Sao lại công khai vi phạm pháp luật thế này?

Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Á Châu - 06/02/2021


Nhuệ Giang – (VNTB) – “Cơ cấu kết hợp phấn đấu đại biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 người; đại biểu trẻ tuổi (dưới 40) khoảng 50 và đại biểu tái cử khoảng 160 người”.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân, cho hay dự kiến nói trên là kết quả của những buổi làm việc, trao đổi, thống nhất với đại diện Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, và với Quân ủy trung ương, Đảng ủy Công an trung ương (*).

Với thông tin trên cho thấy có thể tường minh danh sách những người đã công khai vi phạm pháp luật về bầu cử, vì theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, tại Điều 3. Tiêu chuẩn của người ứng cử, ghi:

“1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.

2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương”.

Cả Luật tổ chức Quốc hội và Luật tổ chức chính quyền địa phương không có bất kỳ điều khoản cụ thể nào yêu cầu ứng cử viên phải là đảng viên.

Do đó, nếu bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng với những ai đó ở Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, và với Quân ủy trung ương, Đảng ủy Công an trung ương, đưa thêm ra yêu cầu ‘giấy phép con’ về tiêu chuẩn ‘đảng viên’, là hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.

Nói thêm, “Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân” (Điều 7.1, Luật tổ chức chính quyền địa phương), và “Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội” (Điều 22.1, Luật tổ chức Quốc hội) cùng chung yêu cầu “Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” – nghĩa là không liên quan đến “Đảng”, vì Điều 4, Hiến pháp 2013 chỉ yêu cầu đảng viên phải “trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”.

______________

Chú thích:

(*) https://vnexpress.net/phan-dau-25-den-50-dai-bieu-quoc-hoi-la-nguoi-ngoai-dang-4231517.html

Chantroimoimedia.com

  



Xử lý hành vi công khai thông tin cá nhân của người nổi tiếng

Vừa đăng quang ngôi Hoa hậu Việt Nam 2018 tối qua, sáng nay, Hoa hậu Trần Tiểu Vy đã bị lộ bảng điểm tốt nghiệp với nhiều điểm dưới 5. Đây chỉ là điển hình trong thực trạng hiện nay khi hàng loạt những thông tin cá nhân của giới nghệ sĩ bị đào bới cũng như các chủ thể khác đã và đang bị xâm hại về thông tin và hình ảnh nêu trên. 

Pháp luật xử lý những hành vi trên như thế nào?

DÂN SỰ

Theo quy định tại khoản 1, điều 21 Hiến pháp năm 2013: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn".

Việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm đến quyền cá nhân đối với hình ảnh và được pháp luật bảo vệ tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Đồng thời, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người có hình ảnh bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người xâm phạm hình ảnh cá nhân của mình phải thu hồi, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

HÀNH CHÍNH:

Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định rõ: "Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác."

HÌNH SỰ:

Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định rõ Tội làm nhục người khác, trong đó, “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm

Tại điểm b Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: Người nào thực hiện hành vi “Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

Như vậy người có hành vi xâm phạm đến thông tin cá nhân thì  Tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi đó có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Cập nhật bởi TuyenBig ngày 18/09/2018 07:44:19 SA

Danluat.thuvienphapluat.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn