Úc phạm ‘sai lầm to lớn’ vụ hủy hợp đồng tàu ngầm, đại sứ Pháp nói

 CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

18/09/2021

Đại sứ Pháp tại Úc Jean-Pierre Thébault đến sân bay Sydney, ngày 18 tháng 9, 2021.

Ú

c phạm sai lầm ngoại giao “to lớn” khi hủy bỏ đơn đặt hàng trị giá hàng tỉ đôla mua tàu ngầm của Pháp để theo đuổi một thỏa thuận thay thế với Mỹ và Anh, đại sứ Pháp tại Canberra nói ngày thứ Bảy.

Úc ngày thứ Năm thông báo sẽ hủy bỏ thỏa thuận năm 2016 với Tập đoàn Hải quân của Pháp để xây dựng một hạm đội tàu ngầm thông thường và thay vào đó đóng ít nhất tám chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh sau khi đạt được quan hệ đối tác an ninh ba bên.

Quyết định của Úc cũng khiến Trung Quốc, cường quốc đang trỗi dậy ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tức giận. Malaysia ngày thứ Bảy bày tỏ lo ngại rằng quyết định đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử của Canberra có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực.

Pháp, một đồng minh khối NATO của Mỹ và Anh, gọi việc hủy bỏ thỏa thuận - trị giá 40 tỉ đôla vào năm 2016 và được cho là đáng giá hơn nhiều vào thời điểm hiện nay - là một cú đâm sau lưng và triệu hồi đại sứ từ Washington và Canberra về nước.

“Đây là một sai lầm to lớn, một cung cách xử lý rất, rất tệ mối quan hệ đối tác - bởi vì đó không phải là một hợp đồng, đó là một quan hệ đối tác mà lẽ ra phải dựa trên sự tin tưởng, thông hiểu lẫn nhau và chân thành,” Đại sứ Jean-Pierre Thébault nói với các phóng viên ở Canberra trước khi trở lại Paris.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói Pháp là một “đồng minh thiết yếu” và Mỹ sẽ nỗ lực trong những ngày tới để giải quyết những khác biệt.

Ông Thébault nói ông rất buồn phải rời khỏi Úc nhưng nói thêm rằng “cần phải đánh giá lại” mối quan hệ song phương.

Úc nói họ lấy làm tiếc về việc triệu hồi đại sứ Pháp, và rằng họ coi trọng mối quan hệ với Pháp và sẽ tiếp tục hợp tác với Paris về các vấn đề khác.

“Úc hiểu sự thất vọng sâu sắc của Pháp về quyết định của chúng tôi, vốn được đưa ra phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia rõ ràng và đã được truyền đạt của chúng tôi,” một phát ngôn viên của Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne nói.

Bất hòa giữa Paris và Canberra đánh dấu điểm thấp nhất trong quan hệ của hai nước kể từ năm 1995, khi Úc phản đối quyết định của Pháp tái tục thử nghiệm hạt nhân ở Nam Thái Bình Dương và triệu hồi đại sứ nước này về để tham vấn, theo Reuters.



Voatiengviet.com


Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…
Pháp nên bán số tàu ngầm đó cho Đài Loan HỌC Ấn Độ thì xong chuyện thôi
Hợp's Blog đã nói…
Lải nhải cũng không thiếu được cái tuyên truyền rẻ tiền !
Đây là chuyện của bọn đế quốc tư bản, Vẹm đâu có tư cách gì để xía vào ? OK ?
Hôm nay sao đầu tôm Homard lại viết thiếu những người chống Tàu chệt NO-U ?
Hợp's Blog đã nói…
Năm 2019, nhằm mục đích hiện đại hóa hải quân, gia tăng khả năng phòng thủ trước sự bành trướng của China tại vùng nam Thái bình Dương, Úc đã ký với Pháp một thoả ước để sản xuất 12 tàu ngầm trị giá gần 40 tỷ Mỹ kim. Theo thỏa thuận, thi 12 tàu ngầm sẽ được thiết kế dựa trên mẫu nguyên tử Barracuda mới nhất của Pháp. Nhưng thay vì chạy bằng nguyên tử thì những tàu ngầm này sẽ chạy bằng diesel và điện. Nhiều chuyển viên quân sự đã bình luận rằng, chính quyền Úc, giống như ông già nhà quê đi mua xe, để tiết kiệm tiền, ông này đã mua xe Lexus, nhưng chạy bằng máy Camry.
Hợp's Blog đã nói…
Bao nhiêu năm nay, Trung Quốc dùng tiền và gái để mua chuộc nhiều chính khách của Úc, mua nhiều vùng đất đai trù phú và tìm cách di dân sang Úc. Bắc Kinh xây dựng cả một chiến lược lâu dài nhằm thôn tính Úc bằng bàn tay sắt bọc nhung. Điều đó cho thấy quyết định của Úc rất đúng đắn vì sự tồn vong của dân tộc.
Nước Pháp nhiều lúc lầm tưởng về khả năng và vai trò của mình , ông Maccon từng phát biểu " NATO đã chết não..." và muốn một NATO ChÂu Âu không có Mỹ?!
Sức mạnh của nền dân chủ Âu - Mỹ chính là sự đoàn kết trong một Liên mình vững chắc , mà mỗi thành viên phải liên tục xây đắp thì mới có khả năng tồn tại trước mối đe dọa và thâm hiểm chưa từng có.
Một cách tốt hơn cho nước Úc đó là: hãy ra nhập NATO.
Hợp's Blog đã nói…
Sức mạnh của nền dân chủ Âu - Mỹ chính là sự đoàn kết trong một Liên mình vững chắc , mà mỗi thành viên phải liên tục xây đắp thì mới có khả năng tồn tại trước mối đe dọa và thâm hiểm chưa từng có.
Một cách tốt hơn cho nước Úc đó là: hãy ra nhập NATO.
Hợp's Blog đã nói…
Năm 2019, nhằm mục đích hiện đại hóa hải quân, gia tăng khả năng phòng thủ trước sự bành trướng của China tại vùng nam Thái bình Dương, Úc đã ký với Pháp một thoả ước để sản xuất 12 tàu ngầm trị giá gần 40 tỷ Mỹ kim. Theo thỏa thuận, thi 12 tàu ngầm sẽ được thiết kế dựa trên mẫu nguyên tử Barracuda mới nhất của Pháp. Nhưng thay vì chạy bằng nguyên tử thì những tàu ngầm này sẽ chạy bằng diesel và điện. Nhiều chuyển viên quân sự đã bình luận rằng, chính quyền Úc, giống như ông già nhà quê đi mua xe, để tiết kiệm tiền, ông này đã mua xe Lexus, nhưng chạy bằng máy Camry.

Bắt được điểm yếu này, nước Mỹ, với sự trợ giúp của Anh, đã xúi Úc bỏ hợp đồng với Pháp. Rồi Mỹ và Anh đã ngầm ký kết để chế tạo tàu ngầm nguyên tử cho Uc. Nguyên tử thú thiệt 100 phần trăm, Made in USA and UK. Bị đá giò lái, ngoài việc mất ăn, danh dự nước Pháp còn bị tổn thương. Trong vụ này, ngoài mặt thì Pháp đồ lỗi cho Hoa Kỳ, nhưng bên trong anh Tây biết chủ mưu là anh láng giềng Anh xấu bụng. Từ hàng trăm năm nay, Pháp và Anh tuy ở sát nhau nhưng không ai ưa ai, đánh nhau liên miên. Pháp xài meter thì Anh xài foot, Pháp lái xe bên phải, thì Anh theo bên trái, Pháp theo Thiên chúa giáo, thì Anh theo Anh giáo, nhất định không chịu đụng hàng.

Đối với nước Mỹ thì "không có ai là đồng minh, mà chỉ có quyền lợi. Nước Pháp, dưới con mắt người Mỹ, chỉ là một đàn em bướng bỉnh. Trong thế chiến thứ hai, quân Pháp bị Đức đánh tan tành trong vòng vài tuần lễ. Rồi Đức lập chính phủ bù nhìn Vichy/Phillipe Petain lên nắm quyền. Năm 1944, de Gaulle theo chân liên quân Anh, Mỹ vào giải phóng Paris, lật đổ chính phủ Vichy. Sau đó Hoa Kỳ đà giúp Pháp phục hồi kinh tế qua chương trình Marshal. Năm 1954, người Mỹ đã để quân Pháp thảm bại đau thương tại Điện biên Phủ, rồi phải rút khỏi Đông Dưong. Mất thuộc địa Việt, Miên, Lào, anh chàng de Gaulle rất căm hận chính quyền Hoa Kỳ. Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, 1955-1975, de Gaulle luôn luôn đã kích chính sách của Mỹ tại nam VN là sai lầm.

Mấy anh gốc VNCH, con chiên cực đoan phải coi đây như là một bài học. Không ai thương mình bằng chính mình. Những kẻ không biết tự lập, dùng mồ hôi của mình để xây đưng đất nước thì sẽ phải gánh lấy thất bại đau thương.
Hợp's Blog đã nói…
"Australia không có khả năng bảo trì tàu ngầm hạt nhân và đề nghị Pháp sửa tàu ngầm của mình thành tàu ngầm chạy cầu cặn. Pháp bằng lòng và hai bên ký hợp đồng năm 2016." trích

Ông viết lủn cũng : Úc không có Tàu ngầm hạt nhân, chỉ có Tàu chạy bằng diesels thì sửa Tàu ngầm của mình (diesels) thành Tàu ngầm chạy dầu cặn (diesels) ???
12 Tàu ngầm Pháp đóng cho Úc là tàu ngầm mới chứ không phải sửa chữa lại.
Hợp's Blog đã nói…
Đầu đuôi chuyện Australia mua tàu ngầm Pháp là Australia chọn kiểu tàu ngầm của Pháp nhưng nói với Pháp là Australia không có khả năng bảo trì tàu ngầm hạt nhân và đề nghị Pháp sửa tàu ngầm của mình thành tàu ngầm chạy cầu cặn. Pháp bằng lòng và hai bên ký hợp đồng năm 2016. Khi ông Joe Biden lên thì đề nghị với Australia là mua tàu ngầm hạt nhân, Mỹ sẽ giúp trong việc bảo trì tàu ngầm. Australia sẽ không có khả năng làm giàu thanh uranium để làm nguyên liệu cho tàu ngầm mà Mỹ sẽ làm giàu thanh uranium rồi đưa cho Australia dùng. Australia tin tưởng vào Mỹ thì mới dám chấp nhận để cho Mỹ làm giàu thanh uranium để làm nguyên liệu cho tàu ngầm. Nếu là nước nào khác thì lỡ nước đó không cung cấp thanh uranium cho Australia thì tàu ngầm của Australia trở thành vô dụng. Phải có sự tin tưởng lẫn nhau giữa Australia và Anh, Mỹ thì Australia mới mua tàu ngầm hạt nhân. Ba nước này luôn luôn sát cánh với nhau trên thế giới vì họ đều nói tiếng Anh. Người Mỹ và người Australia đều từ nước Anh ra đi. Ba nước này đồng lòng chống Trung Quốc.
Hợp's Blog đã nói…
Úc hủy hợp đồng chế tạo tàu ngầm với Pháp cũng có lý do của nó mà mục đích chính là tăng thêm sức mạnh để răn đe TQ. Mặc dù Úc biết rằng một sự kiện như vậy có thể gây ra một sự tai hại lớn với Pháp, nhưng họ vẫn phải làm.
Năm 2016, Úc ký hợp đồng với Pháp để chế tạo 12 Tàu ngầm thông thường cho Úc
vì lúc đó TQ tỏ ra it hung hăng hiếu chiến như gần đây.

Tàu ngầm Shortfin (diesel điện) của Pháp do Naval Group chế tạo cũng là loại tàu ngầm tốt nhất thế giới, với độ tiếng ồn thấp nhất, với trọng tải 4000 tấn. Nhưng đó vẫn là tàu ngầm thông thường nên cần phải trở về bến để tiếp dầu, hoặc phải trồi lên mặt nước để sạc điện vào accu, đó là những điểm yếu.

Tuy nhiên với một tàu ngầm tấn công nguyên tử, SNA thì khả năng vượt trội : với thanh hạt nhân có thể sử dụng 30 năm và thời gian lặn dưới biển gần như vô hạn, (nếu không có vấn đề về oxy và lương thực, và sức chịu đựng của thủy thủ đoàn)
SNA chạy được 22 hải lý /giờ, tức là 44,4 km/h gấp đôi so với Tàu ngầm thông thường.

Loại SNA Virginia của Mỹ có thể mang theo 37 loại vũ khí như : ngư lôi, hoả tiễn chống hạm, và Tomahawk so với Shortfin của Pháp chỉ có 28.
Nếu Úc mua 12 tàu ngầm của Pháp thì các tàu này chỉ thích hợp cho việc tuần tra các bờ biển khổng lồ của Úc, với Tàu ngầm NT của Mỹ thì vượt đến 4000 dặm để đến bờ biển TQ thì không còn là vấn đề.

Tóm lại Úc mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ là thích hợp, đúng thời cơ mặc dù có những vấn đề với đồng minh Pháp nhưng rồi mọi sự cũng sẽ qua.
Hợp's Blog đã nói…

Úc Vẫn nên giữ thỏa thuận với Pháp, nhưng đơn hàng chỉ khoảng 20 tỷ đô và phần còn lại đặt đơn hàng tàu ngầm hạt nhân.
Hợp's Blog đã nói…
Đúng, bây giờ Úc mới thấy Trung Cộng là mối lo gan ruột. Gấp gáp hợp tác với Anh Mỹ để đóng tàu ngầm nguyên tử là vì những tàu ngầm chạy bằng dầu hay bằng điện mà Úc đang có chỉ phù hợp với vùng nước nông sát biển. Đụng trận với Trung Cộng ở Nam Thái Bình Dương, phải có tàu ngầm nguyên tử (chạy nhanh hơn, êm hơn, ở dưới nước lâu hơn..) thì mới không quá chênh lệch về lực lượng. Các chuyên gia dự đoán không bao lâu nữa hải quân Tàu sẽ hùng hậu hơn cả Mỹ. Thôi Pháp cũng đừng giận vụ hủy hợp đồng. Úc chẳng còn lựa chọn nào khác, chiến tuyến đã vạch ra rồi "Gặp thời thế, thế thời phải thế..."
Hợp's Blog đã nói…
Ông thủ tướng Australia Morisson nói là hồi tháng sáu, khi ông ta ăn tối với tổng thống Pháp thì ông ta nói rằng có thể ông ta phải hủy bỏ hợp đồng.

Còn thủ tướng Anh Boris Johnson thì nói không phải là Anh hay Mỹ đề nghị Australia mua tàu ngầm hạt nhân mà chính thủ tướng Australia nói với ông ta trước, đề nghị Anh giúp đỡ Australia.

Có vẻ như là vì Trung Quốc lên mặt uy quyền với Australia khiến cho Australia thấy cần phải có loại tàu ngầm mạnh hơn. Australia nói cần phải điều tra nguồn gốc con virus Covid thì Trung Quốc phản đối, cấm Australia đề cập đến vấn đề này. Sau đó Trung Quốc còn trừng phạt Australia bằng cách ngưng nhập cảnh hàng của Australia. Australia tỏ ra không sợ, tuyên bố sẽ không đổi lập trường và quay qua tìm đối tác khác để buôn bán. Đó là lúc Australia thấy Trung Quốc là mối đe dọa cho chủ quyền của mình. Trước đây Australia nghĩ rằng mình cứ buôn bán với Trung Quốc thì sẽ không ai đụng đến mình, chỉ cần những tàu ngầm nhỏ để tự vệ mà thôi. Nhưng khi Trung Quốc lên mặt đàn anh lấn át Australia thì Australia thấy Trung Quốc là mối đe dọa. Một viên chức nói mối đe dọa của Trung Quốc còn lớn mối đe dọa của Nhật thời xưa vì Trung Quốc là một nước lớn, có quân đội đông.
Xem ra không phải là Mỹ vì ham lợi mà giành hợp đồng của Pháp mà vì thái độ hung hăng của Trung Quốc khiến cho Australia thấy cần phải có tàu ngầm lớn, có sức chiến đấu mạnh hơn, có thể chiến đấu ở xa nước mình. Lúc thủ tướng Australia nói với tổng thống Pháp là có thể phải hủy bỏ hợp đồng thì có lẽ trong lòng ông ta đang suy nghĩ về sự đe dọa của Trung Quốc và đang tìm cách đối phó .

Pháp nên trách Trung Quốc sao lại hà hiếp Australia khiến cho Australia đi tìm tàu ngầm khác mạnh hơn.
Hợp's Blog đã nói…
Pháp chưa bao giờ thực sự là đồng minh của Mỹ, Anh và Úc, trong thế chiến thứ hai, Pháp là nước được giúp đỡ sau khi họ thông đồng để làm tay sai cho Đức, trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Afghanistan, Iraq, chưa bao giờ có ai thấy hoặc nghe thấy quân đội của Pháp xuất hiện ở những cuộc chiến đó. Từ ngữ 'bạn bè' chỉ được Pháp sử dụng để thu lợi từ những nguồn lợi về kinh tế.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn