Luật lao động Việt Nam không bảo vệ công nhân




Luật lao động Việt Nam không bảo vệ công nhân


Thêm chú thích
D
o thường xuyên bị “chuyên gia” ngoại quốc lăng mạ nhưng không ai bênh vực, bảo vệ nên 6,000 công nhân làm việc cho công ty Ivory Việt Nam ở Thanh Hóa đã đình công suốt một tuần qua.
Được biết trên tờ Người Lao Ðộng có đăng tâm sự của một công nhân qua bài “Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”. Đây là câu mà một người ngoại quốc làm việc trong một công ty ngoại quốc, tọa lạc ở quận 12, Sài Gòn, liên tục lập đi, lập lại với những công nhân đình công để phản đối lối quản lý hà khắc của công ty ngoại quốc này.
Tác giả “Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”, kể thêm, hồi cuối tháng 9, ông Kim Young Wan, “chuyên gia” công ty SJ Globol của Nam Hàn, mở xưởng tại quận 12, Sài Gòn không chỉ chửi, đuổi ra ngoài mà còn đòi hành hung một số công nhân Việt Nam phản đối công ty SJ Globol không giải quyết thỏa đáng những quyền lợi chính đáng khi họ nghỉ việc. Ông Kim Young Wan vốn không xa lạ gì với các viên chức ngành Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội ở quận 12 vì ông đã nhiều lần đánh, chửi công nhân người Việt.
Thêm một chuyện khác, cũng hồi tháng 9, sau khi các “chuyên gia” Trung Quốc, làm việc trong một công ty giày ở Hải Phòng liệng giày vào mặt một nam công nhân, dí bàn ủi làm phỏng tay một nữ công nhân khác.
Tác giả “Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?” viết thêm, tuy Luật Lao Ðộng có nghiêm cấm”ngược đãi người lao động” và “phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ”, nhưng thế nào là ngược đãi thì lại “không được cụ thể hóa.” Còn “xúc phạm danh dự, nhân phẩm” thì chẳng riêng phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng bị tổn thương, cũng cần được bảo vệ.
Ngoài Luật Lao Ðộng, còn có một nghị định để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động song nghị định này quên hẳn, không đặt định cách thức chế tài những hành vi “xúc phạm danh dự, nhân phẩm” của công nhân Việt Nam. Thành ra từ công nhân tới viên chức Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội, không ai làm được gì những “chuyên gia” ngoại quốc luôn miệng thách thức: “Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?” 
Nhà cầm quyền Việt Nam o bế ngành công an
nganhconganVào ngày 2/11 vừa qua đã diễn ra lễ công bố và trao Quyết định của ông Chủ tịch Trương Tấn Sang về việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng Công an năm 2014 được Đảng ủy Công an Trung ương (CATW), Bộ Công an tổ chức tại Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có ông Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước ; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương. Về phía Bộ Công an có mặt đầy đủ các thứ trưởng Bộ Công an, đại diện các Tổng cục, Vụ, Cục… thuộc Bộ Công an ; đại diện Công an một số tỉnh, thành phố.
Tại buổi lễ, Đại tướng CSVN Trần Đại Quang đã trao Quyết định của Chủ tịch nước cho những ai được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng. Thay mặt toàn thể tướng lĩnh, sĩ quan công an, ông Quang đã chúc mừng những người được thăng hàm cấp tướng, cũng như thể hiện lòng “biết ơn sâu sắc” và lòng trung thành đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuyên suốt các nội dung và phát biểu, người ta vẫn thấy những lời lẽ khẩu hiệu về việc “tuyệt đối trung thành với Đảng” và “bảo vệ Đảng, Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân” của một lực lượng được gọi là “thanh kiếm và lá chắn”, chỉ biết “còn Đảng, còn mình”. Tuy nhiên, số lượng sỹ quan được thăng hàm tướng là bao nhiêu thì các báo trong nước không nêu rõ.
Việc thăng thêm hàm tướng Công an lần này, theo giới thạo tin nhận định rằng, đây là động thái nhằm vỗ về ngành công an, trong bối cảnh tình hình chính trị – xã hội trong nước hiện nay có nhiều vấn đề bức xúc, hình ảnh của ĐCSVN ngày càng xấu đi trong mắt người dân. Đặc biệt đối với những người được thăng hàm, thăng cấp, họ sẽ có thêm nhiều quyền lợi hơn trong bộ máy, khiến họ càng phải gắn chặt vào bộ máy nhà nước này và phải lăn xả để bảo vệ nó như bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
Cũng cần phải nói thêm, phía Quân đội hoàn toàn không bằng lòng với chuyện ngành công an có quá nhiều tướng và vẫn xin thăng thêm. Phía Quân đội cho đó là điều bất hợp lý, không công bằng đối với họ và đã từng có ý kiến phản đối tại các cuộc họp. Mối quan hệ giữa 2 ngành Quân đội và Công an thường “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” từ nhiều năm. Quân số của ngành Công an hiện gần xấp xỉ quân số của Quân đội. 
Vịnh Hạ Long bị nhuộm đen vì nước thải
vinhHaLong
Thêm chú thích
Từ nhiều năm qua một sự kiện đã ám ảnh người dân và du khách khi đến Vịnh Hạ Long, đó là những họng cống thải nước bẩn đen sì đang ngày đêm chảy thẳng xuống vịnh.
Theo báo chí thì khi đến khu du lịch Bãi Cháy, đập vào mắt du khách là một đoạn cống lộ thiên dẫn nước thải từ khu vực Vườn Ðào, qua đường Hạ Long, chảy về Vịnh Hạ Long, mặc cho các tấm lưới đã được lắp ở giữa cống để hứng rác nhưng không xuể. Khi thủy triều xuống, dọc trên bãi tắm Thanh Niên, nơi hàng ngàn lượt du khách đến tắm có ít nhất 4 rãnh ống dẫn nước thải chôn trong cát, dòng nước đen sì trồi lên bốc mùi cống rãnh.
Một điểm khác về nước thải ngay trong thành phố Hạ Long chính là hồ nước trước Cung Văn Hóa Thiếu Nhi tỉnh Quảng Ninh. Trong lòng hồ này là 2 họng cống ngày đêm thải ra những dòng nước đen sì, hôi thối.
Theo Ban Quản Lý các dịch vụ công ích thành phố Hạ Long lý giải: Hệ thống cống khu vực Bãi Cháy dùng để lọc nước mưa và nước thải sinh hoạt chung, bởi sau những cơn mưa lớn, nước từ trên đồi cao chảy xuống cống với lưu lượng rất lớn, kèm theo đó là rác từ các khu dân cư. Khi đạt đến độ cao nhất định, nước được phép thải tràn. Còn theo phúc trình của ban quản lý các dịch vụ công ích thành phố Hạ Long, toàn thành phố có 2 nhà máy xử lý nước thải là Ao Cá tại khu vực Bãi Cháy và Hà Khánh tại khu vực Hòn Gai và 11 trạm lọc nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện…
Song, tất cả các đường ống xử lý nước thải của hai nhà máy trên đều ngầm dưới lòng đất và hoạt động khép kín. Không phải nước thải tại điểm dân cư nào cũng được đấu nối vào hệ thống xử lý ngầm này mà đều phải qua kiểm tra.
Trong khi trên thực tế công suất của nhà máy Hà Khánh hiện tại là 5,000 mét khối/ngày đêm và đã đạt trên 70% công suất thiết kế. Còn tại nhà máy Ao Cá, công suất 3,500 mét khối/ngày đêm nhưng đã chạy hết công suất từ lâu.
Trong khi đó, mật độ nhà hàng, khách sạn và khu dân cư tại Bãi Cháy ngày càng đông, có ngày nhà máy Ao Cá nhận 5,000 mét khối nước thải hoặc nhiều hơn/ngày đêm, vậy thì phần nước thải được xả đi đâu, hay đổ luôn ra Vịnh Hạ Long?
Ông Nguyễn Công Thái, phó Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long cho biết có mắt thấy, tai nghe chuyện nước thải đen sì chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long, nhưng Ban Quản Lý Vịnh gần như lực bất tòng tâm, riêng việc bố trí đội chèo đò vớt rác trôi nổi khắp mặt vịnh và quanh các hang động cũng đã rất mệt mỏi. Việc quản lý môi trường tại các khu dân cư ven vịnh phải giao quyền cho các địa phương…
Theo ông Thái, các nhà hàng ven vịnh, các tàu du lịch, tàu nghỉ đêm trên vịnh đều bắt buộc phải có bể ngầm xử lý trước nước thải, sau đó mới được phép xả thải ra vịnh. Tuy nhiên, ý thức của người dân và người làm du lịch chưa phải ai cũng cao nên vẫn có tình trạng xả trộm, xả lén lút, không thể kiểm soát hết. 
Hai chợ truyền thống nổi tiếng Ðà Nẵng sắp bị xóa sổ
ChoCon3Tại cuộc họp báo vào ngày 31 tháng 10 của thành phố Ðà Nẵng, nhà cầm quyền địa phương cho biết sẽ xã hội hóa chợ Hàn và chợ Cồn thành trung tâm thương mại.
Mặc dù ghi nhận nhiều kiến nghị yêu cầu giữ lại hai chợ truyền thống, nổi tiếng của Ðà Nẵng là chợ Cồn và chợ Hàn như một nét văn hóa lâu đời, nhưng thành phố Ðà Nẵng đã quyết định sẽ xây dựng tại đây thành hai trung tâm thương mại.
Trong quá trình thực hiện dự án, thành phố sẽ lưu ý việc bảo tồn khu vực buôn bán vốn có và phong cách chợ truyền thống. Trung tâm thương mại sẽ phát triển về không gian chiều cao, kinh doanh các mặt hàng khác còn phía tầng dưới vẫn buôn bán kiểu chợ truyền thống.
Theo Huỳnh Ðức Thơ, phó chủ tịch thành phố Ðà Nẵng thì đây là chủ trương thực hiện theo nghị quyết của thành phố Ðà Nẵng nên buộc phải chuẩn bị hồ sơ, kêu gọi nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hiện tâm lý của nhiều tiểu tương tại hai ngôi chợ này đang rất lo lắng, băn khoăn, bởi không biết việc kinh doanh buôn bán sau khi không còn là chợ truyền thống sẽ như thế nào?
Trước đó, sau khi chính quyền thành phố Ðà Nẵng quyết định phá bỏ hai ngôi chợ truyền thống nổi tiếng này để xây dựng trung tâm thương mại đã gặp phải nhiều luồng dư luận. Trong đó, nhiều ý kiến không đồng tình và mong muốn vẫn giữ lại nét truyền thống, văn hóa lâu đời.







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn