Việt Nam sẽ được gì sau khi EVIPA và EVFTA được thông qua?






HÔMqua ngày 12 tháng 2, Nghị Viện Âu Châu – EP đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ phiếu 407 phiếu thuận, 188 phiếu chống và 53  phiếu trắng). Tương tự, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) cũng được thông qua với tỉ lệ phiếu 401 phiếu thuận 192, 40 phiếu chống. Và đây là một kết quả mà chính quyền CS rất mong đợi, mục đích của họ là có một cái gì đó để tiếp tục đánh bóng mình trước nhân dân. Họ sẽ nói với dân rằng “đây là nỗ lực của đảng, và từ đây Việt Nam sẽ cất cánh”.
Vâng! Đó là những gì mà chính quyền CS dự định sẽ dùng đến EVIPA và EVFTA. Phải thừa nhận rằng, đây là nỗ lực của chính quyền CS. Nhưng liệu nỗ lực này có đem lại cơ hội cho Việt Nam cất cánh không thì đấy là một vấn đề khác. Với khả năng quản trị của ĐCS, thì liệu họ có tận dụng tốt 2 hiệp định này không?
Khi EVFTA được thông qua thì nó sẽ có lộ trình giảm thuế từ 2 phía. Cụ thể như sau: 7 năm đầu, EU sẽ cắt giảm 48,5% thuế và Việt Nam sẽ cắt giảm đến 85,6% thuế. Từ năm thứ 7 đến năm thứ 10 thì EU tháo dỡ thêm 43,3% thuế nữa, còn Việt Nam thì dỡ bỏ thêm 13,6% thuế nữa. và sau 10 năm, thì EU dỡ bỏ thêm 6,5% thuế nữa và Việt Nam dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan. Điều đáng chú ý là, để hàng hóa Việt Nam hưởng ưu đãi thuế tại thị trường EU thì buộc hàng hóa đó phải có xuất xứ Việt Nam từ khâu đầu tiên. Nghĩa là nguyên liệu để sản xuất nên món hàng đó phải là của Việt Nam. Đây chính là rào cản hạn chế hàng hóa Việt Nam vào EU. Ngoài ra tiêu chuẩn Châu Âu cũng là một thứ rào cản rất lớn mà hàng hóa Việt Nam dù cho đã vượt qua bức tường thuế thì chưa chắc vượt qua được rào cản chất lượng.
Khi EVIPA được thông qua thì nó sẽ dành cho nhà đầu tư từ EU 3 điều kiện hấp dẫn: thứ nhất, nó sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lí và đầu tư minh bạch hơn, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU; thứ nhì là giữa Việt Nam và EU sẽ giành cho nhau chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi nhất có thể (tức đối xử tối huệ quốc); thứ 3 là 2 bên cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng. Rõ ràng nhìn vào 3 điều kiện đó chúng ta thấy nó là điều kiện rất tốt để các nhà đầu tư từ EU vào Việt Nam, nhưng liệu nó có đơn giản như vậy không?
Câu trả lời là không hề đơn giản như vậy. Ở đây chúng ta có thể kể ra 2 yếu điểm cố hữu và chính những điểm yếu đó nó sẽ là rào cản rất lớn làm hạn chế nhà đầu tư từ EU vào Việt Nam. Quan sát qua 34 năm mở cửa, thì chúng ta có thể khẳng định, ĐCS Việt Nam không thể nào khắc phục được những điểm yếu này. Vậy đó là những điểm yếu nào?
Điểm yếu thứ nhất, đó là những nhà đầu tư đến từ EU họ không phải đòi hỏi nhân công giá rẻ mà chất lượng kém được mà họ đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, chính đòi hỏi này là rào cản làm cho các nhà đầu tư đến từ EU đầu tư vào Việt Nam khá hạn chế. Còn nhớ, khi chiến tranh thương mại Mỹ -Trung nổ ra thì rất nhiều nhà đầu tư Mỹ rút khỏi thị trường Trung Quốc, nhưng họ không chọn Việt Nam đầu tư mà chọn nước khác có nguồn nhân lực chất lượng hơn. Mà như ta biết, những nhà đầu tư đến từ EU cũng chẳng khác gì những nhà đầu tư đến từ Mỹ cả, họ cũng có những đòi hỏi rất cao mà thị trường lao động của Việt Nam không thể nào với tới được.
Điểm yếu thứ nhì, EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ rất chặt, muốn được hưởng lợi thuế quan, các doanh nghiệp Việt buộc phải dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Nghĩa là sao? Nghĩa là chính quyền CS Việt Nam phải có chính sách hiệu quả để xây dựng ngành phụ trợ của các mặt hàng xuất khẩu sang EU. Hay nói đơn giản là ĐCS Việt Nam phải có chính sách như thế nào để Việt Nam tự chủ được thị trường nguyên liệu đảm bảo hàng hóa xuất sang EU phải có nguồn gốc từ Việt Nam. Để hưởng ưu đãi thuế từ EVFTA thì Việt Nam không thể chỉ làm gia công cho Trung Quốc rồi xuất sang EU hưởng ưu đãi thuế được . Mà như ta biết, hiện nay Trung Quốc là thị trường nguyên liệu chính cho nền kinh tế Việt Nam. Chính thị trường nguyên liệu này mà năm 2019, nền kinh tế Việt Nam phải nhập siêu 33,8 tỷ đô và luôn tăng đều hằng năm. Sự phụ thuộc lớn đến mức, nếu đóng cửa biên giới với Trung Quốc thì nền sản xuất Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng nặng, chính vì thế mà dù bệnh cúm Corona bung phát dữ dội nhưng chính quyền CS Việt Nam vẫn không dám đóng cửa biên giới với Trung Quốc được.
Có thể nói, 2 hiệp định đã ký với EU sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp EU hơn là Việt Nam. Nếu doanh nghiệp của EU vào Việt Nam hưởng lợi tự việc cắt giảm được chi phí sản xuất và hưởng ưu đãi thuế một cách dễ dàng, thì doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang EU cũng như những doanh nghiệp xuất sang EU cũng sẽ gặp phải rào cản rất lớn ngoài những quy định trong 2 hiệp định kia. Cái được có chăng là khi doanh nghiệp EU vào Việt Nam, nó sẽ làm cho kích thước GDP Việt Nam phình ra, nhưng thực chất giá trị phình ra đó vẫn không phải là của người Việt Nam. Doanh nghiệp EU đến đây hưởng hết những ưu đãi để làm giàu và mang lợi nhuận về EU. Như vậy, lúc đó ĐCS Việt Nam sẽ chỉ được tiếng để mị dân còn doanh nghiệp đến từ EU mới là kẻ được miếng ngon. Sẽ không dễ để cho nền kinh tế cất cánh, nếu ĐCS vẫn quản lý đất nước như thế này.
-Đỗ Ngà-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn