Omicron khiến hoạt động đón mừng năm mới kém tưng bừng

 THẾ GIỚI

01/01/2022
Pháo hoa mừng năm mới bừng sáng bên trên Cảng Sydney ở Sydney, Úc, ngày 1 tháng 1, 2022.

B

iến thể Omicron của virus corona đã khiến các hoạt động đón mừng năm mới kém tưng bừng khắp thế giới, với việc Paris hủy bỏ bắn pháo hoa, London chuyển sang bắn trên truyền hình và Thành phố New York hạn chế số người tụ tập ở Quảng trường Times.

Quả cầu pha lê trứ danh được thả xuống vào lúc đếm ngược tới nửa đêm ở Quảng trường Times, nhưng chỉ có 15.000 khán giả được phép vào khu vực xem chính thức thay vì 58.000 như thông thường.

Một năm trước, vaccine mới ra đã mang lại hi vọng đại dịch COVID-19 có thể được kiểm soát vào đầu năm 2022. Thay vào đó, sự xuất hiện bất ngờ của Omicron đã làm gia tăng số ca nhiễm coronavirus trên toàn cầu.

Số ca nhiễm toàn thế giới đạt mức cao kỉ lục trong khoảng thời gian bảy ngày qua, với trung bình hơn một triệu ca được phát hiện mỗi ngày từ 24 đến 30 tháng 12, tăng khoảng 100.000 so với mức cao nhất trước đó được báo cáo vào ngày thứ Tư, theo số liệu của Reuters. Nhưng số ca tử vong không tăng theo, khơi lên hi vọng biến thể mới ít gây chết người hơn.

Thành phố New York báo cáo con số kỉ lục 44.000 ca vào ngày thứ Tư và 43.000 ca khác vào ngày thứ Năm, khiến một số người kêu gọi đình chỉ các hoạt động đón mừng năm mới. Nhưng nhà chức trách quyết định những hoạt động đón mừng ngoài trời mà trong đó mọi người đều đã tiêm chủng, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội là an toàn, và là một lựa chọn tốt hơn so với hoạt động đón mừng hầu như bỏ trống vào năm 2021.

Người tham dự hoạt động đón mừng năm mới ở Quảng trường Times, Thành phố New York, Mỹ, ngày 1 tháng 1, 2022.

.

Ở những nơi khác trên toàn cầu, các sự kiện đã được giảm quy mô hoặc hủy bỏ hoàn toàn, chẳng hạn như bắn pháo hoa truyền thống trên Tháp Petronas ở Kuala Lumpur.

Nửa đêm trôi qua ở Paris mà không có màn bắn pháo hoa vì các quan chức thành phố đã hủy bỏ các sự kiện được lên kế hoạch trên đại lộ Champs-Élysées theo khuyến nghị của một hội đồng khoa học nói rằng các cuộc tụ tập đông người quá rủi ro.

Tại Hà Lan, nơi cấm các nhóm hơn bốn người tụ tập bên ngoài, cảnh sát giải tán hàng ngàn người tụ tập bất chấp tại Quảng trường Dam ở trung tâm Amsterdam.

Nhưng ở London, nơi mà tiết mục bắn pháo hoa và trình diễn ánh sáng đã bị hủy vào tháng 10, các quan chức thông báo vào ngày thứ Sáu rằng tiết mục này sẽ được chiếu trên màn hình tivi, khi tháp đồng hồ Big Ben rung chuông đón năm mới lần đầu tiên kể từ năm 2017 sau khi được tu sửa.

Ở châu Á, các hoạt động đón mừng chủ yếu bị rút ngắn hoặc hủy bỏ. Ở Hàn Quốc, lễ rung chuông truyền thống vào lúc nửa đêm bị hủy bỏ sang năm thứ hai, trong khi các hoạt động đón mừng bị cấm ở khu giải trí Shibuya của Tokyo và Thủ tướng Fumio Kishida đã lên YouTube kêu gọi mọi người đeo khẩu trang và hạn chế số người trong các bữa tiệc.

Trung Quốc, nơi virus corona xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, được đặt trong tình trạng báo động cao, với thành phố Tây An bị phong tỏa và các sự kiện đón mừng năm mới ở các thành phố khác đã bị hủy bỏ.



Voatiengviet.com


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn