine.

"Các cuộc tấn công vào các đơn vị biên phòng, đội biên phòng và các chốt kiểm soát được thực hiện bằng việc sử dụng pháo, thiết bị hạng nặng và vũ khí nhỏ," tuyên bố của lực lượng biên phòng cho biết.

"Nỗ lực phá hoại của địch và các nhóm trinh sát cũng được ghi nhận." Tuyên bố được đưa ra khi một quan chức Bộ Nội vụ Ukraine thông báo về sự thất thủ của thị trấn Shchastya trước đây do chính phủ nắm giữ, ở chiến tuyến phía đông với vùng đất do phiến quân nắm giữ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày thứ Tư nói "thế giới sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm" về một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Ukraine mà ông cảnh báo sẽ gây ra "thiệt hại thảm khốc về nhân mạng."

Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin loan báo bắt đầu các hoạt động quân sự ở Ukraine, ông Biden nói ông sẽ phát biểu trước công chúng Mỹ vào ngày thứ Năm để vạch ra "những hậu quả" đối với Nga, gọi cuộc tấn công này là "vô cớ và phi lý."

Ông Biden cũng đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay sau khi các vụ nổ được nghe thấy ở nhiều vùng của đất nước, vốn nằm giữa Nga và thành viên NATO Ba Lan.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ Ukraine và người dân Ukraine," ông Biden nói trong một tuyên bố sau cuộc gọi, đồng thời cho biết thêm rằng ông Zelensky đã yêu cầu ông "kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới lên tiếng rõ rang "chống lại sự gây hấn trắng trợn" của ông Putin.

Tổng thống Biden sẽ tham gia một cuộc họp kín trực tuyến gồm các nhà lãnh đạo nhóm G7 - Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ - vào lúc 9:00 sáng (1400 GMT) ngày thứ Năm. Nhà Trắng cho biết ông sẽ phát biểu trước toàn dân vào đầu giờ chiều tại Washington.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày thứ Năm nói cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine "làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế," đồng thời lên án mạnh mẽ hành động quân sự này.

Ông nói với các phóng viên sau cuộc họp của hội đồng an ninh nước này: "Cuộc xâm lược mới nhất của Nga làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế, vốn không cho phép các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng."

"Chúng tôi lên án mạnh mẽ Nga. Chúng tôi sẽ phối hợp các nỗ lực với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, và ứng phó với vấn đề này một cách nhanh chóng," ông nói thêm.

Thủ tướng Ý Mario Draghi ngày thứ Năm chỉ trích cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine là "phi lý và không thể biện minh được," nói rằng Châu Âu và NATO đang nỗ lực để có phản ứng ngay lập tức.

"Chính phủ Ý lên án cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine. Đó là hành động phi lý và không thể biện minh được. Ý sát cánh với người dân và các thể chế Ukraine trong thời điểm gay cấn này. Chúng tôi đang làm việc với các đồng minh Châu Âu và NATO để đáp trả ngay lập tức, với sự thống nhất và quyết tâm," ông Draghi nói trong một tuyên bố.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày thứ Năm lên án mạnh mẽ hành động quân sự của Nga chống lại Ukraine, đồng thời tuyên bố rằng Paris sẽ làm việc với các đồng minh để chấm dứt chiến tranh.

"Nga phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động quân sự của mình," ông Macron viết trên Twitter và nói Nga đã đưa ra quyết định "gây chiến" với Ukraine.

"Pháp đoàn kết với Ukraine. Pháp sát cánh với Ukraine và đang làm việc với các đối tác và đồng minh của mình để chấm dứt chiến tranh," ông nói thêm.

Ngày thứ Năm, Úc loan báo áp đặt lên Nga loạt chế tài "giai đoạn hai" liên quan đến vụ tấn công Ukraine. Đây là đợt chế tài đầu tiên trong chuỗi các biện pháp quốc tế mới nhằm trừng phạt Moscow.

Thủ tướng Scott Morrison lên án "cuộc xâm lược bất hợp pháp" của Nga khi ông công bố các chế tài đối với 25 cá nhân, bốn thực thể liên quan đến việc phát triển và bán thiết bị quân sự, và các hạn chế đối với bốn định chế tài chính.

Lực lượng biên phòng Ukraine báo cáo cái chết đầu tiên vì cuộc xâm lược của Nga.

Trực thăng Nga tấn công sân bay quân sự gần Kyiv

Máy bay trực thăng của Nga hôm 24/2 tấn công Gostomel, một sân bay quân sự gần thủ đô Kyiv, và Ukraine đã bắn rơi 3 chiếc trong số đó, các quan chức Ukraine cho biết.

Các quan chức biên phòng Ukraine nói rằng quân đội Nga đang tìm cách xâm nhập vào vùng Kyiv của Ukraine và vùng Zhytomyr của nước này giáp biên giới với Belarus, và Nga đang sử dụng các hệ thống tên lửa Grad.

(Reuters)

18 người thiệt mạng ở Odessa trong vụ tấn công tên lửa Ukraine

Chính quyền khu vực miền nam Odessa của Ukraine cho biết hôm 24/2 rằng 18 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công tên lửa.

Ít nhất 6 người đã thiệt mạng tại thị trấn Brovary của Ukraine, nằm gần thủ đô Kyiv, chính quyền thị trấn này cho biết.

(Reuters)

Tổng thư ký NATO nói Nga phát động chiến tranh và phá vỡ hòa bình trên lục địa châu Âu

Tổng thư ký NATO nói rằng Nga đã phát động chiến tranh với Ukraine và phá vỡ hòa bình trên lục địa châu Âu. Ông Jens Stoltenberg đã triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo liên minh NATO vào thứ Sáu (25/2).

Ông Stoltenberg nói “đây là một cuộc xâm lược có chủ ý, máu lạnh và được lên kế hoạch từ lâu”. Ông buộc tội “Nga đang sử dụng vũ lực để cố gắng viết lại lịch sử”.

Nga đã phát động một cuộc tấn công trên diện rộng vào Ukraine vào đầu ngày thứ Năm (24/2), tấn công các thành phố và căn cứ bằng các cuộc không kích hoặc pháo kích.

Chính phủ Ukraine cho biết xe tăng và quân đội Nga đã lăn bánh qua biên giới.

(AP)

Romania: Putin đe dọa hòa bình của cả hành tinh

Tổng thống Romania lên án cuộc tấn công “đáng trách” của Nga vào Ukraine và nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “đe dọa hòa bình của toàn hành tinh”.

Romania giáp với Ukraine và là thành viên của NATO và Liên minh châu Âu. Tổng thống Romania Klaus Iohannis nói Nga “đã chọn con đường đáng trách và hoàn toàn bất hợp pháp là dùng bạo lực vũ trang chống lại một quốc gia độc lập và có chủ quyền”.

Ông Iohannis cho biết Romania, quốc gia có khoảng 19,5 triệu dân, sẵn sàng đối phó với những hậu quả kinh tế và nhân đạo mà cuộc xung đột có thể tạo ra.

Ông nhấn mạnh rằng Romania sẽ không bị lôi kéo vào cuộc xung đột quân sự ở Ukraine và cho biết chính quyền Romania sẽ thực hiện “tuyệt đối tất cả các biện pháp cần thiết” để đảm bảo an toàn cho công dân của mình.

(AP)

LHQ cảnh báo ‘hậu quả tàn khốc’, kêu gọi các nước láng giềng Ukraine mở rộng cửa biên giới đón người dân

Người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) vừa lên tiếng cảnh báo về “hậu quả tàn khốc” của hành động quân sự của Nga ở Ukraine và kêu gọi các nước láng giềng mở rộng cửa biên giới cho những người dân đang chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh.

Ông Filippo Grandi, Cao ủy LHQ về người tị nạn, đã đề cập đến “các báo cáo về thương vong và mọi người bắt đầu rời bỏ nhà cửa để tìm kiếm sự an toàn” mà không giải thích thêm chi tiết.

Ông cho biết trong một tuyên bố rằng UNHCR đã tăng cường hoạt động và năng lực ở Ukraine và các nước láng giềng, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

(AP)

Trung Quốc từ chối dùng từ Nga ‘xâm lược’, kêu gọi công dân ở Ukraine ở yên trong nhà

Trung Quốc từ chối gọi việc Nga đưa quân tấn công Ukraine là “xâm lược” và kêu gọi tất cả các bên hãy kiềm chế, đồng thời khuyên công dân của mình ở Ukraine nên ở yên trong nhà hoặc ít nhất nên cẩn thận khi để cờ Trung Quốc nếu như họ cần phải lái xe đi đâu.

“Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình mới nhất. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế để ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát”, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói.

Tại một cuộc họp báo thường nhật chật kín người ở Bắc Kinh, bà Hoa đã thu hút sự chú ý của các nhà báo khi nói về những hành động của Nga.

“Đây có lẽ là sự khác biệt giữa Trung Quốc và người phương Tây. Chúng tôi sẽ không vội vàng đi đến kết luận”, bà nói.

“Về định nghĩa của một cuộc xâm lược, tôi nghĩ chúng ta nên quay lại cách nhìn nhận tình hình hiện tại ở Ukraine. Vấn đề Ukraine có những bối cảnh lịch sử rất phức tạp khác đã kéo dài đến tận ngày nay. Nó có thể không phải là điều mà mọi người muốn thấy”.

Đọc thêm:

https://www.voatiengviet.com/a/6457218.html?nocache=1

Khu dân cư Ukraine tan hoang sau trận bom của Nga

No media source currently available

0:000:00:430:00
 Đường dẫn trực tiếp 

Xe tăng Ukraine di chuyển vào thành phố, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép một chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine, ở Mariupol, ngày 24/2/2022.
Xe tăng Ukraine di chuyển vào thành phố, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép một chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine, ở Mariupol, ngày 24/2/2022.

Ngọn lửa và khói bốc lên từ các mảnh vỡ của một ngôi nhà nhỏ sau trận pháo kích của Nga ở ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày 24/2/2022.
Ngọn lửa và khói bốc lên từ các mảnh vỡ của một ngôi nhà nhỏ sau trận pháo kích của Nga ở ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày 24/2/2022.

Các công nhân chuẩn bị chất các mảnh vỡ của tên lửa lên một chiếc xe tải sau trận pháo kích của Nga ở Kyiv, Ukraine, ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Các công nhân chuẩn bị chất các mảnh vỡ của tên lửa lên một chiếc xe tải sau trận pháo kích của Nga ở Kyiv, Ukraine, ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Các mảng radar bị hư hỏng và các thiết bị khác được nhìn thấy tại cơ sở quân sự Ukraine bên ngoài Mariupol, Ukraine, Thứ Năm, ngày 24/2/2022. Photo AP.
Các mảng radar bị hư hỏng và các thiết bị khác được nhìn thấy tại cơ sở quân sự Ukraine bên ngoài Mariupol, Ukraine, Thứ Năm, ngày 24/2/2022. Photo AP.

Radar bị hư hỏng, một phương tiện và thiết bị được nhìn thấy tại một cơ sở quân sự của Ukraine bên ngoài Mariupol, Ukraine, thứ Năm, ngày 24/2/2022.
Radar bị hư hỏng, một phương tiện và thiết bị được nhìn thấy tại một cơ sở quân sự của Ukraine bên ngoài Mariupol, Ukraine, thứ Năm, ngày 24/2/2022.

Nga nói đã phá hủy 74 cơ sở quân sự của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã phá hủy 74 cơ sở quân sự của Ukraine, bao gồm 11 căn cứ không quân.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh rằng các quân nhân Ukraine phải được đối xử “tôn trọng” và những người hạ vũ khí đầu hàng thì phải được bảo đảm an toàn.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận việc mất máy bay cường kích Su-25 là do “lỗi của phi công”.

(AP)

Ukraine nói Nga đang cố chiếm nhà máy hạt nhân Chernobyl

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết các lực lượng Nga đang cố chiếm nhà máy hạt nhân Chernobyl.

Đây là nhà máy đã xảy ra tai nạn hạt nhân kinh khủng nhất thế giới khi một lò phản ứng hạt nhân phát nổ vào tháng 4 năm 1986, phun ra chất thải phóng xạ khắp châu Âu.

Nhà máy hạt nhân Chernobyl cách thủ đô Kyiv 130 km (80 dặm) về phía bắc.

Lò phản ứng bị nổ trước đây đã được che phủ bởi một mái che bảo vệ để tránh rò rỉ phóng xạ, và toàn bộ nhà máy đã ngừng hoạt động.

Ông Zelenskyy nói trên trang Twitter rằng “những người giữ nhiệm vụ bảo vệ của chúng tôi đang cống hiến mạng sống của họ để thảm kịch năm 1986 sẽ không lặp lại”.

Ông nói thêm rằng “đây là một lời tuyên chiến chống lại toàn bộ châu Âu”.

(Theo AP)

Putin nói ‘bị buộc phải’ ra lệnh hành động quân sự ở Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông “buộc phải” ra lệnh thực hiện hành động quân sự ở Ukraine vì phương Tây từ chối đáp ứng các yêu cầu an ninh của Nga.

Phát biểu tại cuộc họp ở Điện Kremlin với các doanh nhân hôm 24/2, ông Putin nói rằng hành động quân sự là một “biện pháp bắt buộc” xuất phát từ những rủi ro an ninh gia tăng đối với Nga.

Ông nói ông rất ngạc nhiên trước sự “không khoan nhượng” của phương Tây đối với các yêu cầu an ninh của Moscow.

“Tôi rất ngạc nhiên vì họ không hề thay đổi một chút xíu nào đối với bất kỳ yêu cầu nào”, tổng thống Nga nói. “Họ đã khiến chúng tôi không có cơ hội để hành động khác đi.”

Đề cập đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây, ông Putin nói “Nga vẫn là một phần của nền kinh tế toàn cầu và sẽ không làm tổn hại đến hệ thống mà nó là một phần trong đó, miễn là nó vẫn còn ở đó”.

“Các đối tác của chúng tôi nên nhận ra điều đó và không đặt mục tiêu đẩy chúng tôi ra khỏi hệ thống”, ông nói trong một cảnh báo rõ ràng với phương Tây.

(Theo AP)

Ukraine mất quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân Chernobyl

Một cố vấn của Tổng thống Ukraine cho biết Ukraine đã mất quyền kiểm soát đối với nhà máy hạt nhân Chernobyl sau một trận chiến ác liệt. Nhà máy này đã ngừng hoạt động sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới vào tháng 4 năm 1986 khi Ukraine còn thuộc Liên Xô, khiến chất thải phóng xạ phun ra khắp châu Âu.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, cho biết tình trạng của các cơ sở của nhà máy, nơi lưu trữ chất thải hạt nhân, là không xác định.

Sau khi xảy ra thảm hoạ hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân của nhà máy hạt nhân Chernobyl đã được che phủ bởi một mái che bảo vệ để tránh rò rỉ phóng xạ.

Ông Podolyak nói sau “cuộc tấn công hoàn toàn vô nghĩa của người Nga theo hướng này, không thể nói rằng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl an toàn”.

Ông cáo buộc Nga có thể gây ra các hành động khiêu khích ở đó và mô tả tình hình là “một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với châu Âu hiện nay”.

(Theo AP)

Tổng thống Joe Biden ngày 24/2 tuyên bố thêm những chế tài gắt gao lên Nga sau khi Moscow mở cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine, áp đặt những biện pháp ngăn chặn khả năng của Nga giao thương với các tiền tệ chính trên thế giới cùng với những chế tài chống lại các ngân hàng và các công ty quốc doanh Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ tịch hiện tại của Liên minh châu Âu, tại cuộc họp báo về hành động xâm lược của Nga vào Ukraine
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ tịch hiện tại của Liên minh châu Âu, tại cuộc họp báo về hành động xâm lược của Nga vào Ukraine

EU nhất trí gói trừng phạt thứ hai nhằm vào Nga

Sau một cuộc họp kéo dài sáu giờ hôm 24/2, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã nhất trí về gói trừng phạt kinh tế và tài chính thứ hai nhằm vào Nga và thể hiện một mặt trận thống nhất.

Chủ tịch Hội đồng EU cáo buộc Nga sử dụng ‘những cái cớ giả tạo và những lý do tồi tệ’ để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine và nói rằng các biện pháp trừng phạt sẽ làm đau chính phủ Nga.

Các văn bản pháp lý cho các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ được hoàn thiện qua đêm và sẽ được đệ trình cho các bộ trưởng ngoại giao EU phê duyệt vào ngày 25/2.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết gói trừng phạt này bao gồm biện pháp nhắm vào 70% thị trường ngân hàng Nga và các công ty nhà nước chủ chốt.

Bà nói rằng ngành năng lượng của Nga cũng sẽ bị nhắm đến ‘bằng cách khiến Nga không thể nâng cấp các nhà máy lọc dầu’. Và sẽ có lệnh cấm bán phần mềm, chất bán dẫn và máy bay chở khách cho Nga.

(Theo AP)

Thủ tướng Úc: ‘Trung Quốc đang giúp Nga đường sống’

Thủ tướng Úc cáo buộc Trung Quốc giúp cho Nga đường sống bằng cách nới lỏng các hạn chế thương mại vào lúc phần lớn thế giới đang cố gắng ngăn chặn cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Thủ tướng Scott Morrison hôm 25/2 đã phản ứng trước tin tức trên tờ South China Morning Post rằng Trung Quốc đã tuyên bố mở cửa hoàn toàn đối với lúa mì nhập khẩu từ Nga.

Ông Morrison lưu ý rằng Úc, Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu và Nhật đang áp đặt các biện pháp chế tài đối với Nga, và nói rằng việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế thương mại ‘đơn giản là không thể chấp nhận được’.

Ông nói: “Anh không ném phao cứu sinh cho Nga vào lúc họ đang xâm lược một quốc gia khác”.

(Theo AP)

Người biểu tình đã xuống đường ở các quảng trường công cộng và bên ngoài đại sứ quán Nga ở các thành phố từ Tokyo đến Tel Aviv và New York hôm 24/2 để lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga – trong khi hơn một ngàn người biểu tình ở Nga đã bị bắt giữ.

(Theo Reuters)

Người dân Nga đổ ra đường ở thành phố Saint Petersburg, Russia, hôm 24/2, để phản đối hành động quân sự của Tổng thống Putin ở Ukraine
Người dân Nga đổ ra đường ở thành phố Saint Petersburg, Russia, hôm 24/2, để phản đối hành động quân sự của Tổng thống Putin ở Ukraine

Tổng thống Ukraine thề ở lại Kiev dù Nga ‘đang muốn bắt’ ông

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 25/2 thề sẽ ở lại Kiev trong lúc quân đội của ông chiến đấu với những kẻ xâm lược Nga đang tiến về thủ đô trong cuộc tấn công lớn nhất vào một quốc gia châu Âu kể từ Đệ nhị Thế chiến.

Các quan chức Mỹ và Ukraine cho biết Nga đặt mục tiêu chiếm Kiev và lật đổ chính phủ, mà ông Putin coi là con rối của Mỹ.

“Kẻ thù đã đánh dấu tôi là mục tiêu số một,” ông Zelenskiy cảnh báo trong một thông điệp video khi nhiều mặt trận báo cáo giao tranh ác liệt. “Gia đình tôi là mục tiêu số hai. Họ muốn tiêu diệt Ukraine về mặt chính trị bằng cách tiêu diệt người đứng đầu nhà nước”.

“Tôi sẽ ở lại thủ đô. Gia đình tôi cũng đang ở Ukraine”.

(Theo Reuters)

Một khu căn hộ bị hư hại nặng nề sau khi bị trúng tên lửa Nga trong đêm 24/2 ở thủ đô Kiev, Ukraine
Một khu căn hộ bị hư hại nặng nề sau khi bị trúng tên lửa Nga trong đêm 24/2 ở thủ đô Kiev, Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đe dọa dùng vũ khí hạt nhân nên nhớ là NATO cũng là một liên minh hạt nhân, Ngoại trưởng Pháp khuyến cáo, nhưng ông loại bỏ khả năng xảy ra một chiến dịch can thiệp quân sự do NATO lãnh đạo để bảo vệ Ukraine.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ đưa nghị quyết lên an Nga ra bỏ phiếu

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu vào ngày 25/2 về nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine ‘bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất’. Nghị quyết cũng yêu cầu Nga chấm dứt ngay lập tức cuộc xâm lược và rút toàn bộ quân ra khỏi Ukraine.

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng chính quyền Biden biết nghị quyết này sẽ bị Nga, một trong năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, phủ quyết, nhưng ông vẫn tin rằng đưa nghị quyết ra bỏ phiếu là điều rất quan trọng là để cho thấy sự cô lập của Nga trên trường quốc tế.

Quan chức này cho biết sau cuộc bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an sẽ có cuộc bỏ phiếu khác nhanh chóng ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc gồm 193 thành viên, nơi không nước nào có phủ quyết.

Dự thảo cuối cùng của nghị quyết tái khẳng định cam kết của Hội đồng Bảo an ‘đối với chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong biên giới được quốc tế công nhận’.

(Theo AP)

Tổng thống Pháp Macron điện đàm với ông Putin

Một quan chức tại văn phòng tổng thống Pháp nói với AP mục đích của cuộc điện đàm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin là yêu cầu Nga ngừng ngay lập tức các hoạt động quân sự.

Theo một quan chức ẩn danh tại Điện Elysee, ông Macron đã gọi điện cho ông Putin từ Brussels hôm 24/2 ngay trước khi bắt đầu cuộc họp khẩn cấp của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tập trung vào các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Quan chức này cho biết ông Macron đã thực hiện cuộc điện đàm sau khi tham khảo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Quan chức này nói ông Macron đã nhắc nhở ông Putin rằng ‘Nga phải đối mặt các lệnh trừng phạt khổng lồ’.

(Theo AP)

Ngoại trưởng Mỹ: ‘Putin còn nhắm đến các nước khác ngoài Ukraine’

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên kênh CBS rằng điều rõ ràng là Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắm mục tiêu xa hơn Ukraine và các nước khác cũng có thể nằm trong tầm ngắm của ông Putin.

“Không cần thông tin tình báo để biết chính xác đó là điều Tổng thống Putin muốn,” ông Blinken nói. “Ông ấy đã nói rõ rằng ông ấy muốn tái lập đế chế Liên Xô. Ngoài ra, ông muốn tái khẳng định phạm vi ảnh hưởng xung quanh các nước láng giềng vốn từng thuộc Liên Xô. Nếu chưa đến mức đó, ông ấy muốn đảm bảo tất cả các nước này phải trung lập bằng cách nào đó.”

Khi Nga phát động cuộc tấn công vào Ukraine, ông Putin đã cảnh báo nước nào cản đường họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng chưa từng thấy trong lịch sử, làm dấy lên lo ngại rằng ông đang đe dọa tấn công hạt nhân.

“Tôi không nằm trong đầu ông ấy để biết chính xác ông ấy muốn nói điều gì,” ông Blinken nói. “Chúng tôi đã chuẩn bị cho bất cứ con đường nào mà ông ấy muốn.”

Người dân trú ẩn ở trong một hầm chứa bom ở thủ đô Kiev hôm 25/2
Người dân trú ẩn ở trong một hầm chứa bom ở thủ đô Kiev hôm 25/2

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại phiên họp thượng đỉnh bất thường của EU ở Brussels hôm 25/2 để bàn về các biện pháp trừng phạt Nga
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại phiên họp thượng đỉnh bất thường của EU ở Brussels hôm 25/2 để bàn về các biện pháp trừng phạt Nga

TT Zelenskiy: Nga ‘cũng tấn công các mục tiêu dân sự’

Trong một diễn văn được quay lại được công bố vào sáng sớm ngày 25/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đến nay 137 thường dân và quân nhân đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược của Nga.

Ông Zelenskiy gọi họ là ‘anh hùng’ và cũng cho biết rằng có hàng trăm người khác bị thương.

Ông nói rằng mặc dù Nga tuyên bố họ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự, các địa điểm dân sự cũng đã bị tấn công. “Họ đang giết người và biến các thành phố yên bình thành các mục tiêu quân sự. Đó là điều xấu xa và sẽ không bao giờ được tha thứ,” ông nói.

Tổng thống cho biết tất cả lính biên phòng trên đảo Zmiinyi ở vùng Odesa đã thiệt mạng hôm 24/2. Lực lượng biên phòng Ukraine trước đó cho biết hòn đảo này đã bị phía Nga chiếm.

(AP)

‘Chiến hạm Nga – Go F… Yourself’

Toàn bộ 13 lính biên phòng trên đảo Zmiinyi (Đảo Rắn), một hòn đảo trên Biển Đen, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của quân đội Nga sẽ được truy tặng huân chương ‘Anh hùng Ukraine’, Tổng thống Ukraine Zelenskiy nói.

Trong một đoạn thu âm đã được xác minh về cuộc trao đổi giữa lính biên phòng Ukraine và lính Nga trên chiến hạm mà trong đó phía Nga kêu gọi lính Ukraine bỏ vũ khí và đầu hàng, lính biên phòng Ukraine đã có lời lẽ văng tục: ‘Chiến hạm Nga – Đ.M. tụi bây’.

Quân Nga đang áp sát Kiev

Quân đội Nga đang tiến gần đến ngoại ô thủ đô Kiev hôm 25/12 sau khi không kích vào các thành phố và căn cứ quân sự và triển khai quân và xe tăng từ ba phía.

Các vụ nổ vang lên trước khi trời sáng ở Kiev và tiếng súng sau đó được nghe thấy gần khu vực làm việc của chính phủ.

Quân đội Urkaine cho biết một nhóm gián điệp và phá hoại Nga đã được nhìn thấy ở một quận của Kiev cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc.

(Theo AP)

Hôm thứ Sáu 25/2, Trung Quốc vẫn giữ nguyên quan điểm của họ, từ chối gọi hành động của Nga ở Ukraine là một "cuộc xâm lược" hoặc chỉ trích Moscow mặc dù quân Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công ở Ukraine, đang dẫn đến thương vong ngày càng tăng.

Trung Quốc nhắc lại rằng họ tin tưởng vào việc phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, nhưng cũng nói thêm rằng họ hiểu là vấn đề Ukraine có bối cảnh lịch sử phức tạp và đặc thù.

"Chúng tôi hiểu những lo ngại chính đáng của Nga về các vấn đề an ninh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin nói với các phóng viên tại cuộc báo hàng ngày ở Bắc Kinh hôm 25/2.

Ông Wang cũng phản bác lại phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng bất kỳ quốc gia nào ủng hộ cuộc xâm lược của Nga sẽ bị "nhơ bẩn vì sự liên kết đó", đồng thời ông Wang cho rằng chính những quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác mới bị mất uy tín.

Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Úc và EU đã công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với Moscow cùng với các hình phạt đã áp dụng hồi đầu tuần này, bao gồm động thái của Đức nhằm ngăn chặn đường ống dẫn khí trị giá 11 tỷ đô la có điểm đầu là Nga.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có chuẩn bị tăng mua dầu của Nga để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU hay không, ông Wang nói: "Các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể làm việc tích cực để giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn". (Reuters)

Liên Hiệp Quốc cấp ngân quỹ 20 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho Ukraine, và dự kiến EU cũng sẽ cấp khoản viện trợ kinh tế trị giá 1,5 tỷ euro (1,68 tỷ đô la) cho Ukraine.

Nhật Bản, châu Âu, Úc, Đài Loan và các nước khác đang áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt mới, mạnh mẽ hơn chống Nga.

Đồng thời, nhiều lãnh đạo cấp cao nhất của các nước đã và đang lên án Nga.

Vào lúc binh lính Nga tràn vào và bom đạn Nga dội xuống Ukraine trong ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, các nhà lãnh đạo thế giới hôm Sáu 25/2 gọt giũa phản ứng của họ nhằm trừng phạt nền kinh tế Nga và các nhà lãnh đạo nước này, bao gồm cả những người thân tín của Tổng thống Vladimir Putin.

Tuy các nước nhận thức rõ ràng rằng khó có thể can thiệp quân sự, song hiện tại, sức mạnh, sự thống nhất và tốc độ của các biện pháp trừng phạt tài chính báo hiệu một quyết tâm ngày càng tăng trên toàn cầu nhằm khiến Moscow phải cân nhắc lại cuộc xâm lược của họ.

Không tham gia các biện pháp trừng phạt là Trung Quốc, một nước ủng hộ Nga mạnh mẽ.

(AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 25/2 rằng Nga sẵn sàng tổ chức hội đàm cấp cao với Ukraine, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.

Theo CCTV, ông Putin nói với ông Tập: “Hoa Kỳ và NATO từ lâu đã làm ngơ những quan ngại chính đáng về an ninh của Nga, liên tục từ chối cam kết và tiếp tục đẩy mạnh triển khai quân sự về phía đông, thách thức lợi ích chiến lược căn bản của Nga”.

Song ông Putin cũng nói thêm rằng: "Nga sẵn sàng tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao với Ukraine".

(Reuters)

Quân đội Nga hôm 25/2 tuyên bố họ mới giành quyền kiểm soát một sân bay ở ngay ngoại ô thủ đô Kyiv, giữa lúc các lực lượng Nga gây áp lực lên thủ đô Ukraine.

Thông tin kể trên chưa thể kiểm chứng độc lập được.

Nắm quyền kiểm soát sân bay ở Hostomel, nơi có đường băng dài cho phép máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh, cũng đồng nghĩa với việc Nga có thể không vận binh lính trực tiếp đến vùng ngoại ô của Kyiv.

Hostomel chỉ cách thành phố có 7 km về phía tây bắc.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Sáu 25/2 rằng lực lượng đổ bộ đường không Nga đã sử dụng 200 trực thăng hạ cánh xuống Hostomel và giết chết hơn 200 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt của Ukraine.

Konashenkov khẳng định phía quân Nga không có thương vong. Điều này trái ngược với tuyên bố của Ukraine rằng quân Nga đã chịu thương vong nặng nề trong các cuộc giao tranh ở đó.

(AP)

Ngoại trưởng của Luxembourg hôm 25/2 cho biết Liên hiệp châu Âu gồm 27 quốc gia hiện “hầu như thống nhất” về việc phong tỏa tài sản của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Lavrov.

Ngoại trưởng Jean Asselborn nói hôm 25/2 trước một cuộc họp của các ngoại trưởng EU để thảo luận về các biện pháp trừng phạt Nga rằng "Tôi nghĩ chúng tôi đang tiến rất gần đến một thỏa thuận" về các lệnh trừng phạt đối với hai ông Putin, Lavrov.

Các nhà lãnh đạo EU phần lớn đồng ý rằng hiện còn quá sớm để áp đặt lệnh cấm đi lại đối với hai ông Putin và Lavrov vì các kênh đàm phán vẫn cần được duy trì.

(AP)

Giáo hoàng Francis hôm 25/2 đã đến Đại sứ quán Nga tại Vatican để nêu quan ngại của ngài với đại sứ Nga về việc Nga xâm lược Ukraine, trong một hành động được xem là phá lệ nghi thức ngoại giao chưa từng có, theo Reuters.

Ông Matteo Bruni, Người phát ngôn Vatican, cho biết Giáo hoàng đã họp hơn nửa giờ ở đại sứ quán Nga.

Ông Bruni nói: “Ngài đã bày tỏ mối quan ngại của mình về cuộc chiến.” Tuy nhiên, ông Bruni từ chối cho biết chi tiết về chuyến thăm hoặc nội dung cuộc đối thoại này.

Giáo hoàng Francis hôm 23/2/2022.
Giáo hoàng Francis hôm 23/2/2022.

Hôm 25/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi quân đội Ukraine hãy lên nắm chính quyền ở đất nước của họ, một ngày sau khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraine, theo Reuters.

“Tôi một lần nữa kêu gọi các quân nhân của các lực lượng vũ trang Ukraine: không cho phép những người theo Chủ nghĩa Tân quốc xã và (những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine) sử dụng con cái, vợ và người lớn tuổi làm lá chắn”, ông Putin nói tại cuộc họp trên truyền hình với hội đồng an ninh Nga.

“Hãy tự mình lên nắm quyền, chúng ta sẽ dễ dàng đạt được thỏa thuận hơn”, ông nói thêm.

Ông Putin nói thêm rằng các quân nhân Nga ở Ukraine đã hành động “dũng cảm, chuyên nghiệp và anh hùng”.

Úc áp đặt trừng phạt đối với tất cả 339 thành viên Quốc hội Nga

Australia vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tất cả 339 thành viên của Quốc hội Nga và đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov vì việc Nga xâm lược Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia, Marise Payne, hôm thứ Bảy (26/2) cũng công bố các lệnh trừng phạt đối với tám nhà tài phiệt Nga thân cận với ông Putin.

Australia cũng đang thực hiện các bước để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính phủ Belarus, những người đã hỗ trợ cho cuộc xâm lược Ukraine.

Ngoại trưởng Payne cho biết bà đang làm việc với cơ quan của mình về việc theo gương các đồng minh phương Tây trong việc trừng phạt ông Putin.

“Đây là một bước đặc biệt trong việc xử phạt lãnh đạo, nhưng đây là một tình huống đặc biệt”, bà Payne nói.

(Theo AP)

Nga tuyên bố chiếm được thành phố Melitopol

Hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin hôm 26/2 rằng các lực lượng Nga đã chiếm được thành phố Melitopol, miền đông nam Ukraine, giữa bối cảnh Moscow đang tiến hành các cuộc tấn công tên lửa hành trình và pháo binh phối hợp vào rất nhiều thành phố của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv.

(Theo Reuters)

Máy bay vận tải quân sự thứ hai của Nga bị bắn rơi

Một máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76 thứ hai của Nga đã bị bắn rơi gần Bila Tserkva, cách Kyiv 50 dặm (85 km) về phía nam, theo lời hai quan chức Mỹ am tường về tình hình thực địa ở Ukraine cho biết.

Hôm thứ Sáu (25/2), quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn rơi một máy bay vận tải quân sự của Nga có lính dù trên máy bay.

Theo một tuyên bố từ Bộ Tổng tham mưu quân đội, chiếc máy bay vận tải hạng nặng Il-76 đầu tiên đã bị bắn rơi gần Vasylkiv, một thành phố cách Kyiv 25 dặm về phía nam. Quân đội Nga cho đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận gì về cả hai vụ trên, và hiện chưa thể xác minh ngay lập tức tính xác thực của các tường thuật thông tin.

(Theo AP)

Internet ở Ukraine bị gián đoạn khi quân đội Nga tiến công

Kết nối Internet ở Ukraine đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xâm lược của Nga, đặc biệt là ở các khu vực phía nam và phía đông của đất nước, nơi giao tranh diễn ra nặng nề nhất, đài quan sát mạng Internet NetBlocks cho biết hôm 26/2.

Kết nối của GigaTrans, nhà cung cấp internet chính của Ukraine, đã giảm xuống mức dưới 20% so với bình thường, trước khi trở lại mức cao hơn vào đầu giờ sáng thứ Sáu, NetBlocks cho biết.

Alp Toker, giám đốc NetBlocks, nói với Reuters: “Mặc dù không có sự cố mất điện trên quy mô quốc gia, nhưng rất ít thông tin được nghe từ các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Và đối với những nơi khác, mọi người luôn sợ rằng khả năng kết nối có thể trở nên tồi tệ bất cứ lúc nào, cắt đứt họ với bạn bè và gia đình”.

Các mạng viễn thông của Ukraine bị gián đoạn có thể ảnh hưởng đến các nhóm dân phòng đang được huy động để bảo vệ các thành phố của họ, ông cho biết thêm.

Trong khi đó, các quan chức Ukraine tiết lộ thêm thông tin về một hoạt động gián điệp mạng bị cáo buộc của Belarus mà họ cho là nhằm vào các tài khoản email cá nhân thuộc các lực lượng của Kyiv.

Trong một bài đăng trên Facebook, Nhóm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính của Ukraine cho biết các tin tặc không chỉ nhắm mục tiêu vào người Ukraine mà còn cả người Ba Lan, Nga và Belarus - bao gồm một số tổ chức truyền thông Belarus.

Các email được gửi đến đại sứ quán Belarus ở London đã không hề được phản hồi.

(Theo Reuters)

Tổng thống Ukraine tái khẳng định quân đội sẽ kiên cường chống xâm lược Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy vừa đưa ra lời đảm bảo mới rằng quân đội của nước này sẽ kiên cường đứng vững trước cuộc xâm lược của Nga.

Trong một đoạn video được ghi lại trên đường phố ở trung tâm thành phố Kyiv, ông Zelenskyy nói rằng ông vẫn chưa rời thủ đô và bác bỏ những tuyên bố nói rằng quân đội Ukraine sẽ hạ vũ khí đầu hàng.

“Chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước”, ông Zelenskyy nói. “Vũ khí của chúng tôi là lẽ phải, và lẽ phải của chúng tôi chính là non sông, đất nước, con cái của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ bảo vệ tất cả những điều đó”.

(Theo AP)

Cố vấn Tổng thống Ukraine nói quân đội chống đỡ thành công các cuộc tấn công của Nga

Một cố vấn của tổng thống Ukraine cho biết giao tranh đang diễn ra dữ dội ở thủ đô và miền nam của đất nước, và quân đội Ukraine đang chống đỡ thành công các cuộc tấn công của Nga.

Cố vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết hôm 26/2 rằng các nhóm nhỏ của lực lượng Nga đã cố gắng xâm nhập vào Kyiv và giao tranh với quân đội Ukraine.

Ông Podolyak nói Nga muốn giành quyền kiểm soát thủ đô Ukraine và tiêu diệt lãnh đạo của Ukraine, nhưng ông nói rằng quân đội Nga đã không đạt được bất kỳ bước tiến nào, và các lực lượng Ukraine đang kiểm soát tình hình ở Kyiv.

Ông cho biết các lực lượng Nga cũng đang tập trung vào phía nam, nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh dữ dội ở Kherson, ngay phía bắc Crimea và ở các cảng của Biển Đen là Mykolaiv, Odessa và xung quanh Mariupol.

Ông nói Nga xem việc chiếm lấy miền nam là một ưu tiên, nhưng họ đã không đạt được bất kỳ bước tiến đáng kể nào.

“Ukraine không chỉ đơn giản là cầm cự được., mà Ukraine đang chiến thắng”, ông Podolyak nói trong một cuộc họp báo.

(Theo AP)

198 người Ukraine thiệt mạng, hơn 1.000 người khác bị thương

Bộ trưởng Y tế Ukraine vừa cho biết 198 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương trong cuộc tấn công của Nga.

Bộ trưởng Y tế Viktor Lyashko cho biết hôm 26/2 rằng trong số những người thiệt mạng có 3 trẻ em. Thông báo của ông không cho biết rõ số người thiệt mạng trên gồm bao nhiêu binh sĩ và thường dân.

Ông Lyashko cho biết thêm rằng có 1.115 người khác, trong đó có 33 trẻ em, đã bị thương trong cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu vào ngày 24/2 với các cuộc không kích và tên lửa lớn cùng với quân đội đổ bộ vào Ukraine từ các phía bắc, đông và nam.

(Theo AP)

Thị trưởng Kyiv tăng thêm thời gian giới nghiêm

Thị trưởng thủ đô Ukraine đang áp đặt lệnh giới nghiêm tăng cường giữa lúc quân đội Nga tấn công thành phố.

Thị trưởng Vitaly Klitschko cho biết trên Telegram rằng lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài từ 5 giờ chiều cho đến 8 giờ sáng, và “tất cả thường dân ở trên đường phố trong thời gian giới nghiêm sẽ bị coi là thành viên của các nhóm phá hoại và do thám của kẻ thù”.

Lệnh giới nghiêm trước đó được áp dụng cách đây hai ngày, từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng.

(Theo AP)

Tổng thống Biden chấp thuận 350 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải ngân 350 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ukraine vào ngày thứ Sáu trong khi nước này đang chiến đấu để đẩy lùi một cuộc xâm lược của Nga.

Trong một bản ghi nhớ gửi cho Ngoại trưởng Antony Blinken, ông Biden chỉ đạo khoản tiền 350 triệu đôla, vốn được phân bổ thông qua Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài, cung cấp cho Ukraine để hỗ trợ quốc phòng.

Quân đội Nga được lệnh mở rộng tiến công Ukraine ‘từ mọi hướng’

Quân đội Nga đã được lệnh mở rộng cuộc tiến công ở Ukraine "từ mọi hướng," sau khi Ukraine từ chối tổ chức các cuộc đàm phán tại Belarus, Bộ Quốc phòng Nga nói trong một phát biểu ngày thứ Bảy.

“Sau khi phía Ukraine bác bỏ tiến trình đàm phán, hôm nay tất cả các đơn vị đã được lệnh phát triển mũi tiến công từ mọi hướng phù hợp với kế hoạch của chiến dịch,” phát ngôn viên quân đội Nga Igor Konashenkov cho biết trong một phát biểu.

Tin nói Đức chấp thuận súng phóng lựu chống tăng cho Ukraine

Trong một sự đảo ngược lập trường bất ngờ, Đức đã chấp thuận chuyển giao súng phóng lựu chống tăng cho Ukraine, AFP loan tin dẫn một nguồn từ chính phủ nước này.

"Với cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine, chính phủ sẵn sàng cung cấp những khí tài khẩn cấp cần thiết cho việc phòng vệ Ukraine," nguồn tin nói trong một phát biểu.

Báo POLITICO dẫn lời hai quan chức EU cho biết Đức đã ủy quyền cho Hà Lan gửi cho Ukraine 400 súng phóng lựu chống tăng phản lực để hỗ trợ cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nga. Bước đi này được nói là đánh dấu sự thay đổi đột ngột trong chính sách quân sự của Berlin giữa áp lực từ các đồng minh EU và NATO

Cho đến tận ngày thứ Bảy, Đức vẫn nhất quyết duy trì một lập trường lâu đời là không cho phép vũ khí sát thương mà nước này kiểm soát được chuyển vào khu vực xung đột, theo POLITICO.

Đức Giáo hoàng gọi điện thoại cho Tổng thống Ukraine, bày tỏ ‘nỗi đau sâu sắc’

Đại sứ quán Ukraine tại Vatican cho biết Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện qua điện thoại vào thứ Bảy với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Đại sứ quán viết trên Twitter rằng "Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi đau sâu sắc nhất của mình đối với những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở đất nước chúng ta."


Ông Zelenskyy sau đó viết trên Twitter rằng ông cảm ơn Đức Giáo hoàng đã "cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine và ngừng bắn. Người dân Ukraine cảm nhận được sự ủng hộ tinh thần của Đức Ngài."

Đức Giáo hoàng, người đã nhiều lần gọi chiến tranh là điên rồ, đã chỉ định ngày 2 tháng 3, tức Thứ Tư Lễ Tro, là ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình.

Phương Tây giáng thêm chế tài nặng nề vào Nga

Các nhà lãnh đạo của Ủy hội Châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada, và Mỹ - trong cú giáng nặng nề nhất từ trước tới giờ nhắm vào Nga - đã đạt đồng thuận cắt đứt kết nối của một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế SWIFT.

Các biện pháp cũng bao gồm ngăn cản Ngân hàng Trung ương Nga huy động nguồn dự trữ quốc tế nhằm giảm nhẹ tác động của chế tài.

Trong khi đó, các ngân hàng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc đang hạn chế việc cho vay để mua nguyên liệu thô từ Nga do lo ngại các chế tài thứ cấp.

Nga giờ là ‘kẻ bị ruồng rẫy về kinh tế và tài chính toàn cầu'

Các chế tài nặng nề chưa từng thấy của phương Tây nhằm cắt đứt các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống toàn cầu và gây khó khăn cho ngân hàng trung ương của nước này sẽ khiến Moscow trở thành "kẻ bị ruồng rẫy" về tài chính với đồng ruble "rơi tự do," một quan chức cao cấp của Mỹ nói ngày thứ Bảy, theo AFP.

“Nga đã trở thành kẻ bị ruồng rẫy về kinh tế và tài chính toàn cầu,” quan chức này nói, và ngân hàng trung ương Nga hiện “không thể chống đỡ được đồng ruble.”

"Chỉ có Putin mới có thể quyết định ông ta sẵn sàng chịu thêm bao nhiêu tổn hại nữa," quan chức này cho biết thêm rằng một lực lượng đặc nhiệm sẽ "săn lùng" "du thuyền, máy bay riêng, xe sang và biệt phủ" của các nhà tài phiệt Nga.

LHQ: Ít nhất 64 thường dân thiệt mạng trong chiến sự ở Ukraine

Liên Hợp Quốc cho biết họ đã xác nhận ít nhất 240 thương vong dân sự, bao gồm ít nhất 64 người thiệt mạng, trong cuộc giao tranh ở Ukraine nổ ra kể từ cuộc xâm lược của Nga hôm thứ Năm - mặc dù họ tin rằng "con số thực tế cao hơn đáng kể" vì nhiều báo cáo về thương vong vẫn chưa được xác nhận.

Văn phòng Điều phối Sự vụ Nhân đạo của LHQ (OCHA) truyền đạt con số này vào cuối ngày thứ Bảy từ văn phòng nhân quyền của LHQ, nơi có các phương pháp luận và quy trình xác minh nghiêm ngặt về thương vong do xung đột.

OCHA cũng cho biết thiệt hại về cơ sở hạ tầng dân sự đã khiến hàng trăm ngàn người không thể sử dụng điện hoặc nước, và trình ra bản đồ “các tình huống nhân đạo” ở Ukraine - chủ yếu ở miền bắc, đông và nam Ukraine.

Văn phòng nhân quyền trước đó vào đầu ngày thứ Sáu báo cáo con số thống kê ban đầu ít nhất là 127 thương vong dân sự - 25 người thiệt mạng và 102 người bị thương - chủ yếu là do các pháo kích và không kích.

Các cơ sở dầu khí ở Ukraine bị cháy

Các quan chức Ukraine hôm 27/2 cho biết các lực lượng Nga đã tấn công các cơ sở dầu khí ở Ukraine, gây ra những vụ nổ lớn, theo Reuters.

Các mục tiêu tấn công bằng tên lửa của Nga bao gồm một bến dầu bốc cháy ở Vasylkiv, phía tây nam của Kyiv, thị trưởng của thị trấn cho biết. Các tin trên mạng cho thấy các vụ nổ đã thổi những ngọn lửa lớn và khói đen cuồn cuộn lên bầu trời đêm.

Cũng có tin tức về giao tranh ác liệt gần thành phố thứ hai của Ukraine, Kharkiv, ở phía đông bắc, nơi quân đội Nga cho nổ một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, một cơ quan nhà nước Ukraine cho biết.

Thị trưởng thành phố Vasylkiv, Natalia Balasinovich nói: “Kẻ thù muốn phá hủy mọi thứ.

Lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở tỉnh Luhansk, miền Đông nước này cho biết một tên lửa của Ukraine đã làm nổ một bến dầu ở thị trấn Rovenky.

(theo Reuters)

150.000 người Ukraine chạy lánh nạn

LHQ vừa cho biết việc Nga xâm lược Ukraine có thể khiến khoảng 4 triệu người Ukraine phải rời bỏ đất nước của họ, dẫn đến một trong những cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất ở châu Âu trong hơn 70 năm qua.

Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn Filippo Grandi, tính đến sáng 26/2, hơn 150.000 người Ukraine đã sang các nước láng giềng, với ước tính khoảng 75.000 người sang Ba Lan.

Theo AP, dòng xe ô tô tại cửa khẩu Medyka, Ba Lan-Ukraine kéo dài đến 15 km.

Những người tị nạn chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già vì hồi đầu tuần này Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ra lệnh cấm những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ rời khỏi đất nước.

(theo Reuters và AP)

Một phụ nữ tìm kiếm những món đồ hữu ích trong số quần áo được quyên góp sau khi bà và các con chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và vượt qua biên giới ở Medyka, Ba Lan vào ngày 27/2/2022.
Một phụ nữ tìm kiếm những món đồ hữu ích trong số quần áo được quyên góp sau khi bà và các con chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và vượt qua biên giới ở Medyka, Ba Lan vào ngày 27/2/2022.

Quân đội Nga tiến vào Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine

Giao tranh trên đường phố nổ ra vào sáng ngày 27/2 ở Kharkiv khi quân đội Nga tràn vào thành phố lớn thứ hai của Ukraine, theo một quan chức khu vực, sau một làn sóng tấn công ở những nơi khác nhằm vào các sân bay và cơ sở nhiên liệu dường như đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc xâm lược đã bị chậm lại bằng sự chống trả quyết liệt, theo AP.

Quân đội Nga đã tiếp cận thành phố Kharkiv, cách biên giới với Nga khoảng 20 km về phía nam, ngay sau khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược Ukraine hôm 24/2.

Ông Oleh Sinehubov, người đứng đầu chính quyền khu vực Kharkiv cho biết, quân đội Nga đã tiến vào thành phố này và bị lực lượng Ukraine giao tranh vào sáng ngày 27/2.

(theo AP)

Hơn 43.000 người Ukraine đã vào Romania kể từ khi Nga xâm lược

Hơn 43.000 người Ukraine đã chạy sang Romania lánh nạn trong ba ngày qua kể từ khi Nga xâm lược Ukraine bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, dữ liệu của cảnh sát biên giới cho biết hôm 27/2.

Những người tản cư Ukraine đã vào Romania thông qua bốn trạm kiểm soát biên giới trên bộ với Ukraine, nhưng cũng thông qua các trạm kiểm soát với Moldova. Hàng nghìn người trong số họ đã rời khỏi Ukraine trên đường đến Bulgaria và Hungary.

(theo Reuters)

Ukraine từ chối chọn Belarus làm địa điểm cho các cuộc đàm phán

Tổng thống Ukraine nói rằng đất nước của ông đã sẵn sàng cho các cuộc hòa đàm với Nga nhưng không phải ở Belarus, nơi là cứ địa cho cuộc xâm lược kéo dài 3 ngày qua của Moscow, theo AP.

Phát biểu trong một thông điệp video hôm 27/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã chỉ định Warsaw, Bratislava, Istanbul, Budapest hoặc Baku là những địa điểm thay thế. Ông cho biết các địa điểm khác cũng có thể thực hiện được nhưng nói rõ rằng Ukraine không chấp nhận việc Nga lựa chọn Belarus.

Điện Kremlin hôm 27/2 cho biết một phái đoàn Nga đã đến thành phố Homel của Belarus để hội đàm với các quan chức Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phái đoàn bao gồm các quan chức quân sự và nhà ngoại giao.

Ông Peskov nói: “Phái đoàn Nga đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán, và chúng tôi đang đợi những người Ukraine”.

(theo AP)

Quan chức Ukraine: Quân đội Nga đã tiến vào thành phố Kharkiv

Các lực lượng Ukraine đã chiến đấu với quân đội Nga trên các đường phố của thành phố Kharkiv, đông bắc Ukraine hôm 27/2, thống đốc khu vực cho biết.

“Các phương tiện hạng nhẹ của kẻ thù Nga đã đột nhập vào Kharkiv, bao gồm cả trung tâm thành phố”, Thống đốc Oleh Sinegubov cho biết. “Các lực lượng vũ trang của Ukraine đang tiêu diệt kẻ thù. Chúng tôi yêu cầu dân thường không ra ngoài”.

Video do ông Anton Herashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ, và cơ quan thông tin nhà nước Ukraine công bố cho thấy một số phương tiện quân sự hạng nhẹ di chuyển dọc một con phố và riêng một chiếc xe tăng bị bốc cháy.

Một nhân chứng của Reuters ở thành phố Kharkiv cho biết có thể nhìn thấy binh lính Nga và xe bọc thép ở các khu vực khác nhau của thành phố và có thể nghe thấy tiếng súng nổ.

(Theo Reuters)

LHQ: Hơn 200.000 người đã bỏ trốn khỏi Ukraine

Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc cho biết con số mới nhất người Ukraine tản cư đến các nước láng giềng hiện đã vượt quá 200.000 người.

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho biết trên Twitter rằng con số những người chạy trốn khỏi quân đội Nga xâm lược liên tục thay đổi và một bản cập nhật khác sẽ được ban hành vào cuối ngày 27/2.

Ước tính của cơ quan vào ngày 26/2 là ít nhất 150.000 người đã trốn khỏi Ukraine để đến Ba Lan và các quốc gia khác bao gồm Hungary và Romania.

Chính phủ Ba Lan cho biết hôm 26/2 rằng hơn 100.000 người Ukraine đã vượt qua biên giới Ba Lan-Ukraine chỉ trong 48 giờ qua.

(theo AP)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy phát biểu qua video hôm 27/2/2022.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy phát biểu qua video hôm 27/2/2022.


Tổng thống Ukraine: Nga nên bị loại khỏi Hội đồng Bảo an LHQ

Hôm 27/2, Tổng thống Ukraine nói rằng Nga nên bị loại khỏi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sau cuộc xâm lược đất nước của ông.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một thông điệp video hôm Chủ nhật rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine giống như một hành động diệt chủng, nói rằng “Nga đã đi theo con đường xấu xa và thế giới nên tước bỏ ghế Hội đồng Bảo an LHQ của Nga.”

Nga là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, trao cho họ quyền phủ quyết đối với các nghị quyết của hội đồng.

Ông Zelenskyy nói rằng các cuộc tấn công của Nga vào các thành phố của Ukraine nên được tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế điều tra và tố cáo cuộc xâm lược này của Nga là “khủng bố nhà nước”.

(theo AP)

Ngoại trưởng Anh: ông Putin có thể dùng vũ khí hóa học, sinh học để đánh bại Ukraine

Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm 27/2 nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sử dụng “những phương tiện xấu nhất”, bao gồm cả vũ khí hóa học hoặc sinh học bị cấm, để đánh bại Ukraine.

Bà Truss nói với hãng tin Sky News: “Tôi kêu gọi người Nga không leo thang cuộc xung đột này nhưng chúng tôi cần chuẩn bị cho việc Nga tìm cách sử dụng những vũ khí tồi tệ hơn”.

Bà cho biết Tòa án Hình sự Quốc tế đang theo dõi các sự kiện ở Ukraine, và rằng ông Putin và chính phủ Nga sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng” nếu họ phạm tội ác chiến tranh.

(theo AP)

EU họp bàn tìm cách hỗ trợ người tị nạn Ukraine

Hôm 27/2, các bộ trưởng nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp để thảo luận khẩn cấp về cách đối phó với dòng người tị nạn từ Ukraine khi hàng chục nghìn người chạy qua biên giới sang Ba Lan, Hungary, Romania và các nơi khác.

Tại cuộc họp ở Brussels, các bộ trưởng sẽ xem xét các cách để người dân trú ẩn, cách quản lý các thách thức an ninh mà cuộc xung đột đặt ra đối với các biên giới bên ngoài của EU và loại hỗ trợ nhân đạo nào có thể được cung cấp cho Ukraine.

(theo AP)

LHQ: 368.000 người đã rời Ukraine để lánh nạn

Cơ quan tị nạn của LHQ cho biết số người Ukraine mới nhất đến các nước láng giềng là 368.000 người và con số này còn tiếp tục tăng.

Thông tin cập nhật từ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn hôm 27/2 tăng hơn gấp đôi so với ước tính một ngày trước, khi ấy cho biết ít nhất 150.000 người đã trốn khỏi Ukraine đến Ba Lan và các quốc gia khác bao gồm Hungary và Romania.

Người phát ngôn Chris Meizer cho biết trên Twitter rằng dòng xe tại ngã ba Ba Lan-Ukraine dài 14 km và những người chạy trốn - chủ yếu là phụ nữ và trẻ em - đã phải chờ đợi lâu trong đêm qua dưới thời tiết giá lạnh.

(theo AP)

Thêm Áo và Ý đóng cửa không phận đối với máy bay Nga

Áo và Ý đang gia nhập danh sách các quốc gia châu Âu đóng cửa không phận của họ đối với tất cả các máy bay Nga khi phương Tây gia tăng sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã ra lệnh xâm lược Ukraine.

Một số quốc gia châu Âu khác, bao gồm Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovenia, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania và Luxembourg cũng đã tuyên bố đóng cửa không phận của họ đối với máy bay Nga.

(theo AP)

Điện Kremlin: Israel đề nghị làm trung gian hòa giải

Điện Kremlin cho biết Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã đề nghị giúp làm trung gian hòa giải để chấm dứt chiến sự ở Ukraine.

Điện Kremlin cho biết Bennett đã nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc điện đàm hôm 27/2 rằng Israel sẵn sàng đóng vai trò hòa giải. Điện Kremlin không cho biết liệu nhà lãnh đạo Nga có chấp nhận lời đề nghị hay không.

Điện Kremlin cho biết ông Putin nói với Bennet rằng Nga đã cử một phái đoàn tới Gomel ở miền nam Belarus để tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với các quan chức Ukraine, những người đã từ chối đến đó.

Các quan chức Ukraine mô tả động thái của Nga là một “sự thao túng”, nói rõ rằng Ukraine chưa đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán ở Belarus.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nhấn mạnh sự sẵn sàng của đất nước đối với các cuộc đàm phán hòa bình nhưng nói rằng họ không thể được tổ chức tại Belarus, đồng minh của Moscow, quốc gia cho phép Nga sử dụng lãnh thổ của mình làm bàn đạp cho cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu từ hôm 24/2.

(theo AP)

TT Zelenskiy: Ukraine và Nga đồng ý đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết

Các quan chức Ukraine và Nga sẽ gặp nhau để đàm phán tại một địa điểm trên biên giới giữa Belarus và Ukraine, văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm Chủ nhật.

Đây là cuộc đàm phán đầu tiên kể từ khi Nga mở cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào tuần trước.

Cuộc đàm phán sẽ được tổ chức mà không có điều kiện tiên quyết và là kết quả của cuộc điện đàm giữa ông Zelenskiy và Tổng thống Belarus, ông Zelenskiy cho biết.

"Chúng tôi nhất trí rằng phái đoàn Ukraine sẽ gặp phái đoàn Nga trên biên giới Ukraine - Belarus, gần sông Pripyat, mà không có điều kiện tiên quyết nào", ông nói trong một tuyên bố.

[Reuters]

Đan Mạch nói mở rộng cửa cho người tị nạn Ukraine

Bộ trưởng Nhập cư Đan Mạch Mattias Tesfaye cho biết Đan Mạch đã sẵn sàng cung cấp nơi trú ngụ cho những người Ukraine đang chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

"Chúng tôi có 13.000 công dân Ukraine đang sống ở Đan Mạch. Tôi biết rằng một số người muốn rời Ukraine muốn sống với gia đình và bạn bè của họ ở Đan Mạch", ông nói với các phóng viên khi đến dự cuộc họp đặc biệt với những người đồng cấp EU ở Brussels để thảo luận về cuộc khủng hoảng.

"Tôi đã cho thấy rất rõ ràng rằng cánh cửa của Đan Mạch đang mở và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ”.

[Reuters]

Cho đến nay, ít nhất 300.000 người tị nạn Ukraine đã vào lãnh thổ EU và khối này cần chuẩn bị cho số lượng người đến lớn hơn nữa, Ủy viên Nội vụ EU Ylva Johansson cho biết hôm Chủ nhật.

"Tôi tự hào về cách các công dân châu Âu ở biên giới đang thể hiện tình đoàn kết cụ thể với những người Ukraine đang chạy trốn cuộc chiến tranh khốc liệt, khủng khiếp này", bà nói với các phóng viên khi đến dự một cuộc họp đặc biệt của các bộ trưởng nội vụ EU ở Brussels để thảo luận về hậu quả của cuộc chiến ở Ukraina.

Bà cho biết sẽ công bố một chính sách đoàn kết tại cuộc họp để hỗ trợ những người Ukraine chạy trốn khỏi đất nước của họ cũng như các nước EU bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những người tị nạn tại thời điểm này.

[Reuters]

NATO và Mỹ lên tiếng sau khi TT Putin đặt lực lượng hạt nhân trong tình trạng cảnh giác cao

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm Chủ nhật rằng động thái của Tổng thống Vladimir Putin, đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng cảnh giác cao, là điều nguy hiểm và vô trách nhiệm, đồng thời làm tình hình nghiêm trọng hơn.

"Đây là một tuyên bố nguy hiểm. Đây là một hành vi vô trách nhiệm. Và tất nhiên khi ta kết hợp tuyên bố này với những gì họ đang làm trên thực địa ở Ukraine - tiến hành cuộc chiến chống lại một quốc gia độc lập, có chủ quyền, tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine - điều này càng làm tăng thêm tính nghiêm trọng của tình hình ”, ông Stoltenberg nói trên chương trình “State of the Union” của CNN.

Trong khi đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói hôm Chủ nhật rằng động thái của ông Putin là một phần trong phương thức tạo ra các mối đe dọa để Moscow biện minh cho hành động gây hấn.

"Chúng tôi đã chứng kiến ông ấy làm điều này hết lần này đến lần khác. Chưa bao giờ Nga bị NATO đe dọa, bị Ukraine đe dọa", bà Psaki nói trên chương trình "This week" của kênh ABC.

"Tất cả đều là phương thức của Tổng thống Putin và chúng tôi sẽ chống lại điều đó. Chúng tôi có khả năng tự bảo vệ mình, nhưng chúng tôi cũng cần chỉ ra những gì chúng tôi đang thấy ở đây từ Tổng thống Putin".

Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ cho Ukraine, bà Psaki nói. Bà cũng cho biết rằng Washington cũng không loại trừ các biện pháp trừng phạt nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Nga.

Bà Psaki nói: “Chúng tôi không loại bỏ điều đó, nhưng chúng tôi cũng muốn làm điều đó và đảm bảo rằng chúng tôi giảm thiểu tác động đến thị trường toàn cầu và thực hiện nó một cách thống nhất”.

[Reuters]

Hãng hàng không Ukraine International Airlines hôm Chủ nhật cho biết sẽ kéo dài thời gian tạm dừng các chuyến bay đến ngày 23 tháng 3 vì việc đóng không phận Ukraine đối với hàng không dân dụng.

Hãng hàng không lớn nhất của Ukraine đã ngừng hoạt động kể từ ngày 24 tháng 2 sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Nga nhắm mục tiêu vào các sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng khác, khiến chính phủ ở thủ đô Kyiv ban hành thiết quân luật và đóng không phận.

"Hiện tại, hành khách của các chuyến bay bị hủy có thể tận dụng việc thay đổi ngày bay miễn phí đối với vé chưa sử dụng", UIA cho biết trong một thông báo.

Hãng này nói rằng việc hoàn tiền theo các quy định của hãng sẽ có thể được tiến hành từ ngày 26 tháng 3 năm 2022.

[Reuters]

Việc Nga xâm lược Ukraine sẽ được tranh luận sôi nổi trong phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc kéo dài 5 tuần, bắt đầu vào thứ Hai.

Các nguyên thủ quốc gia và các chức sắc khác đại diện cho hơn 140 quốc gia sẽ phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong ba ngày tới.

Cuộc họp cấp cao này sẽ bắt đầu bằng việc xem xét yêu cầu từ Ukraine nhằm tổ chức một cuộc tranh luận khẩn cấp về “tình hình nhân quyền ở Ukraine xuất phát từ sự xâm lược của Nga”.

Chủ tịch hội đồng, Đại sứ Argentina Federico Villegas, nói với các nhà báo ở Geneva rằng một cuộc tranh luận khẩn cấp có thể diễn ra ngay sau khi cơ quan gồm 47 thành viên quyết định làm như vậy.

“Và phải đưa ra quyết định theo các quy tắc thủ tục, đó là đồng thuận hoặc biểu quyết với đa số phiếu thuận so với phiếu chống… Chúng tôi đã có lần gần đây nhất, tôi chắc chắn rằng quý vị còn nhớ năm 2020, khi Belarus là một cuộc tranh luận khẩn cấp, và việc giết chết George Floyd cũng là một cuộc tranh luận khẩn cấp”, ông nói.

Trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Giám đốc Điều hành Tổ chức Human Rights Watch Kenneth Roth cho biết ông hy vọng hội đồng sẽ giải quyết ngay vấn đề này nếu chiến tranh nổ ra, lưu ý rằng hội đồng có đủ năng lực để giúp ngăn chặn tội ác chiến tranh.

“Về Ukraine, tôi không thấy nhiệm vụ của hội đồng là cố gắng ngăn chặn một cuộc chiến. Đó là [nhiệm vụ của] Hội đồng Bảo an. Nhưng nếu chiến tranh nổ ra, hội đồng thực sự là địa điểm hàng đầu để giải quyết hệ quả chiến tranh và… nếu có tội ác chiến tranh quy mô lớn thì vai trò của hội đồng là chỉ ra những tội ác chiến tranh với mục đích ngăn chặn chúng,” ông nói.

[VOA News]

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Các lãnh đạo tài chính G7 sắp thảo luận về xung đột ở Ukraine

Các nhà lãnh đạo tài chính từ các nền dân chủ phương Tây G7 sẽ gặp nhau vào thứ Ba để thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine và các khả năng viện trợ cho nước này, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết hôm Chủ nhật.

Một nguồn thạo tin về kế hoạch thảo luận cũng nói với Reuters rằng các bộ trưởng tài chính G7 và thống đốc ngân hàng trung ương sẽ thảo luận về đợt trừng phạt tài chính mới nhất đối với ngân hàng trung ương Nga và loại bỏ các ngân hàng thương mại chủ chốt của Nga khỏi mạng lưới giao dịch tài chính SWIFT.

Ông Malpass nói với chương trình "Face the Nation" của CBS rằng các nhà lãnh đạo tài chính G7 "có thể ra quyết định lớn về mức viện trợ đổ vào Ukraine”.

[Reuters]

EU thắt chặt trừng phạt Nga, mua vũ khí cho Ukraine

Liên minh châu Âu sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, sử dụng các lệnh cấm để nhắm mục tiêu vào đồng minh của Nga là Belarus, và tài trợ vũ khí cho Ukraine để giúp nước này tự vệ trước sự xâm lược của Nga, các quan chức hàng đầu của EU cho biết hôm Chủ nhật.

“Lần đầu tiên, Liên minh châu Âu sẽ tài trợ cho việc mua và chuyển giao vũ khí và các thiết bị khác cho một quốc gia đang bị tấn công”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết.

Bà cho biết Liên minh châu Âu sẽ đóng cửa không phận của mình đối với máy bay Nga, bao gồm cả máy bay riêng của các nhà tài phiệt Nga.

Khối sẽ cấm kênh truyền hình nhà nước Nga Russia Today và hãng tin Sputnik. Bà Von der Leyen cho biết điều này nhằm khiến họ không thể "tung tin dối trá để biện minh cho cuộc chiến của Putin và gieo rắc chia rẽ trong Liên minh của chúng ta".

Nga gọi các hành động của mình ở Ukraine là một "chiến dịch đặc biệt" mà họ nói không phải nhằm chiếm đóng lãnh thổ mà nhằm phá hủy khả năng quân sự của nước láng giềng phía nam và bắt giữ những người mà nước này coi là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.

Đối với đồng minh của Nga là Belarus, Liên minh châu Âu sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm từ nhiên liệu khoáng sản đến thuốc lá, gỗ, xi măng và sắt thép.

[Reuters]

Anh tuyên bố đội tuyển bóng đá của nước này sẽ không đá với Nga

Liên đoàn Bóng đá Anh cho biết hôm Chủ nhật rằng đội tuyển bóng đá Anh sẽ không đá bất kỳ trận nào với Nga trong tương lai gần để "lên án toàn diện những hành động tàn bạo mà giới lãnh đạo Nga đã gây ra" sau cuộc xâm lược Ukraine.

Các quốc gia khác cũng đã tuyên bố sẽ không đá với đội tuyển bóng đá Nga.

[Reuters]

EU ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga

Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu hôm Chủ nhật ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine và có hiệu lực vào thứ Hai, quan chức đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết hôm Chủ nhật.

Ông Borrell cho biết các bộ trưởng đã đạt được một thỏa thuận chính trị về một gói hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang Ukraine, các biện pháp trừng phạt mới và nỗ lực nhằm cô lập Nga cũng như ngăn chặn những thông tin sai lệch.

[Reuters]

352 thường dân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược của Nga

Bộ Nội vụ Ukraine cho hay 352 thường dân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược của Nga, trong đó có 14 trẻ em, và 1.684 người bị thương, bao gồm 116 trẻ em.

Tuyên bố của Bộ Nội vụ hôm Chủ nhật 27/2 không đưa ra bất kỳ thông tin nào về thương vong trong các lực lượng vũ trang của Ukraine.

Nga đã tuyên bố rằng quân đội của họ chỉ nhắm mục tiêu vào các cơ sở quân sự của Ukraine và nói rằng dân thường của Ukraine không gặp nguy hiểm.

Moscow chưa công bố bất kỳ thông tin nào về thương vong của quân đội Nga trong cuộc xâm lược. Hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Nga nói các binh sĩ Nga đã thiệt mạng và bị thương nhưng không đưa ra bất kỳ con số nào.

(Theo AP)

Australia gửi vũ khí sát thương cho Ukraine

Australia sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine để giúp Ukraine chống Nga xâm lược.

Thông báo của chính phủ Úc hôm thứ Hai 28/2 không đưa ra chi tiết về vũ khí mà họ có thể sẽ gửi cho Ukraine. Quyết định này được đưa ra sau một đề nghị của Úc hôm thứ Sáu là sẽ cung cấp các thiết bị quân sự không sát thương, vật tư y tế và đóng góp 3 triệu đôla cho quỹ ủy thác của NATO để hỗ trợ Ukraine đang bị quân Nga bao vây.

Australia đã áp đặt các biện pháp chế tài đối với hơn 350 cá nhân Nga, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ hôm thứ Năm.

Australia cũng đã nhắm mục tiêu trừng phạt 13 cá nhân và tổ chức của Belarus, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Viktor Khrenin. Belarus đang giúp Nga xâm lược Ukraine.

(AP)

Châu Âu và Canada cấm máy bay Nga vào không phận

Các nước châu Âu và Canada hôm Chủ nhật 27/2 đã tiến tới đóng cửa không phận của họ đối với máy bay Nga, một bước đi chưa từng có nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Vladimir Putin chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine.

Aeroflot cho biết sẽ hủy tất cả các chuyến bay đến các phi trường châu Âu sau khi Trưởng ban chính sách đối ngoại Josep Borrell cho biết Liên minh châu Âu đã quyết định đóng cửa không phận châu Âu đối với hàng không của Nga.

Hoa Kỳ đang xem xét hành động tương tự, nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, theo các quan chức ở Washington. Chính phủ Hoa Kỳ nói công dân Mỹ nên cân nhắc rời Nga ngay lập tức bằng các chuyến bay thương mại, với lý do là ngày càng có nhiều hãng hàng không hủy chuyến khi các nước đóng cửa không phận của họ đối với Nga.

Lệnh cấm đối với máy bay của Nga được đưa ra trong bối cảnh ngành hàng không vẫn đang chật vật hồi phục từ đại dịch COVID-19.

Đức, Tây Ban Nha và Pháp đã cùng với Anh, các nước Bắc Âu và Baltic tuyên bố cấm Nga sử dụng không phận của họ, một bước leo thang lớn trong chiến thuật của hầu hết các đồng minh NATO nhằm mở cuộc chiến kinh tế chống lại ông Putin về cuộc xâm lược Ukraine.

Nga theo trông đợi sẽ trả đũa thêm nữa đối với các cuộc phong tỏa đường không và các biện pháp trừng phạt khác. Moscow đã phản ứng với các lệnh cấm không phận của châu Âu trước đó bằng các sắc lệnh của Nga cấm các hãng hàng không từ Anh, Bulgaria và Ba Lan.

Các chuyên gia nói rằng nếu không có đường bay qua Nga, các hãng sẽ phải chuyển hướng các chuyến bay xuống phía nam và đồng thời phải tránh các khu vực căng thẳng ở Trung Đông.

Nhà phân tích Robert Mann của R.W. Mann & Company, Inc. nói nó có thể làm cho một số chuyến bay quá tốn kém để vận hành đối với các hãng vận tải của Hoa Kỳ. "Nó sẽ chỉ làm tăng thêm rất nhiều chi phí," ông nói.

Washington sẽ làm theo?

"Pháp sẽ đóng cửa không phận của mình đối với tất cả các máy bay và hãng hàng không của Nga từ tối nay", Bộ trưởng Giao thông Pháp Jean-Baptiste Djebbari cho biết trong một bài đăng trên Twitter, một thông báo vang vọng khắp lục địa châu Âu.

Hãng hàng không Air France-KLM cho biết họ đang tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ Nga cũng như việc bay qua không phận Nga cho đến khi có thông báo mới tính đến hôm Chủ nhật 27/2.

Việc đóng cửa không phận châu Âu đối với các hãng hàng không Nga và ngược lại đã có những tác động ngay lập tức đến hàng không toàn cầu.

Air France cho biết họ đang tạm ngừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời nghiên cứu các phương án bay để tránh không phận Nga.

Finnair cho biết họ sẽ hủy các chuyến bay đến Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đến hết ngày 6 tháng 3 vì nó tránh không phận Nga, mặc dù các chuyến bay đến Singapore, Thái Lan và Ấn Độ sẽ tiếp tục với thời gian bay thêm một giờ.

Các nguồn tin trong ngành nói với Reuters rằng nếu các hãng hàng không của Mỹ bị cấm bay qua không phận Nga, thì một số chuyến bay quốc tế sẽ kéo dài thời gian bay và một số có thể sẽ bị buộc phải tiếp nhiên liệu ở Anchorage. Các chuyến bay có thể bị ảnh hưởng bao gồm các chuyến bay của Hoa Kỳ đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, các nguồn tin cho biết.

Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận về việc liệu Hoa Kỳ có đóng cửa không phận với Nga hay không và chuyển các câu hỏi lên Cục Hàng không Liên bang, và cơ quan này cũng chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.

Giới chức Mỹ: Belarus có thể cùng đưa quân xâm lược Ukraine

Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết Belarus có thể sẽ đưa quân vào Ukraine ngay vào thứ Hai 28/2 để cùng với các lực lượng Nga xâm lược Ukraine.

Belarus đã và đang hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Nga, nhưng cho đến nay vẫn chưa tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.

Quan chức Mỹ am hiểu trực tiếp các đánh giá tình báo hiện tại của Mỹ và cho biết quyết định của nhà lãnh đạo Belarus về việc có đưa Belarus lấn sâu vào cuộc chiến hay không phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine diễn ra trong những ngày tới. Quan chức giấu tên để thảo luận về thông tin nhạy cảm.

Các lực lượng Nga đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ những người Ukraine kiên quyết bảo vệ đất nước, và các quan chức Mỹ cho biết họ tin rằng cuộc xâm lược diễn ra khó khăn hơn và chậm hơn so với kế hoạch của Điện Kremlin, mặc dù điều đó có thể thay đổi khi Moscow tìm cách thích ứng.

(AP)

Đồng rúp mất giá gần 26%

Đồng rúp giảm gần 26% so với đô la Mỹ sau khi các nước phương Tây chặn các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Đồng rúp được giao dịch ở mức thấp kỷ lục 105,27 rúp ăn một đô la vào đầu thứ Hai 28/2, giảm từ khoảng 84 rúp một đô la vào cuối ngày thứ Sáu.

Cuối tuần qua, Nhật Bản đã tham gia với Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Các hạn chế đối với ngân hàng trung ương Nga nhằm vào khả năng tiếp cận hơn 600 tỷ đô la dự trữ mà Điện Kremlin có trong tay.

Các hạn chế này cản trở khả năng của ngân hàng trung ương hỗ trợ đồng rúp của Nga khi nó bị rớt giá.

Các lệnh trừng phạt được công bố trước đó đã đẩy đồng tiền của Nga xuống mức thấp nhất so với đồng đô la trong lịch sử.

(AP)

Singapore sẽ trừng phạt Nga

Singapore sẽ áp đặt "các biện pháp trừng phạt và hạn chế thích hợp" đối với Nga, ngoại trưởng nước này cho biết hôm thứ Hai 28/2, bao gồm các chế tài về tài chính ngân hàng và kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng có thể được sử dụng làm vũ khí chống lại người dân Ukraine.

Quốc gia nhỏ bé, một trung tâm tài chính châu Á và trung tâm vận chuyển quốc tế quan trọng, tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhưng hiếm khi ra lệnh trừng phạt các nước khác.

Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan phát biểu trước quốc hội: “Singapore dự định sẽ hành động cùng với nhiều quốc gia cùng chí hướng khác để áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế thích hợp đối với Nga”. Ông nói việc Nga xâm lược Ukraine là một hành động vi phạm trắng trợn chuẩn mực quốc tế không thể chấp nhận được.

Ông cho biết các biện pháp trừng phạt là do tình hình "nghiêm trọng chưa từng có" và việc Nga tuần trước phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Ông nói: “Đặc biệt, chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng có thể được sử dụng trực tiếp làm vũ khí ở Ukraine để gây tổn hại hoặc để khuất phục người Ukraine.

"Chúng tôi cũng sẽ chặn một số ngân hàng Nga và các giao dịch tài chính được kết nối với Nga", ông nói thêm.

Ông Balakrishnan cho biết các biện pháp cụ thể đang được tính toán và sẽ được công bố trong thời gian ngắn.

Động thái của Singapore là động thái đầu tiên trong số các nước láng giềng trong khu vực và độc lập với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia mà Singapore là một thành viên.

ASEAN hôm thứ Bảy kêu gọi giảm leo thang xung đột và nên đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế và các cam kết của Liên Hợp Quốc.

(Reuters)

Nga nói cư dân Kiev có thể sơ tán an toàn

Quân đội Nga nói rằng người dân thủ đô Ukraine có thể sử dụng hành lang an toàn để rời khỏi thành phố nếu họ muốn.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Hai 28/2 rằng người dân Kyiv có thể sử dụng một cách an toàn đường cao tốc đi đến Vasylkiv ngay phía tây nam thủ đô Ukraine. Tuyên bố được đưa ra trong lúc giao tranh nổ ra tại nhiều nơi trong thủ đô Kiev. Giới hữu trách Ukraine nói họ đang chiến đấu với các nhóm nhỏ của lực lượng Nga ở nhiều khu vực khác nhau trong thủ đô.

Thiếu tướng Konashenkov cáo buộc rằng "những người theo chủ nghĩa dân tộc" Ukraine đang triển khai vũ khí và sử dụng người dân thành phố làm lá chắn. Cáo buộc này không thể được xác minh độc lập. Bất chấp tuyên bố của quân đội Nga rằng họ không nhắm vào các khu vực đông dân cư, các tòa nhà dân cư, bệnh viện và trường học đã bị tấn công trên khắp Ukraine trong cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào thứ Năm tuần trước.

Ông Konashenkov cũng tuyên bố quân đội Nga chiếm thêm được nhiều khu vực mới, và Nga đã giành quyền kiểm soát khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia ở phía nam. Ông nói nhà máy này an toàn và mức phóng xạ trong khu vực vẫn bình thường.

(AP)

Máy bay lớn nhất thế giới của Ukraine bị thiệt hại

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ukraine cho biết chiếc máy bay lớn nhất thế giới đang hoạt động thường xuyên đã bị hư hại nặng trong cuộc giao tranh với quân đội Nga tại sân bay ngoại ô Kiev nơi nó đang đậu.

Công ty Ukroboronprom cho biết trong một tuyên bố rằng chiếc Antonov-225 đã "bị phá hủy" nhưng sẽ được sửa chữa. An-225, được vận hành bởi Antonov Airlines, công ty con của Ukroboronprom, được sử dụng để vận chuyển những hàng hóa đặc biệt lớn. Các chuyến đến và đi của nó tại các sân bay nước ngoài thường thu hút những người yêu thích hàng không quan sát chiếc máy bay nặng nề với sải cánh dài 84 mét.

Chỉ có hai chiếc máy bay được chế tạo có sải cánh lớn hơn - Stratolaunch và Hughes “Spruce Goose” - nhưng mỗi chiếc chỉ bay được mới có một lần.

(AP)

Tổng thống Biden sẽ điện đàm với các đồng minh về cuộc chiến ở Ukraine

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ tổ chức một cuộc gọi với các đồng minh và đối tác vào ngày 28/2 để điều phối một phản ứng thống nhất về cuộc chiến ở Ukraine, Nhà Trắng cho biết.

Hoa Kỳ cho rằng ông Putin đang leo thang cuộc chiến với “lời lẽ nguy hiểm” về tư thế hạt nhân của Nga, trong bối cảnh các lực lượng Nga có dấu hiệu chuẩn bị bao vây các thành phố lớn ở Ukraine.

(theo Reuters)

Lực lượng Nga chiếm hai thành phố nhỏ ở Ukraine

Các lực lượng xâm lược của Nga đã chiếm giữ hai thành phố nhỏ ở đông nam Ukraine và khu vực xung quanh một nhà máy điện hạt nhân, Reuters dẫn thông tin từ hãng thông tấn Interfax đưa tin hôm 28/2.

Các vụ nổ đã được nghe thấy vào lúc sáng sớm ngày 28/2 ở thủ đô của Kyiv và ở thành phố lớn Kharkiv, chính quyền Ukraine cho biết. Tuy nhiên, các nỗ lực của lực lượng mặt đất Nga nhằm chiếm các trung tâm đô thị lớn đã bị đẩy lùi, phía Ukraine nói thêm.

Tuy nhiên, Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của họ đã đánh chiếm các thị trấn Berdyansk và Enerhodar ở vùng Zaporizhzhya, đông nam của Ukraine cũng như khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya. Interfax cho biết hoạt động của nhà máy vẫn tiếp tục bình thường.

(theo Reuters)

Nga quan tâm đến việc đạt được thỏa thuận với Ukraine tại các cuộc đàm phán

Nga quan tâm đến việc đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên tại cuộc đàm phán với Ukraine, nhà đàm phán Nga Vladimir Medinsky cho biết hôm 28/2, khi các quan chức chuẩn bị gặp nhau gần biên giới.

Ông Medinsky cho biết các cuộc đàm phán dự kiến sẽ bắt đầu lúc 12 giờ đêm, giờ địa phương (0900 GMT).

(theo Reuters)

Trung Quốc kêu gọi bình tĩnh sau khi ông Putin đặt lệnh răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 28/2 cho biết tất cả các bên nên giữ bình tĩnh và tránh leo thang thêm, theo Reuters. Ông Uông phát biểu như vậy sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt lệnh răn đe hạt nhân của nước ông trong tình trạng báo động cao.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ hàng ngày, ông Uông cũng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng các mối quan tâm an ninh chính đáng của tất cả các nước cần được xem xét một cách nghiêm túc.

(theo Reuters)

16 trẻ em thiệt mạng, 45 người bị thương ở Ukraine

Tổng thống Ukraine vừa cho biết 16 trẻ em Ukraine đã thiệt mạng và 45 người khác bị thương trong cuộc xâm lược của Nga.

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một thông điệp video hôm 28/2 rằng “mọi tội ác, mọi cuộc pháo kích của những người chiếm đóng đều mang các đối tác của chúng tôi và chúng tôi đến gần nhau hơn”.

Ông ca ngợi các biện pháp trừng phạt mà phương Tây giáng vào Nga, nói rằng chúng đã khiến đồng tiền Nga mất giá. Ông Zelenskyy yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) mở một con đường nhanh chóng đặc biệt để Ukraine trở thành thành viên.

Ông Zelenskyy nói rằng hơn 4.500 quân Nga đã bị tiêu diệt và kêu gọi binh lính Nga hạ súng và rời đi. “Đừng tin tưởng vào các chỉ huy của các bạn, đừng tin vào các lời tuyên truyền, hãy cứu lấy mạng sống của các bạn,” ông nói.

(theo AP)

Các thành viên của phái đoàn Ukraine xuống máy bay trực thăng khi họ đến để hội đàm với các đại diện của Nga ở vùng Gomel, Belarus vào ngày 28/2/2022.
Các thành viên của phái đoàn Ukraine xuống máy bay trực thăng khi họ đến để hội đàm với các đại diện của Nga ở vùng Gomel, Belarus vào ngày 28/2/2022.


Đàm phán Ukraine - Nga: Tổng thống Zelenskyy cho biết phái đoàn sẽ yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho thấy sự xuất hiện của một phái đoàn Ukraine tới vùng Homel ở Belarus để đàm phán với Nga trong bối cảnh nước này đang xâm lược Ukraine.

Ukraine đã đồng ý đàm phán với Moscow, nhưng không rõ liệu có dẫn đến bất kỳ bước đột phá nào hay không.

Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết họ sẽ yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức.

Hiện vẫn chưa rõ Kremlin rốt cuộc đang tìm kiếm điều gì trong các cuộc đàm phán này hay rộng hơn là từ cuộc chiến ở Ukraine.

(theo AP)

Nga bác bỏ việc nhắm mục tiêu vào các khu vực đông dân cư ở Ukraine

Hôm 28/2, Điện Kremlin bác bỏ thông tin cho rằng quân đội Nga nhắm vào các khu vực đông dân cư ở Ukraine, mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy các tòa nhà dân cư, trường học và bệnh viện đã bị tấn công trong cuộc xâm lược của Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 28/2 cáo buộc rằng thương vong dân sự là do các thành viên của các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine cánh hữu sử dụng dân thường làm lá chắn và đưa thiết bị quân sự vào các khu vực đông dân cư. Tuyên bố của ông Peskov không thể được xác nhận một cách độc lập và chúng mâu thuẫn với tuyên bố của các quan chức Ukraine, những người cáo buộc Nga nhắm vào dân thường.

Ông Peskov không bình luận về các yêu cầu của Nga trong các cuộc đàm phán theo kế hoạch với các quan chức Ukraine, nói rằng cần phải cho phép các cuộc đàm phán tiến hành trước khi đưa ra bình luận công khai.

(AP)

LHQ: hơn nửa triệu dân đã rời Ukraine đi lánh nạn

Người đứng đầu cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc cho biết hơn nửa triệu người đã chạy trốn khỏi Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga hôm 24/2.

Ông Filippo Grandi của Cao ủy LHQ về người tị nạn đã truyền đạt thông tin cập nhật mới nhất trên Twitter hôm 28/2, cho biết hơn 500.000 người đã chạy sang các nước láng giềng.

Bà Shabia Mantoo, phát ngôn viên của cơ quan LHQ có trụ sở tại Geneva, cho biết bà không có thông tin chi tiết về các con số người Ukraine lánh nạn theo từng quốc gia.

(theo AP)

Nga cho biết các cuộc đàm phán với Ukraine đã bắt đầu

Bộ Ngoại giao Nga hôm 28/2 cho biết các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga đã bắt đầu, ngay sau khi phía Ukraine cũng nói như vậy và công bố các bức ảnh chụp các phái đoàn ngồi đối diện nhau trên một chiếc bàn dài.

Ukraine cho biết mục tiêu của các cuộc đàm phán là ngừng bắn ngay lập tức và rút các lực lượng Nga khỏi Ukraine. Nga tỏ ra khiêm tốn hơn khi Điện Kremlin từ chối bình luận về mục tiêu của Moscow trong các cuộc đàm phán này.

(theo Reuters)

Nga: Lực lượng hạt nhân được đặt trong tình trạng báo động cao

Quân đội Nga hôm 28/2 cho biết lực lượng răn đe hạt nhân của họ đã được đặt trong tình trạng báo động cao theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã báo cáo với ông Putin rằng các chức vụ chỉ huy của tất cả các lực lượng hạt nhân của Nga đã được tăng cường với nhiều nhân sự bổ sung.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết tình trạng cảnh giác cao áp dụng cho tất cả các thành phần của lực lượng hạt nhân Nga - Lực lượng tên lửa chiến lược giám sát tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền, Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm, và phòng không tầm xa có phi đội máy bay ném bom chiến lược có trang bị năng lực hạt nhân.

Ông Putin đã ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động cao hôm 27/2, với lý do các lệnh trừng phạt của phương Tây và “tuyên bố gây hấn” của các cường quốc NATO.

(theo AP)

Hoa Kỳ đóng cửa Đại sứ quán tại Belarus

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa đóng cửa Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Belarus và cho phép các nhân viên không thiết yếu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Nga rời khỏi đất nước do cuộc chiến ở Ukraine.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 28/2 thông báo về việc đình chỉ các hoạt động tại đại sứ quán Minsk và cho phép nhân viên ngoại giao rời khỏi Moscow.

Ông nói: “Chúng tôi thực hiện các bước này do các vấn đề an ninh và an toàn bắt nguồn từ cuộc tấn công vô cớ và phi lý của lực lượng quân đội Nga ở Ukraine”.

(Theo AP)

Nga đóng cửa không phận đối với 36 quốc gia

Nga đã đóng cửa không phận đối với các hãng hàng không từ 36 quốc gia, bao gồm cả các nước châu Âu và Canada, đáp lại động thái đóng cửa không phận tương ứng của họ đối với tất cả các máy bay Nga.

Động thái này được cơ quan hàng không nhà nước Nga công bố hôm 28/2, sau quyết định của EU và Canada cuối tuần qua về việc đóng cửa bầu trời của họ đối với máy bay Nga để đáp trả cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine.

Cơ quan này nói thêm rằng máy bay từ 36 quốc gia này chỉ có thể đi vào không phận của Nga khi có sự cho phép đặc biệt.

(Theo AP)

Đàm phán Nga – Ukraine kết thúc

Các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa các quan chức Nga và Ukraine đã kết thúc hôm thứ Hai trên biên giới với Belarus, Reuters đưa tin, dẫn lại hãng thông tấn TASS.

Theo Reuters, hãng tin Nga RIA dẫn lời quan chức Ukraine nói rằng phái đoàn hai nước sẽ trở về thủ đô mỗi nước để có các cuộc tham vấn trước khi tiến hành vòng đàm phán thứ hai.

Reuters dẫn lại hãng BELTA của Belarus đưa tin rằng phái đoàn Nga nói rằng “chúng tôi đã xác định một số điểm nhất định mà từ đó chúng tôi có thể dự đoán các quan điểm khái quát”.

Reuters dẫn lời một người tham gia bên phía Ukraine tên là Podolyak nói rằng “cuộc đàm phán khó khăn” và phía Nga “vẫn hết sức thiên vị”.

[Reuters]

Đoàn xe quân sự Nga dài hơn 64 km tiến về Kyiv

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một đoàn xe của lực lượng Nga ở phía bắc thủ đô của Ukraine dài tới 40 dặm (hơn 64 km).

Một đoàn hùng hậu gồm xe thiết giáp, xe tăng, pháo và xe hỗ trợ cách trung tâm Kyiv 25 km, theo hình ảnh vệ tinh từ Maxar Technologies.

Các bức ảnh của Maxar cũng cho thấy lực lượng trên bộ và các đơn vị trực thăng tấn công trên bộ được điều động ở miền nam Belarus.

Hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy một phần đoàn xe quân sự của Nga tại đông nam Ivankiv, phía bắc thủ đô Kyiv, Ukraine, ngày 28 tháng 2, 2022.
Hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy một phần đoàn xe quân sự của Nga tại đông nam Ivankiv, phía bắc thủ đô Kyiv, Ukraine, ngày 28 tháng 2, 2022.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng Nga đến gần Ivankiv, phía bắc thủ đô Kyiv, Ukraine, ngày 28 tháng 2, 2022.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng Nga đến gần Ivankiv, phía bắc thủ đô Kyiv, Ukraine, ngày 28 tháng 2, 2022.

Tổng thống Ukraine nói Nga vừa nã pháo vừa đàm phán nhằm tăng áp lực

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói binh sĩ Nga đã tăng cường pháo kích vào Ukraine, gọi đây là nỗ lực buộc chính phủ của ông phải nhượng bộ trong cuộc đàm phán diễn ra ngày thứ Hai.

Trong một video phát biểu vào cuối ngày thứ Hai, ông Zelenskyy nói rằng “các cuộc đàm phán diễn ra trong khi đang có những vụ ném bom và pháo kích vào lãnh thổ của chúng ta, các thành phố của chúng ta. Vừa pháo kích vừa tiến hành quá trình đàm phán là điều có thể thấy rõ. Tôi tin rằng Nga đang tìm cách gây áp lực (lên Ukraine) bằng phương pháp đơn giản này.”

Tổng thống không nêu chi tiết nào về các cuộc đàm phán kéo dài hàng giờ đồng hồ. Nhưng ông nói rằng Ukraine không sẵn sàng nhượng bộ “khi một bên đang tấn công bên kia bằng pháo.”

Ông Zelenskyy nói rằng thủ đô Kyiv vẫn là “mục tiêu chính” đối với Nga và các lực lượng Nga cũng đã nã pháo vào thành phố Kharkiv.

IOC mở cuộc điều tra tội ác chiến tranh ở Ukraine

Công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự Quốc tế (IOC) ngày thứ Hai cho biết ông dự định mở một cuộc điều tra “nhanh nhất có thể” về các tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại khả dĩ ở Ukraine.

Công tố viên Karim Khan nói trong một phát biểu rằng cuộc điều tra sẽ xem xét các tội danh bị cáo buộc đã phạm phải trước cuộc xâm lược của Nga, nhưng nói thêm rằng “do xung đột ngày càng mở rộng trong những ngày gần đây, tôi dự định cho cuộc điều tra bao gồm mọi tội ác mới bị cáo buộc trong phạm vi quyền tài phán của văn phòng tôi, gây ra bởi bất cứ bên nào trong cuộc xung đột trên bất cứ phần nào của lãnh thổ Ukraine.”

Tòa án đã tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ về các tội danh liên quan đến vụ trấn áp bạo lực các cuộc biểu tình ủng hộ Châu Âu ở Kyiv vào năm 2013-2014 của một chính quyền Ukraine thân Nga và các cáo buộc về tội ác ở bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014 và miền đông Ukraine, nơi Nga đã hậu thuẫn những phần tử ly khai kể từ năm 2014.

Hơn 70 quân nhân Ukraine tử vong do pháo kích của Nga

Hơn 70 quân nhân Ukraine thiệt mạng trong ngày thứ Hai trong một vụ tấn công bằng tên lửa của Nga và hàng chục thường dân tử vong trong những vụ pháo kích "man rợ," chính quyền Ukraine nói ngày thứ Ba, trong lúc một đoàn xe quân sự khổng lồ của Nga đang tiến gần tới thủ đô Kyiv.

“Các cuộc tấn công bằng tên lửa man rợ và MLRS (hệ thống phóng đa hỏa tiễn) vào các thành phố hòa bình là bằng chứng cho thấy họ không còn khả năng chống lại những người Ukraine có vũ trang,” Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói trên Facebook.

Khoảng 70 quân nhân Ukraine thiệt mạng ngày thứ Hai do pháo kích của Nga vào một căn cứ ở thành phố Okhtyrka, giữa Kharkiv và Kyiv, thống đốc khu vực cho biết trên Facebook.

Các lực lượng Nga đang tấn công trên một số mặt trận và các quan chức Ukraine báo cáo một vụ ném bom nhắm vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của đất nước, khiến hàng chục thường dân thiệt mạng.

Australia sẽ cung cấp tên lửa, đạn dược cho Ukraine

Australia sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa, đạn dược và các khí tài quân sự trị giá 50 triệu đôla để chống lại Nga xâm lược.

Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm thứ Ba 1/3 trình bày chi tiết về các kế hoạch của nước ông sau khi tiết lộ rằng chính phủ của ông sẽ cung cấp cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy các thiết bị quân sự sát thương một ngày trước đó. Ông Morrison tuần trước mới chỉ hứa cung cấp trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Ukraine.

“Tổng thống Zelenskyy nói: ‘Đừng cho tôi đi nhờ xe thôi, hãy đưa tôi đạn dược,' và đó chính xác là những gì chính phủ Úc đã đồng ý làm,” ông Morrison nói.

Ông nói Australia đã cam kết 50 triệu đôla cung cấp hỗ trợ phòng thủ sát thương và phi sát thương cho Ukraine thông qua NATO.

“Phần lớn trong số đó ... sẽ là vũ khí sát thương,” Thủ tướng Morrison nói.

(AP)

Pháp tuyên bố ‘chiến tranh’ kinh tế chống lại Nga

Hôm 1/3, Pháp tuyên bố một “cuộc chiến tranh kinh tế và tài chính toàn diện” chống lại Nga mà theo đó sẽ làm sụp đổ nền kinh tế Nga như một sự trừng phạt cho cuộc xâm lược Ukraine, theo Reuters.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire mô tả các gói trừng phạt tỏ ra “cực kỳ hiệu quả”.

Ông Le Maire nói với đài phát thanh France Info: “Chúng tôi đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế và tài chính toàn diện nhằm vào Nga. Chúng tôi sẽ làm nền kinh tế Nga sụp đổ”.

Phát biểu trên của ông Le Maire đã khiến ông Dmitry Medvedev, cựu tổng thống và thủ tướng Nga, người hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, giận dữ.

Ông Medvedev viết trên Twitter: “Này, các ông! Ăn nói phải giữ mồm giữ miệng.Và đừng quên rằng trong lịch sử loài người, các cuộc chiến kinh tế thường hay trở thành những cuộc chiến thực sự”.

(theo Reuters)

Nga nói Ukraine có được vũ khí hạt nhân là 'nguy cơ thực sự' cần phải giải quyết

Bộ trưởng Ngoại giao Nga phát biểu tại cuộc họp giải trừ quân bị ở Geneva hôm thứ Ba 1/3 rằng Ukraine đang tìm cách thủ đắc vũ khí hạt nhân, một "mối nguy thực sự" cần Nga đáp trả.

Nga tiến hành xâm lược Ukraine hôm thứ Năm 24/2 trong cái mà họ gọi là một hoạt động đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và "xoá bỏ chủ nghĩa quốc xã" trên đất nước này - một lời biện minh mà Kiev và phương Tây bác bỏ chỉ là tuyên truyền.

"Ngày nay, những mối nguy hiểm mà chế độ của (Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelenskiy gây ra cho các nước láng giềng và an ninh quốc tế nói chung đã tăng lên đáng kể sau khi chính phủ được dựng lên ở Kiev bắt tay vào những trò chơi nguy hiểm liên quan đến kế hoạch thủ đắc vũ khí hạt nhân", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu qua video tại Hội nghị Giải trừ quân bị.

Ông nói: "Ukraine vẫn có các công nghệ hạt nhân của Liên Xô và các phương tiện để có loại vũ khí đó. Chúng tôi không thể không ứng phó với mối nguy thực sự này", đồng thời kêu gọi Washington rút vũ khí hạt nhân ra khỏi châu Âu.

Chỉ một số ít đại diện tham dự bài phát biểu của ông Lavrov trong khi nhiều nhà ngoại giao bao gồm của Pháp và Anh đã rời khỏi hội nghị nhằm phản đối Nga xâm lược Ukraine như họ đã làm tại cuộc họp song song của Liên Hợp Quốc ở Geneva vào thứ Ba 1/3.

Họ đứng thành vòng tròn bên ngoài cuộc họp và cầm cờ Ukraine trong suốt bài phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov. Ông Lavrov lẽ ra sẽ trực tiếp tham dự phiên họp nhưng chuyến đi đã bị hủy bỏ, với việc Nga cáo buộc các quốc gia EU không nêu tên đã chặn đường bay của ông.

Trước đó, cuộc họp tổ chức một phút mặc niệm cho các nạn nhân của cuộc giao tranh ở Ukraine.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm sôi động diễn đàn đàm phán vũ khí vốn không đạt được thỏa thuận trong nhiều thập kỷ dù đã tổ chức hơn 1.600 cuộc họp toàn thể.

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh với việc pháo kích vào đất nước của ông và ông kêu gọi một cuộc họp đặc biệt để giải quyết cuộc xâm lược và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Nga.

(Reuters)

TT Putin và TT Maduro thảo luận tăng cường quan hệ đối tác Nga - Venezuela

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thảo luận về việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Venezuela trong một cuộc điện đàm hôm thứ Ba 1/3, hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin của điện Kremlin.

Họ cũng thảo luận về tình hình ở Ukraine và ông Maduro bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga, Interfax dẫn nguồn tin Điện Kremlin cho biết.

(Reuters)

5 ngàn binh sĩ Nga đã tử vong hoặc bị thương

Một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây được nhiều cơ quan tình báo thông báo hôm thứ Ba 1/3 ước tính rằng hơn 5.000 binh sĩ Nga đã bị bắt hoặc tử vong cho đến nay, và các lực lượng Ukraine đã loại bỏ một số lượng đáng kể máy bay, xe tăng và một số hệ thống phòng không của Nga.

Quan chức này cho biết các lực lượng Nga đã tăng cường sử dụng pháo binh ở phía bắc Kiev và xung quanh thành phố phía đông Kharkiv và thành phố phía bắc Chernihiv, đồng thời sử dụng vũ khí hạng nặng hơn trong 48 giờ qua.

Quan chức này cũng nói rằng các lực lượng Nga đang sa lầy ở khu vực Donbas ở miền đông, nơi tập trung phần lớn lực lượng Ukraine sau 8 năm chiến đấu với phe ly khai được Nga hậu thuẫn tại đây. Quan chức này không nêu tên để thảo luận về các thông tin tình báo.

Nhìn chung số người chết do giao tranh vẫn chưa rõ ràng.

(AP)

Tháp truyền hình thủ đô Kiev bị pháo kích

Các lực lượng Nga đã bắn đạn pháo vào tháp truyền hình Kyiv và đài tưởng niệm Holocaust chính của Ukraine, trong số các địa điểm dân sự khác bị nhắm mục tiêu hôm thứ Ba 1/3, các quan chức Ukraine cho biết.

Cơ quan Nhà nước về các tình trạng khẩn cấp của Ukraine cho biết các vụ pháo kích vào tháp truyền hình đã giết chết 5 người và làm 5 người khác bị thương.

Quốc hội Ukraine, Verkhovna Rada, đăng một bức ảnh về những đám khói xung quanh tháp truyền hình, cách trung tâm thủ đô Kiev vài dặm và cách nhiều tòa nhà chung cư một quãng đi bộ ngắn. Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết một trạm biến áp cấp điện cho tháp và một phòng điều khiển trên tháp đã bị hư hại trong vụ pháo kích.

Người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, Andriy Yermak, cho biết trên Facebook rằng "một cuộc tấn công bằn tên lửa mạnh vào khu vực nơi có khu tưởng niệm (Babi) Yar" đang được thực hiện.

Babi Yar, một khe núi ở Kyiv, là nơi gần 34.000 người Do Thái bị giết hại trong vòng 48 giờ vào năm 1941 khi thành phố này bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Vụ tàn sát được thực hiện bởi quân SS cùng với những người cộng tác địa phương.

(AP)

Mỹ trục xuất một điệp viên Nga làm việc tại Liên Hợp Quốc

Người phát ngôn của Phái bộ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc cho biết Mỹ đang trục xuất một "đặc vụ tình báo" của Nga làm việc tại Liên Hợp Quốc.

Người phát ngôn cho biết: “Vào ngày 28/2, Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu quy trình trục xuất một nhân viên tình báo Nga làm việc tại Liên Hợp Quốc vì người này đã lạm dụng đặc quyền cư trú tại Hoa Kỳ”.

Hôm 28/2, Hoa Kỳ đã trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại Liên hợp quốc mà Washington cáo giác là "hoạt vụ tình báo" đã "tham gia các hoạt động gián điệp có hại cho an ninh quốc gia của chúng tôi."

(Reuters)

Chính phủ Mỹ hôm 1/3 loan báo cấm các chuyến bay của Nga bay vào không phận của Mỹ theo sau các bước đi tương tự của Liên minh Châu Âu và Canada sau khi Nga xâm lược nước láng giềng Ukraine.

Hôm 2/3, cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã bước sang ngày thứ bảy, với đoàn xe tăng và xe bọc thép rầm rộ của Nga được nhìn thấy trên một con đường hướng đến thủ đô Kiev, và giao tranh gia tăng ở Kiev và các thành phố lớn khác.

Nga đã nã pháo vào một số địa điểm trọng yếu ở Kiev và thành phố lớn thứ hai của đất nước, Kharkov, làm ít nhất 11 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương, các quan chức Ukraine cho biết. Trong số các địa điểm bị tấn công có tháp truyền hình chính của Kiev và đài tưởng niệm Nạn diệt chủng Holocaust.

Mặc dù quân đội Ukraine đã làm chậm bước tiến của quân Nga và vẫn kiểm soát Kharkov và các thành phố ven biển Kherson và Mariupol, cả ba thành phố này đều đang bị bao vây, theo Bộ Quốc phòng Anh.

Nga pháo kích vào Quảng trường Tự do ở trung tâm Kharkov lúc bình minh ngày 1/3, làm hư hại nặng một tòa nhà chính quyền khu vực và các công trình khác, và làm ít nhất sáu người chết và hàng chục người khác bị thương, các quan chức Ukraine cho biết.

Đây là lần đầu tiên quân đội Nga tấn công trung tâm của thành phố 1,5 triệu dân này, mặc dù họ đã pháo kích các khu dân cư trong nhiều ngày.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy quy vụ tấn công cho tên lửa Nga và gọi đó là ‘tội ác chiến tranh’: “Thật sự, đó rõ rành rành là khủng bố... Sẽ không ai tha thứ. Sẽ không ai quên.”

(AP)

Một số công ty danh tiếng nhất của Mỹ bao gồm Apple, Google, Ford, Harley-Davidson và Exxon Mobil đã chỉ trích và tẩy chay Nga do cuộc xâm lược của họ ở Ukraine, dưới áp lực liên tục từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng lên án cuộc xâm lược.

Bản đồ các nước cung cấp vũ khí, hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine
Bản đồ các nước cung cấp vũ khí, hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine

Ít nhất 21 người đã thiệt mạng và 112 người bị thương trong vụ pháo kích ở thành phố Kharkov, miền đông Ukraine trong 24 giờ qua, thống đốc khu vực Oleg Synegubov cho biết hôm 2/3.

Giới hữu trách cho biết tên lửa của Nga đã đánh vào trung tâm thành phố lớn thứ hai của Ukraine, bao gồm các khu dân cư và tòa nhà chính quyền khu vực.

(Reuters)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ở Kiev
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ở Kiev

Các đại sứ và các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc bỏ ra ngoài trong lúc Ngoại trưởng Nga Lavrov phát biểu để phản hành động quân sự của Nga ở Ukraine
Các đại sứ và các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc bỏ ra ngoài trong lúc Ngoại trưởng Nga Lavrov phát biểu để phản hành động quân sự của Nga ở Ukraine

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sắp bỏ phiếu về việc Nga xâm lăng Ukraine

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 2/3 dự kiến sẽ khiển trách Nga về hành vi xâm lược Ukraine và yêu cầu Moscow ngưng chiến và rút quân, một động thái nhằm cô lập nga về mặt ngoại giao.

Đến tối ngày 1/3, gần một nửa trong số 193 quốc gia thành viên đại hội đồng đã đăng ký làm đồng bảo lãnh bản dự thảo nghị quyết, các nhà ngoại giao cho biết. Dự thảo nghị quyết ‘lên án’ ‘Nga xâm lược Ukraine’.

Nội dung này tương tự như dự thảo nghị quyết bị Nga phủ quyết tại Hội đồng Bảo an hôm 25/2. Không có nước nào có quyền phủ quyết ở Đại hội đồng và các nhà ngoại giao phương Tây hy vọng nghị quyết này sẽ được thông qua nếu được 2/3 các nước ủng hộ.

“Cuộc chiến của Nga đánh dấu một thực tế mới. Nó đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có một quyết định chắc chắn và có trách nhiệm và đứng về một phía,” Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu trước Đại hội đồng hôm 1/3.

Mặc dù các nghị quyết của Đại hội đồng không có tính bắt buộc về mặt pháp lý, chúng có sức nặng chính trị.

Dự thảo ‘yêu cầu Nga rút tất cả các lực lượng quân sự khỏi lãnh thổ Ukraine trong biên giới được quốc tế công nhận ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện’.

Hàng chục nước dự đoán sẽ chính thức bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu. Trong hai cuộc bỏ phiếu của 15 thành viên Hội đồng Bảo an về cuộc khủng hoảng Ukraine trong tuần qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã bỏ phiếu trắng.

“Chúng ta phải chừa chỗ cho ngoại giao,” Đại sứ UAE tại Liên Hợp Quốc Lana Nusseibeh phát biểu hôm 1/3. “Các kênh phải mở và những nước bỏ phiếu trắng có những kênh đó để nói chuyện với Tổng thống Putin và sẽ sử dụng chúng để giúp đỡ và hỗ trợ bằng mọi cách có thể”.

(Reuters)

Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/3 cho biết các lực lượng của họ Nga đã chiếm được thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, hãng tin Nga RIA đưa tin.

(RIA)

Trung Quốc: một công dân bị bắn khi di tản khỏi Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cho biết vụ việc xảy ra hôm 1/3 khi người này đang tự ý rời đi. Đại sứ quán Trung Quốc tại Kyiv ngay lập tức liên hệ với người này để hỗ trợ.

Ông Uông nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng người bị thương đã qua khỏi cơn nguy kịch.

Bắc Kinh từ chối chỉ trích cuộc tấn công của Nga hoặc thậm chí không cho đây là một cuộc xâm lược hoặc chiến tranh, cho rằng NATO và phương Tây không giải quyết đúng “các mối quan tâm an ninh hợp pháp” của Nga.

Khi giao tranh nổ ra vào tuần trước, Bộ Ngoại giao đã khuyến cáo công dân của mình treo cờ Trung Quốc trên xe của họ khi ra ngoài. Nhưng chỉ hai ngày sau, họ khuyên không nên ra dấu hiệu mang quốc tịch Trung Quốc, dường như phản ánh mối quan ngại về dư luận trên mạng chống Trung Quốc ngày càng gia tăng.

(Theo AP)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu qua video hôm 2/3/2022.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu qua video hôm 2/3/2022.


Tổng thống Ukraine: ‘Nga muốn xóa sổ chúng tôi’

Hôm 2/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đang hướng tới mục tiêu xóa sổ lịch sử và con người Ukraine. Reuters dẫn lời ông Zelenskiy nói trong một video hôm 2/3 khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bước sang ngày thứ 7 với các cuộc pháo kích nặng nề vào cảng Mariupol ở Biển Đen.

Từ ngày 1/3 Moscow chuyển sang không kích vào các thành phố của Ukraine và tỏ ra sẵn sàng tiến công Kyiv giữa lúc phương Tây đang thắt chặt thòng lọng kinh tế cấm vận Nga để trả đũa.

Tổng thống Zelenskiy cho rằng phản ứng của phương Tây là chưa đủ, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế nhiều hơn, bao gồm cả việc ủng hộ nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine.

“Đây không phải là lúc để trung lập”, ông Zelenskiy nói.

Ông cho biết tính đến nay quân đội Ukraine đã hạ sát gần 6.000 binh sĩ Nga.

(theo Reuters)

Nga: sẵn sàng cho các cuộc đàm phán mới với Ukraine

Một phát ngôn viên của Điện Kremlin cho biết một phái đoàn Nga sẽ sẵn sàng vào tối ngày 2/3 để nối lại các cuộc đàm phán với các quan chức Ukraine về cuộc chiến ở Ukraine.

Người phát ngôn Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm 2/3 rằng “trong nửa cuối ngày, gần tối, phái đoàn của chúng tôi sẽ có mặt để chờ các nhà đàm phán Ukraine”.

Ông không cho biết nơi có thể diễn ra các cuộc đàm phán mới này.

Chưa có thông tin ngay lập tức từ chính quyền Ukraine về kế hoạch của họ.

Vòng đàm phán đầu tiên để giải quyết cuộc chiến Nga-Ukraine đã được tổ chức gần biên giới Belarus-Ukraine vào ngày 27/2.

Cuộc đàm phán ngày 27/2 không tạo ra đột phá, mặc dù hai bên đồng ý gặp lại.

(Theo AP)

Trung Quốc không trừng phạt tài chính Nga

Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ không tham gia cùng Hoa Kỳ và các chính phủ châu Âu trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga.

Trung Quốc là khách hàng lớn mua dầu và khí đốt của Nga và là chính phủ lớn duy nhất kiềm chế việc chỉ trích cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine.

Ông Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh không chấp thuận các lệnh trừng phạt mà họ tin rằng thiếu cơ sở pháp lý và “sẽ không có tác dụng tốt”.

“Chúng tôi sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt như vậy, và chúng tôi sẽ duy trì các giao dịch kinh tế, thương mại và tài chính bình thường với tất cả các bên liên quan”, ông Guo nói tại một cuộc họp báo. “Chúng tôi không chấp nhận các lệnh trừng phạt tài chính”.

(Theo AP)

Ukraine nói sẵn sàng cho đàm phán mới với Nga

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết các quan chức Ukraine đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán mới nhưng cho biết địa điểm vẫn chưa được quyết định và Kyiv sẽ không chấp nhận bất kỳ tối hậu thư nào của Nga.

Ông Kuleba nói: “Các yêu cầu của Nga vẫn giống như (Tổng thống Nga Vladimir) Putin đã tuyên bố trong bài phát biểu của mình trước khi chiến tranh bắt đầu.”

(theo AP)

LHQ: Số người tị nạn Ukraine gần mốc 1 triệu

Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc cho biết hơn 874.000 người đã chạy khỏi Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tuần trước và con số này đang “tăng theo cấp số nhân”, có thể gần mốc 1 triệu người trong vòng vài giờ nữa.

Bà Shabia Mantoo, người phát ngôn của UNHCR hôm 2/3 cho biết hàng trăm ngàn người đang tiếp tục đổ về các quốc gia láng giềng của Ukraine ở phía tây.

Con số mới nhất cho thấy hơn một nửa - hoặc gần 454.000 người đã đến Ba Lan, hơn 116.300 đến Hungary và hơn 79.300 đến Moldova, trong khi 69.000 người khác đã đến các nước châu Âu khác và 67.000 người đã chạy sang Slovakia.

(Theo AP)

Quan chức Ukraine: Tp. Kherson chưa bị Nga chiếm, chiến sự vẫn tiếp tục

Một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 2/3 cho biết Nga chưa chiếm được thành phố Kherson và rằng có một cuộc giao tranh trên đường phố đang diễn ra ở cảng phía nam, nằm ở lối ra của sông Dnepr vào Biển Đen.

Cố vấn Oleksiy Arestovych nói: “Thành phố này chưa thất thủ, phe ta vẫn tiếp tục phòng ngự”.

(Theo Reuters)

Nhà Trắng: Hoa Kỳ ‘bỏ ngỏ’ trừng phạt năng lượng Nga

Hôm 2/3, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Hoa Kỳ “rất cởi mở” với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu khí của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng Hoa Kỳ đang cân nhắc tác động có thể có đối với thị trường toàn cầu và giá năng lượng của Hoa Kỳ, theo Reuters.

Khi được hỏi liệu Washington và các đồng minh phương Tây có áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng và khí đốt của Moscow hay không, Psaki nói với đài MSNBC trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi rất cởi mở”.

“Chúng tôi đang xem xét vấn đề này. Rất có khả năng chọn phương án này, nhưng chúng tôi cần cân nhắc xem tất cả các tác động sẽ như thế nào”, bà nói thêm.

(Theo Reuters)

Một gia đình đến cửa khẩu ở Medyka, Ba Lan, Thứ Tư, ngày 2 tháng 3 năm 2022, sau khi chạy trốn khỏi Ukraine.
Một gia đình đến cửa khẩu ở Medyka, Ba Lan, Thứ Tư, ngày 2 tháng 3 năm 2022, sau khi chạy trốn khỏi Ukraine.


Nhật Bản đề xuất tiếp nhận người tị nạn Ukraine

Thủ tướng Nhật Bản cho biết đất nước của ông sẽ tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine, giữa lúc Nga xâm lược Ukraine.

Thủ tướng Fumio Kishida nói với các phóng viên hôm 2/3 rằng lời đề nghị này bao gồm những người Ukraine đã chạy sang Ba Lan lánh nạn.

“Chúng tôi dự định bắt đầu trước với những người có gia đình và bạn bè ở Nhật Bản, nhưng chúng tôi sẽ không dừng lại ở đó và sẽ tiếp nhận người tị nạn xuất phát từ quan điểm nhân đạo,” ông Kishida nói với các phóng viên.

Lời đề nghị lần này của Nhật Bản là khác với thường lệ, mặc dù trước đây Nhật Bản đã từng tiếp nhận người tị nạn từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng với số lượng rất nhỏ.

Từ trước đến nay, Nhật Bản thường hay bị chỉ trích vì không rộng mở lắm đối với di dân.

(Theo AP)

Ấn Độ kêu cầu công dân rời khỏi Kharkiv sau khi nhận được thông tin từ Nga

Vào tối ngày 2/3, Ấn Độ yêu cầu công dân của mình rời khỏi Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, dựa trên thông tin mà các nhà chức trách Ấn Độ nhận được từ Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết công dân Ấn Độ đã được khuyến cáo di chuyển đến ba khu vực an toàn cách đó khoảng 15 km.

Ông Bagchi từ chối đưa ra chi tiết về những thông tin mà New Delhi đã nhận được từ Nga.

Ông Bagchi cũng cho biết gần 17.000 công dân Ấn Độ, chủ yếu là sinh viên, trong số ước tính 20.000, đã rời Ukraine. Ấn Độ đang cố gắng sơ tán những người còn lại sang các nước lân cận.

(Theo AP)

Hoa Kỳ cam kết truy quét các nhà tài phiệt Nga

Hôm 2/3, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết họ sẽ truy quét các nhà tài phiệt Nga và bất kỳ ai khác vi phạm các lệnh trừng phạt sâu rộng do chính quyền Biden áp đặt để đáp lại cuộc chiến chống Ukraine.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland vừa đã thông báo thành lập Lực lượng Đặc nhiệm KleptoCapture, một nhóm các đặc vụ và công tố viên liên bang chịu trách nhiệm điều tra và truy tố bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với các lệnh trừng phạt mới và sẽ có trong tương lai.

Chiến dịch này bao gồm việc thu giữ tài sản của các nhà tài phiệt và những người khác vi phạm các lệnh trừng phạt.

Bộ trưởng Garland cho biết trong một tuyên bố công bố các biện pháp trừng phạt rằng Bộ Tư pháp “sẽ không để lại dấu vết” trong việc điều tra và truy tố “những kẻ có hành vi phạm tội hòng tiếp sức cho chính phủ Nga tiếp tục cuộc chiến phi nghĩa này”.

(Theo AP)

Việt Nam bỏ phiếu trắng nghị quyết LHQ lên án Nga xâm lược Ukraine


Việt Nam, cùng với những nước như Trung Quốc và Iran, bỏ phiếu trắng đối với một nghị quyết lịch sử của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đả kích Nga về việc nước này xâm lược Ukraine và đòi Moscow rút quân khỏi nước láng giềng.

Nghị quyết, được 141 nước biểu quyết tán thành trong số 193 thành viên của hội đồng, kết thúc phiên họp khẩn cấp hiếm hoi mà Hội đồng Bảo an LHQ triệu tập. Lần cuối cùng Hội đồng Bảo an triệu tập phiên họp khẩn cấp của Đại hội đồng là vào năm 1982, theo website của Liên Hợp Quốc.

Năm quốc gia biểu quyết chống lại nghị quyết này trong đó có Nga, Syria và Belarus.

Việt Nam trước đó dường như ngầm chỉ trích Nga khi đại diện phái bộ Việt Nam tại LHQ nói trước đại hội đồng rằng chiến tranh và xung đột “thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế,” và nhấn mạnh “tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản” về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ được minh định trong Hiến chương LHQ.

Ukraine bỏ yêu cầu thị thực cho người nước ngoài đến chiến đấu chống quân Nga

Tổng thống Ukraine đã ký sắc lệnh tạm thời dỡ bỏ yêu cầu về thị thực nhập cảnh đối với bất kỳ người nước ngoài nào sẵn sàng tham gia Đội quân Phòng thủ Quốc tế của Ukraine và chiến đấu bên phía Ukraine chống lại quân xâm lược của Nga.

Sắc lệnh của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy có hiệu lực từ hôm 1/3 cho đến chừng nào thiết quân luật còn được áp dụng.

(AP)

Úc cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine

Úc sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa, đạn dược và các khí tài quân sự khác trị giá 50 triệu USD để chống lại quân xâm lược của Nga.

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 1/3 đưa ra chi tiết về các kế hoạch của đất nước ông sau khi tiết lộ một ngày trước đó rằng chính phủ của ông sẽ cung cấp cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy các thiết bị quân sự sát thương. Vào tuần trước, ông Morrison hứa chỉ cung cấp thiết bị quân sự không sát thuơng.

“Tổng thống Zelenskyy nói: ‘Đừng cho tôi đi nhờ, hãy đưa tôi đạn dược,’ và đó chính là những gì chính phủ Úc đã đồng ý làm,” Thủ tướng Morrison cho biết.

Ông Morrison nói rằng Úc đã cam kết 50 triệu USD bằng việc cung cấp sự hỗ trợ phòng thủ sát thương và không sát thương cho Ukraine thông qua NATO.

(AP)

3 hãng phim Mỹ ngừng ra mắt phim tại Nga

Ba hãng phim lớn của Hollywood đã quyết định tạm dừng ra mắt các bộ phim chiếu rạp sắp tới của họ ở Nga, bao gồm cả phim “Người Dơi” (The Batman) dự kiến ra rạp tại đó trong tuần này.

Warner Bros., Walt Disney Co. và Sony Pictures hôm 28/2 nói rằng họ sẽ "tạm dừng" việc phát hành các bộ phim của họ ở Nga. Mỗi hãng phim đều có những đợt ra mắt quan trọng trên thị trường quốc tế trong những tuần tới. “Người Dơi”, một trong những bộ phim được mong đợi của năm, sẽ khởi chiếu vào ngày 4/3 tại Bắc Mỹ và nhiều nơi ở nước ngoài.

Động thái của Warner Bros. theo sau một quyết định tương tự hôm 28/2 của Walt Disney Co. Hãng phim này đã lên kế hoạch khởi chiếu siêu phẩm hoạt hình “Gấu đỏ Biến hình” (Turning Red) của Pixar tại Nga vào ngày 10/3.

Sony cũng hành động tương tự khi cho biết họ sẽ hoãn việc phát hành bộ phim bom tấn “Ma cà rồng Morbius” ở Nga.

Nga không phải là thị trường hàng đầu của Hollywood nhưng nước này thường đứng trong nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới về doanh thu phòng vé.

(AP)

Quân đội Nga tiến vào thành phố cảng chiến lược của Ukraine ở Biển Đen

Quân đội Nga đã tiến vào thành phố Kherson của Ukraine và xâm nhập đuợc vào tòa nhà hội đồng, thị trưởng thành phố cho biết sau một ngày có các tuyên bố mâu thuẫn về việc liệu Moscow có chiếm được thành phố quan trọng đầu tiên trong cuộc xâm lược của họ diễn ra trong 8 ngày qua hay không.

Cảng Kherson ở Biển Đen, một thủ phủ của tỉnh miền nam với khoảng 250.000 dân, có vị trí chiến lược nơi Sông Dnipro chảy vào Biển Đen và sẽ là thành phố quan trọng đầu tiên rơi vào tay Moscow.

Trước đó trong ngày, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv, đã phải hứng chịu trận pháo kích nặng nề trong lúc cuộc xâm lược kéo dài hơn một tuần qua của Nga bị Liên Hợp Quốc lên án trong một cuộc bỏ phiếu lịch sử.

Thiệt hại về người đang tăng lên ở Kharkiv, thành phố có 1,5 triệu dân và là thủ phủ của người Việt ở Ukraine, nơi các vụ đánh bom đã biến trung tâm của thành phố này thành một vùng đất hoang với những tòa nhà đổ nát và những mảnh vỡ.

(Reuters)

Mỹ áp thêm các chế tài lên Nga và đồng minh Belarus

Nhà Trắng hôm 2/3 công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại Nga và đồng minh Belarus, bao gồm cả việc mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhắm vào các nhà máy lọc dầu của Nga và các thực thể hỗ trợ quân đội của Nga và Belarus.

Trong số các chế tài mới được công bố có các biện pháp trừng phạt nhắm vào 22 thực thể quốc phòng của Nga chuyên chế tạo máy bay chiến đấu, xe chiến đấu bộ binh, hệ thống tác chiến điện tử, tên lửa và phương tiện bay không người lái cho quân đội Nga.

Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố các biện pháp bổ sung về kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị khai thác dầu và khí đốt, có thể làm ảnh hưởng đến năng lực lọc dầu của Nga về lâu dài.

Các biện pháp trừng phạt mới nhất được áp đặt hôm 2/3 cũng bao gồm việc Mỹ đóng cửa không phận đối với tất cả các chuyến bay của Nga.

(AP)

TT Biden: Cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng LHQ cho thấy ‘sự phẫn nộ toàn cầu’ đối với Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi cuộc bỏ phiếu hôm 2/3 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhằm yêu cầu Moscow ngừng ngay lập tức cuộc tấn công vào Ukraine và rút toàn bộ quân đội Nga, trong khi nói rằng điều đó “thể hiện mức độ phẫn nộ toàn cầu trước cuộc tấn công khủng khiếp của Nga đối với một nước láng giềng có chủ quyền.”

Trong một tuyên bố vào tối ngày 2/3, Tổng thống Biden nói cuộc bỏ phiếu của LHQ đã công nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “tấn công vào chính nền tảng của hòa bình và an ninh toàn cầu – và vào mọi thứ mà Liên Hợp Quốc đại diện cho”.

Cuộc bỏ phiếu về nghị quyết "Cuộc tấn công chống lại Ukraine" đạt tỷ lệ đồng thuận là 141-5, với 35 phiếu trắng.

(AP)

Đức xem xét cấp hàng nghìn tên lửa cho Ukraine

Đức đang xem xét cung cấp 2.700 tên lửa phòng không cho Ukraine trong lúc nước này tìm cách tự vệ trước cuộc xâm lược của Nga, một nguồn tin chính phủ cho biết hôm 3/3.

Hãng thông tấn Đức DPA trước đó đưa tin rằng Bộ Kinh tế nước này đã chấp thuận cung cấp tên lửa Strela do Liên Xô sản xuất, một phần trong kho của quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây.

Một nguồn tin nói với Reuters rằng Hội đồng An ninh Liên bang vẫn chưa thông qua động thái này. Nguồn tin còn cho biết: “Các tên lửa đã sẵn sàng được vận chuyển.”

Số tên lửa này sẽ bổ sung vào 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger mà Đức cho biết hôm 26/2 rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine, trong một sự thay đổi chính sách sau khi Nga xâm lược nước láng giềng Ukraine.

(Reuters)

Giao tranh dữ dội gần nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Một đám cháy đã bùng phát tại một tòa nhà đào tạo bên ngoài nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu trong cuộc giao tranh dữ dội giữa quân Nga và quân Ukraine, cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine cho biết hôm 4/3.

Phát ngôn nhân của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nói với hãng tin RIA rằng mức độ phóng xạ nền không thay đổi. An ninh phóng xạ đã được đảm bảo, giám đốc nhà máy nói với kênh truyền hình Ukraine 24.

Video do nhà máy điện hạt nhân ở phía đông nam thủ đô Kyiv cung cấp dường như cho thấy khói và lửa bốc lên từ một tòa nhà không xác định.

Giao tranh ác liệt đã xảy ra trong khu vực cách Kyiv khoảng 550 km về phía đông nam, thị trưởng thị trấn Energodar gần đó cho biết trên mạng xã hội. Ông cho biết có thương vong, nhưng không nói rõ chi tiết.

“Do pháo kích liên tục của kẻ thù vào các tòa nhà và đơn vị của nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang bốc cháy,” Thị trưởng Dmytro Orlov nói trên Telegram. Ông không nói chi tiết.

“Quân đội Nga đang nã đạn từ mọi phía vào nhà máy Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu,”, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba viết trên Twitter.

“Lửa đã bùng phát... Quân Nga phải ngay lập tức ngừng bắn, cho phép lính cứu hỏa vào, thiết lập một khu vực an ninh!”

Zaporizhzhia cung cấp hơn 1/5 tổng điện năng sản xuất ở Ukraine.

(Reuters)

Một quân nhân thuộc Lực lượng phòng vệ Lãnh thổ Urkaine đang gác tại một chốt kiểm soát ở Kyiv
Một quân nhân thuộc Lực lượng phòng vệ Lãnh thổ Urkaine đang gác tại một chốt kiểm soát ở Kyiv

Người dân di tản khỏi Ukraine vì chiến sự ở một nhà ga xe lửa ở Przemysl, Ba Lan
Người dân di tản khỏi Ukraine vì chiến sự ở một nhà ga xe lửa ở Przemysl, Ba Lan

Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm 3/3 rằng Nga sẽ đạt được các mục tiêu của cuộc can thiệp quân sự vào Ukraine cho dù có xảy ra điều gì đi nữa.

Nike, IKEA đóng cửa ở Nga

Nhà sản xuất giày thể thao Nike và công ty đồ nội thất gia đình IKEA đã đóng cửa các cửa hàng ở Nga hôm 3/3, khi các giới hạn thương mại và hạn chế nguồn cung dồn thêm vào áp lực chính trị khiến các công ty ngừng làm ăn ở Nga.

Nhà bán lẻ đồ nội thất IKEA cho biết họ sẽ đóng cửa các cửa hàng ở Nga và Belarus, đồng minh của Nga, ảnh hưởng 15.000 công nhân và giải thích việc này một cách phi chính trị.

“Cuộc chiến có tác động rất lớn đến con người và dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng và các điều kiện giao thương, đó là lý do tại sao các tập đoàn quyết định tạm dừng hoạt động của IKEA ở Nga,” IKEA cho biết trong một tuyên bố.

Nike cho biết họ ‘vô cùng đau buồn trước cuộc khủng hoảng tàn khốc ở Ukraine’ và mô tả việc đóng cửa của họ như sau: “Với tình hình tiến triển nhanh chóng và những thách thức ngày càng tăng trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của chúng tôi, Nike sẽ tạm dừng hoạt động tại Nga”.

Ngân hàng Pháp Societe Generale cho biết họ đang nỗ lực cắt giảm rủi ro ở Nga, lo ngại Moscow ăn miếng trả trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, trong lúc nhiều hãng xưởng nhà sản xuất vodka Diageo đến Toyota ngưng làm ăn ở nước này.

Nhà sản xuất máy bay Embraer của Brazil đã theo chân Airbus và Boeing để ngừng cung cấp phụ tùng cho các hãng hàng không Nga.

(Reuters)

Khi quân đội Nga từ từ tiến vào thủ đô Kyiv của Ukraine hôm 3/3, một số người ở Moscow đã cố gắng chạy ra nước ngoài đến những nơi chưa cấm các chuyến bay từ Nga, bấm bụng chịu giá tăng vọt trong lúc khẩn trương tìm đường trốn thoát.

Đám cháy tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ‘đã được dập tắt’

Đám cháy bùng phát tại một tòa nhà đào tạo gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong cuộc giao tranh dữ dội giữa lực lượng Nga và Ukraine đã được dập tắt, cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine cho biết hôm 4/3.

Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm cho biết không có chỉ dấu cho thấy mức độ phóng xạ tăng cao tại nơi này.

“Người dân châu Âu, xin hãy tinh lại đi. Hãy nói với các chính trị gia của quý vị rằng quân Nga đang bắn vào một nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói trong một bài phát biểu thu sẵn.

Ông Zelenskiy cho biết xe tăng Nga đã bắn vào các nhà máy có lò phản ứng hạt nhân, mặc dù không có bằng chứng cho thấy chúng đã bị tấn công.

(Reuters)

Quốc kỳ Ukraine tung bay trên bầu trời Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nơi vẫn đang kháng cự với cuộc bao vây của quân Nga kể từ đầu cuộc chiến
Quốc kỳ Ukraine tung bay trên bầu trời Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nơi vẫn đang kháng cự với cuộc bao vây của quân Nga kể từ đầu cuộc chiến

Các nhà đàm phán Nga và Ukraine hôm 3/3 đã đồng ý về sự cần thiết phải thiết lập các hành lang nhân đạo để giúp dân thường trốn chạy và cung cấp thuốc men và thực phẩm cho các khu vực giao tranh khốc liệt nhất.

Cố vấn tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak, cho biết cũng có khả năng dừng giao tranh ở một số địa điểm nhất định.

Các nhà đàm phán của hai bên sẽ lại gặp nhau vào tuần tới, hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus dẫn lời ông Podolyak cho biết.

(Reuters)

Phái đoàn Nga và Ukraine chào hỏi nhau trước cuộc đàm phán ở Công viên Quốc gia Belavezhskaya Pushcha, gần biên giới Belarus-Ba Lan hôm 3/3
Phái đoàn Nga và Ukraine chào hỏi nhau trước cuộc đàm phán ở Công viên Quốc gia Belavezhskaya Pushcha, gần biên giới Belarus-Ba Lan hôm 3/3

Putin cáo buộc quân Ukraine là ‘tân phát xít’

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông sẽ không bao giờ từ bỏ niềm tin rằng người Nga và người Ukraine ‘là một’. "

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quá trình thù địch ở Ukraine cho thấy nước Nga ‘đúng là đang chiến đấu với tân phát xít’, những kẻ ‘đặt thiết bị vũ khí trong các khu dân cư và bắt thường dân làm con tin’.

Ông Putin cũng nói cái mà ông gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở Ukraine đang ‘diễn ra đúng như lịch trình’ với tất cả các nhiệm vụ được giao đang được thực hiện thành công. Những phát biểu này nằm trong diễn văn khai mạc phiên họp của Hội đồng An ninh Nga hôm 4/3.

(India Times)

Thượng nghị sỹ Mỹ: 'Putin nên bị ám sát'

Thượng nghị sỹ Mỹ đại diện bang South Carolina, ông Lindsey Graham hôm 3/3 nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ‘nên bị người dân của mình ám sát’ và đó là cách duy nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

(Wall Street Journal)

Quân Nga đã chiếm được Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu sau khi một tòa nhà tại đây bị đốt cháy trong cuộc giao tranh dữ dội với quân Ukraine, chính quyền Ukraine cho biết hôm 4/3.

Lo sợ về khả năng xảy ra thảm họa hạt nhân tiềm tàng tại nhà máy Zaporizhzhia đã khiến các thủ đô trên khắp thế giới báo động.

Một quan chức tại một tập đoàn nhà nước điều hành bốn nhà máy điện hạt nhân của Ukraine cho biết không có thêm giao tranh, đám cháy đã được dập tắt và nhà máy Zaporizhzhia vẫn hoạt động bình thường.

(Reuters)

Điện Kremlin hôm thứ Sáu 4/3 nói điều gì xảy ra tiếp theo cuộc đàm phán về Ukraine sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Kyiv về các cuộc thương thuyết giữa hai bên trong tuần này.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng chưa có văn bản nào được thống nhất với Ukraine tại cuộc đàm phán, nhưng Moscow đã nói với phía Ukraine về giải pháp cho cuộc chiến.

Nga đã xâm lược Ukraine hồi tuần trước và gọi việc này là "chiến dịch quân sự đặc biệt".

(Reuters)

Khối các nước đồng minh NATO hôm thứ Sáu 4/3 khước từ đề nghị của Ukraine về khu vực cấm bay. NATO nói họ đang tăng trợ giúp, nhưng việc can thiệp trực tiếp sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn hơn, thậm chí còn tàn khốc hơn nữa ở châu Âu. Cho đến nay, cuộc chiến chỉ dừng ở mức độ là Nga tấn công xâm lược nước láng giềng.

"Chúng tôi không phải là một phần trong cuộc xung đột này và chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo nó không leo thang và lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine", Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong một cuộc họp báo.

(Reuters)

Cơ quan về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc báo cáo hôm thứ Sáu 4/3 rằng hơn 1,2 triệu người đã rời Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra.

Hơn 165.000 người rời khỏi đất nước hôm 3/3 - giảm nhẹ so với con số hôm 2/3 và thấp hơn con số gần 200.000 người hôm 1/3, là số lượng người nhiều nhất rời khỏi Ukraine trong một ngày kể từ khi Nga xâm lược, theo Cao ủy LHQ về Người tị nạn.

Cổng thông tin dữ liệu của Cao ủy về Ukraine cho thấy phần lớn - khoảng 650.000 người - đã đến nước láng giềng Ba Lan, và khoảng 145.000 người đã chạy sang Hungary. 103.000 người khác ở Moldova và hơn 90.000 người ở Slovakia.

(AP)

Đại sứ quán Mỹ gọi cuộc tấn công nhà máy điện hạt nhân là tội ác chiến tranh

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine gọi cuộc tấn công của Nga vào nhà máy hạt nhân là một tội ác chiến tranh.

"Việc tấn công nhà máy điện hạt nhân là một tội ác chiến tranh", tuyên bố của đại sứ quán nói. “Việc ông Putin nã pháo vào nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu đưa triều đại khủng bố của ông ấy tiến thêm một bước nữa”.

Quân đội Nga đã chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hôm thứ Sáu trong một cuộc tấn công khiến nhà máy bốc cháy và làm dấy lên lo ngại về một thảm họa hạt nhân. Ngọn lửa đã được dập tắt và không có bức xạ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi hành động của Nga là "khủng bố hạt nhân" và kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hành động để bảo vệ các cơ sở hạt nhân đang bị đe dọa của Ukraine.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal kêu gọi Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế và EU cử đại diện đến tất cả năm nhà máy điện hạt nhân của Ukraine. "Đây là một câu hỏi về an ninh của toàn thế giới," ông nói trong một video vào ban đêm.

(AP)

Singapore trừng phạt Nga vì 'vô cớ tấn công’ Ukraine

Singapore công bố các lệnh trừng phạt Nga hôm thứ Bảy 5/3, bao gồm lệnh chế tài bốn ngân hàng và lệnh cấm xuất khẩu đối với thiết bị điện tử, máy tính và các mặt hàng quân sự. Đây là một động thái hiếm hoi của trung tâm tài chính châu Á để đáp lại những gì họ gọi là "tiền lệ nguy hiểm của Moscow”ở Ukraine.

"Chúng tôi không thể chấp nhận việc chính phủ Nga vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác", Bộ Ngoại giao Singapore cho biết trong một tuyên bố, nhưng không đưa ra khung thời gian về thời điểm các lệnh trừng phạt có hiệu lực.

"Đối với một quốc gia nhỏ như Singapore, đây không phải là một nguyên tắc lý thuyết, mà là một tiền lệ nguy hiểm. Đây là lý do tại sao Singapore lên án mạnh mẽ cuộc tấn công vô cớ của Nga".

Các lệnh chế tài cấm các tổ chức tài chính của Singapore bao gồm ngân hàng trung ương của nước này giao dịch với ngân hàng trung ương của Nga cũng như Công ty Cổ phần Đại chúng Ngân hàng VTB, Ngân hàng Phát triển và Kinh tế Đối ngoại Vnesheconombank, Công ty Cổ phần Đại chúng Promsvyazbank và Ngân hàng Rossiya. Các lệnh chế tài này cũng bao gồm tiền điện tử.

(Reuters)

Nga dự định ngừng bắn tại 2 khu vực ở Ukraine

Quân đội Nga sẽ ngừng bắn ở hai khu vực của Ukraine bắt đầu từ thứ Bảy 5/3 để cho dân thường sơ tán, truyền thông nhà nước Nga đưa tin, nhưng chưa có xác nhận ngay lập tức từ phía Ukraine. Đó sẽ là bước đột phá đầu tiên trong việc cho phép thường dân sơ tán chiến tranh.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga do các cơ quan truyền thông RIA Novosti và Tass loan tải cho biết họ đã đồng ý về các tuyến đường sơ tán với các lực lượng Ukraine để cho phép dân thường rời khỏi cảng chiến lược Mariupol ở phía đông nam và thị trấn phía đông Volnovakha “từ 10 giờ sáng theo giờ Moscow”. Tuyên bố mơ hồ này không nói các tuyến đường sơ tán sẽ mở trong bao lâu.

Người đứng đầu hội đồng an ninh Ukraine, Oleksiy Danilov, trước đó kêu gọi Nga tạo hành lang nhân đạo để cho phép trẻ em, phụ nữ và người già sơ tán khỏi các cuộc giao tranh, và ông gọi những hành lang đó là “vấn đề Số 1”.

(AP)

EU đình chỉ Nga và Belarus tham gia Hội đồng các quốc gia Biển Baltic

Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ cùng với các thành viên của Hội đồng các quốc gia Biển Baltic (CBSS) đình chỉ Nga và Belarus tham gia các hoạt động của Hội đồng.

"Quyết định này là một phần trong phản ứng của Liên minh châu Âu và các đối tác cùng chí hướng đối với hành động xâm lược Ukraine của Nga và sự tham gia của Belarus vào hành động gây hấn vô cớ và phi lý này," EU tuyên bố hôm thứ Bảy 5/3.

"EU đồng ý với các thành viên của CBSS (Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Iceland, Latvia, Lithuania, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển) rằng việc đình chỉ hợp tác với Nga và Belarus sẽ có hiệu lực cho đến khi có thể nối lại hợp tác dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế," tuyên bố nói thêm.

(Reuters)

Điện Kremlin nói phương Tây hành xử như quân cướp

Điện Kremlin hôm thứ Bảy 5/3 nói phương Tây đang hành xử như những kẻ cướp nhưng Nga rất lớn không thể bị cô lập vì thế giới rộng lớn hơn nhiều so với Hoa Kỳ và châu Âu.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nói với các phóng viên rằng nếu Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga thì các thị trường năng lượng sẽ chao đảo .

(Reuters)

Liên hiệp quốc: 1,45 triệu người di tản khỏi Ukraine

Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) cho biết số người di tản khỏi Ukraine kể từ khi chiến sự bắt đầu đến nay đã lên tới 1,45 triệu người.

Cơ quan di trú của Liên Hợp Quốc, ghi nhận số liệu từ cơ quan chính phủ của các quốc gia nơi họ đến, hôm thứ Bảy 5/3 cho biết 787.300 người Ukraine đã đến Ba Lan, khoảng 228.700 người chạy sang Moldova, 144.700 người đến Hungary, 132.600 người đến Romania và 100.500 người đến Slovakia.

IOM cho biết công dân của 138 quốc gia đã vượt qua biên giới của Ukraine sang các nước láng giềng.

(AP)

Bộ trưởng Quốc phòng nói hơn 66.200 người Ukraine đã trở về từ nước ngoài để chiến đấu

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov ngày thứ Bảy cho biết 66.224 người Ukraine đã trở về từ nước ngoài để tham gia cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.

"Đó là con số những người đàn ông trở về từ nước ngoài vào thời điểm này để bảo vệ đất nước của họ khỏi quân xâm lược. Đây là them 12 lữ đoàn chiến đấu và thêm động lực nữa! Người Ukraine, chúng ta bất khả chiến bại," ông Reznikov nói trong một bài đăng trên mạng.




Voatiengviet.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn