Văn hoá nịnh

 Thực Hiện  Bureau CTM Media - Âu Châu - 11/04/2021


 tuongnangtien’s blog|

NGÀY7 tháng 8 năm 2015, NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ bảo vệ thành công luận án Hành Vi Nịnh Trong tiếng Việt”. Sự kiện này đã gây ra không ít ngộ nhận và điều tiếng eo sèo (đáng tiếc) khiến GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, phải lên tiếng :

“Không nên đáng giá nịnh theo nghĩa dung tục… Nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ vũ tội phạm, mà là để ngăn ngừa. Nghiên cứu về nịnh là để chúng ta biết thế nào là nịnh để tránh xa. Việc đó rất tốt, không nên quy chụp nịnh có gì mà nghiên cứu. Đây là luận án khá hay, có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, tôi đang khuyến khích tác giả công bố nghiên cứu này thành sách.”

Lời khuyến khích quí giá thượng dẫn – tiếc thay – mãi cho đến nay vẫn chưa được thực hiện (để giảm bớt hành vi nịnh nọt) nên chuyện xu nịnh hay siêu nịnh vẫn tiếp tục tràn lan, theo ghi nhận của FB Minh Râu: “Giặc nịnh nở rộ khắp nơi, trên quan trường, trong nghị trường, không thể dẹp được.”

logger Gió Bấc (RFA) đặt vấn đề: “Ai là ông tổ nịnh? Những tên gian nịnh như Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Hồng Diên đáng trách, đáng khinh một, thì những kẻ thích nịnh, hậu đãi, ban thưởng cho nịnh thần như Nguyễn Phú Trọng đáng khinh, đáng trách đến mười lần.

Nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng không phải là kẻ đầu tiên thích nịnh, thích giả vờ khiêm tốn. Người khởi đầu công cuộc này chính là ‘vị cha già kính yêu của dân tộc’. Ngay khi còn sống, vị này đã để cho văn nghệ sĩ suy tôn mình như thánh.”

Nói cho nó khách quan thì cũng khó mà ngăn cản giới “văn nghệ sỹ” khi họ đã quyết tâm trở thành “những hạt bụi lấp lánh” dưới gót giầy của người lãnh đạo :

  • Chế Lan Viên: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi/Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
  • Tố Hữu: Bác về… Im lặng. Con chim hót/ Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Thuở xa xưa ấy, cả chim lẫn người đều hay … hót và hót hay. Chim chóc ở Việt Nam, bây giờ, chả còn mấy con sống sót. Những người có năng khiếu đặc biệt trong lãnh vực ca hót ở đất nước này – cỡ như quí ông Chế Lan Viên hay Tố Hữu – cũng đều chết tiệt cả rồi.

Đám hậu sinh tuy thiện chí vẫn có thừa nhưng tài thì bất cập :

  • Đỗ Thị Thanh Hà: Đã bao lần cháu đặt bút làm thơ/ Viết nắn nót từng lời thơ về Bác/ Tuổi bẩy lăm Bác là Chủ Tịch Nước/ Sống hết mình vì dân tộc Việt nam/ Nhiều kẻ xấu cho rằng Bác tham lam/ Tuổi đã cao ..sao không nhường người khác/ Họ đâu biết triệu, triệu người bầu Bác/ Bác làm sao thoái thác được lòng dân…
  • Nguyễn Văn Linh: Dân cần lắm Bác làm thêm kỳ nữa/ Giữ bếp lò khơi lửa cháy bùng lên/ Lòng muôn dân tề tựu cả ba miền/ Nguyện sát cánh kề bên Người nhóm củi..

Tệ hại đến thế nên quí vị lãnh đạo đất nước hiện nay đành phải tự nịnh (self service) thôi:

  • Nguyễn Thị Kim Ngân: “Quốc hội khóa XIV: Hiện thân của đại đoàn kết dân tộc, tư duy đổi mới … ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.”
  • Nguyễn Phú Trọng: “Một không khí phấn khởi tin tưởng càng ngày càng lan toả.”
  • Nguyễn Xuân Phúc: “Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới.”

Khuynh hướng tự trào trong văn học Việt Nam không hiểu bắt đầu từ thế kỷ nào nhưng khuynh hướng tự nịnh thì có thể được đánh dấu vào giữa thế kỷ trước, khi tác giả Trần Dân Tiên cho xuất bản Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, vào năm 1948. Bắt đầu từ đây thì xu hướng nịnh nọt nở rộ và tràn lan ra khỏi lãnh vực thơ văn, vào đến tận nhà vệ sinh công cộng – theo ghi nhận của nhà báo Bút Bi :

Thấy tóc sếp đen thì nịnh: “Anh lo nghĩ nhiều mà giữ được tóc đen vậy thì tài tình quá!”, tóc sếp bạc thì âu lo: “Anh suy tư công việc nhiều quá nên để lại dấu ấn trên mái tóc anh”. Sếp ốm: “Quanh năm suốt tháng lo cho người khác nên anh chẳng nghĩ đến tấm thân gầy guộc của mình”. Sếp mập: “Anh quả là khổ, làm việc nhiều quá đến không có thời gian tập thể dục…”

logger Gió Bấc (RFA) đặt vấn đề: “Ai là ông tổ nịnh? Những tên gian nịnh như Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Hồng Diên đáng trách, đáng khinh một, thì những kẻ thích nịnh, hậu đãi, ban thưởng cho nịnh thần như Nguyễn Phú Trọng đáng khinh, đáng trách đến mười lần.

Nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng không phải là kẻ đầu tiên thích nịnh, thích giả vờ khiêm tốn. Người khởi đầu công cuộc này chính là ‘vị cha già kính yêu của dân tộc’. Ngay khi còn sống, vị này đã để cho văn nghệ sĩ suy tôn mình như thánh.”

Nói cho nó khách quan thì cũng khó mà ngăn cản giới “văn nghệ sỹ” khi họ đã quyết tâm trở thành “những hạt bụi lấp lánh” dưới gót giầy của người lãnh đạo :

  • Chế Lan Viên: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi/Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
  • Tố Hữu: Bác về… Im lặng. Con chim hót/ Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Thuở xa xưa ấy, cả chim lẫn người đều hay … hót và hót hay. Chim chóc ở Việt Nam, bây giờ, chả còn mấy con sống sót. Những người có năng khiếu đặc biệt trong lãnh vực ca hót ở đất nước này – cỡ như quí ông Chế Lan Viên hay Tố Hữu – cũng đều chết tiệt cả rồi.

Đám hậu sinh tuy thiện chí vẫn có thừa nhưng tài thì bất cập :

  • Đỗ Thị Thanh Hà: Đã bao lần cháu đặt bút làm thơ/ Viết nắn nót từng lời thơ về Bác/ Tuổi bẩy lăm Bác là Chủ Tịch Nước/ Sống hết mình vì dân tộc Việt nam/ Nhiều kẻ xấu cho rằng Bác tham lam/ Tuổi đã cao ..sao không nhường người khác/ Họ đâu biết triệu, triệu người bầu Bác/ Bác làm sao thoái thác được lòng dân…
  • Nguyễn Văn Linh: Dân cần lắm Bác làm thêm kỳ nữa/ Giữ bếp lò khơi lửa cháy bùng lên/ Lòng muôn dân tề tựu cả ba miền/ Nguyện sát cánh kề bên Người nhóm củi..

Tệ hại đến thế nên quí vị lãnh đạo đất nước hiện nay đành phải tự nịnh (self service) thôi:

  • Nguyễn Thị Kim Ngân: “Quốc hội khóa XIV: Hiện thân của đại đoàn kết dân tộc, tư duy đổi mới … ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.”
  • Nguyễn Phú Trọng: “Một không khí phấn khởi tin tưởng càng ngày càng lan toả.”
  • Nguyễn Xuân Phúc: “Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới.”

Khuynh hướng tự trào trong văn học Việt Nam không hiểu bắt đầu từ thế kỷ nào nhưng khuynh hướng tự nịnh thì có thể được đánh dấu vào giữa thế kỷ trước, khi tác giả Trần Dân Tiên cho xuất bản Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, vào năm 1948. Bắt đầu từ đây thì xu hướng nịnh nọt nở rộ và tràn lan ra khỏi lãnh vực thơ văn, vào đến tận nhà vệ sinh công cộng – theo ghi nhận của nhà báo Bút Bi :

Thấy tóc sếp đen thì nịnh: “Anh lo nghĩ nhiều mà giữ được tóc đen vậy thì tài tình quá!”, tóc sếp bạc thì âu lo: “Anh suy tư công việc nhiều quá nên để lại dấu ấn trên mái tóc anh”. Sếp ốm: “Quanh năm suốt tháng lo cho người khác nên anh chẳng nghĩ đến tấm thân gầy guộc của mình”. Sếp mập: “Anh quả là khổ, làm việc nhiều quá đến không có thời gian tập thể dục…”

Chantroimoimedia.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn