Người Mỹ tưởng niệm những người ngã xuống 20 năm sự kiện 11 tháng 9

 HOA KỲ

12/09/2021

Người đến viếng Đài tưởng niệm 11 tháng 9 nhân dịp 20 năm những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Manhattan, Thành phố New York, Mỹ, ngày 11 tháng 9, 2021.

H

ai mươi năm sau khi những kẻ không tặc lao máy bay vào Trung tâm Thương mại Thế giới của Thành phố New York và Lầu Năm Góc bên ngoài Washington, người Mỹ ngày thứ Bảy cùng nhau tưởng niệm gần 3.000 người thiệt mạng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Khi một nhân viên ứng cứu đầu tiên rung chuông bạc, buổi lễ tại Đài tưởng niệm Ngày 11 tháng 9 ở hạ Manhattan bắt đầu với một khoảnh khắc mặc niệm lúc 8:46 sáng giờ miền Đông của Mỹ (1246 GMT), thời điểm chính xác chiếc máy bay đầu tiên trong số hai chiếc bay lao vào tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới. Tổng thống Joe Biden cũng có mặt, kính cẩn cúi đầu.

Mike Low, diễn giả đầu tiên trong ngày, mô tả “nỗi buồn thương không chịu đựng được” gây ra bởi cái chết của con gái ông, Sara, một tiếp viên hàng không trên chiếc máy bay đâm vào Tháp Bắc.

Thân nhân sau đó bắt đầu đọc to tên của 2.977 nạn nhân trước hàng ngàn người tập trung vào buổi sáng trong lành, mát mẻ, trong số đó có cựu Tổng thống Barack Obama và Hillary Clinton, người vốn là thượng nghị sĩ mới đắc cử của bang New York vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, theo tường trình của Reuters.

Bruce Springsteen hát “I'll See You in My Dreams.” Các vũ công Uptown at Lincoln Center biểu diễn trong áo trắng và bạc, biểu trưng cho tro tàn và sự tinh khiết của những người đã khuất.

Sau khi rời địa điểm tưởng niệm ground zero, ông Biden đi đến Shanksville, bang Pennsylvania, nơi Chuyến bay 93 đâm xuống đồng ruộng sau khi hành khách chống trả những kẻ không tặc để chiếm lại quyền kiểm soát chiếc máy bay bị cướp. Chuyến thăm cuối cùng của ông là tại Lầu Năm Góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở Arlington, bang Virginia, để tưởng niệm 184 người thiệt mạng khi Chuyến bay 77 đâm vào.

Các buổi lễ tưởng niệm đã trở thành một truyền thống hàng năm nhưng ngày thứ Bảy có ý nghĩa đặc biệt, diễn ra 20 năm sau buổi sáng mà nhiều người coi như một bước ngoặt trong lịch sử của Mỹ, một ngày khiến người Mỹ cảm nhận được sự dễ tổn thương đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị của đất nước kể từ đó.

Như một lời nhắc nhở đau đớn về những thay đổi đó, chỉ vài tuần trước các lực lượng Mỹ và đồng minh đã hoàn thành cuộc triệt thoái hỗn loạn khỏi cuộc chiến mà Mỹ khởi sự ở Afghanistan để trả đũa cho các cuộc tấn công - vốn đã trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của Mỹ. Và đại dịch COVID-19, cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 655.000 người ở Mỹ, vẫn tiếp diễn.

Trong một buổi lễ tại Lầu Năm Góc, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley nói về 2.461 quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan, bao gồm 13 người trong vụ rút đi mất trật tự vào tháng trước, và việc khép lại “chương khủng khiếp này trong lịch sử quốc gia của chúng ta.”

Phát biểu tại Shanksville, cựu Tổng thống George W. Bush, người nhậm chức tám tháng trước khi sự kiện ngày 11 tháng 9 thay đổi đường hướng nhiệm quyền tổng thống của ông, nói sự đoàn kết thể hiện sau các cuộc tấn công dường như khác xa với những rạn nứt hiện đang chia rẽ người Mỹ.

“Thế lực tà ác dường như hoành hành trong đời sống chung của chúng ta,” ông nói. “Nền chính trị của chúng ta phần nhiều đã trở thành nơi thu hút một cách trần trụi sự tức giận, sợ hãi và thù ghét.”

Vào lúc hoàng hôn, 88 bóng đèn công suất cao sẽ chiếu hai tia sáng dài 6,4 km lên bầu trời để gợi nhớ tới tòa tháp đôi đã sụp đổ. Năm nay, các tòa nhà trên khắp khu Manhattan, bao gồm Tòa nhà Empire State và Nhà hát Opera Metropolitan, sẽ tham gia tưởng niệm bằng cách thắp sáng mặt tiền bằng màu xanh lam, Reuters cho biết.

Cột mốc 20 năm đến vào lúc các nhà lãnh đạo chính trị và nhà giáo dục lo ngại rằng sự kiện này đang phai dần trong kí ức tập thể. Khoảng 75 triệu người Mỹ - gần một phần tư dân số Mỹ ước tính - sinh ra kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001..



Voatiengviet.com


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn