Thiết Lập Cài Đặt Cơ Bản Trong Blogger

Đây sẽ là bài học cuối cùng để đưa website của chúng ta đi vào hoạt động và sử dụng như một công cụ phục vụ cho công việc, cuộc sống và nhiều mục đích khác.
Danh mục bài học:
    1. Cơ bản
    2. Bài đăng, nhận xét và chia sẻ
    3. Email
    4. Ngôn ngữ và định dạng
    5. Tùy chọn tìm kiếm
    6. Khác
    7. Cài đặt người dùng
Tại “Menu” bên trái các bạn chọn “Cài đặt”, mặc định nó sẽ vào mục đầu tiền là “Cơ bản”.
1. Cơ bản
Ở phần đầu tiên sẽ có 3 mục gồm Tiêu Đề, Mô tả và Bảo mật.
Tiêu đề: là cái tên đại diện cho website hay blog của chúng ta, ví dụ: blog của mình sẽ có tiêu đề là Blog của Minh hay nếu bạn làm một shop bán quần áo sẽ có tên là Quần Áo Quảng Châu, Quần  Áo Giá Rẻ hay Shop Pinky…
Mô tả: giới hạn là 500 ký tự vì vậy bạn nên viết mô tả cho súc tích, dễ hiểu, ví dụ: Blog chia sẽ kiến thức Blogger và kiếm tiền trên mạng hoặc Shop quần áo nữ chuyên hàng Quảng Châu, Shop đồ nam đẹp giá rẻ TP. HCM…
Bảo mật: gồm 2 phần là
Thêm blog của bạn vào danh sách của chúng tôi?
Bạn có thể hiểu là Blogger sẽ hiển thị Blog của bạn trên danh sách các Blogger của họ, tức là những người ưa đọc blog hoặc blogger khác có thể nhìn thấy Blog của bạn.
Tùy chọn này mình ưu tiên các bạn nào viết Blog giống như mình chọn “Yes”, các bạn làm web vì mục tiêu khác có thể chọn “No” cũng không sao.
Cho phép các công cụ tìm kiếm tìm blog của bạn?
Đây mới là tùy chọn quan trọng và bạn nhớ chọn “Yes” nhé, nó có nghĩa là cho phép Google thu thập thông tin từ Website của bạn và khi có ai tìm kiếm chủ đề liên quan Web của bạn sẽ được đưa lên các vị trí xếp hạng
Lưu ý: Bạn có thể chọn “No” nếu không có nhu cầu quảng bá blog trên google, người khác vẫn đọc được blog của bạn khi nhập đúng đường dẫn nhưng khi tìm trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ không có kết quả.
Xuất bản
Phần này sẽ giúp bạn sử dụng tên miền riêng, bạn còn nhớ ở phần đầu bài học mình có nói về việc thay đổi cái tên mặc định “tênmiền.blogspot.com” bằng một tên khác ví dụ: minhlun.blogspot.com được thay bằng minhlun.com.
Tuy nhiên, tạm thời mình sẽ dừng lại ở đây và sẽ hướng dẫn các bạn trong một bài học khác nhé.
HTTPS
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về HTTPS trên Google mình chỉ nói một cách đơn giản đó là một kết nối được mã hóa giúp đảm bảo an toàn thông tin cho khách truy cập vào website.
Kể từ năm bao nhiêu mình không nhớ rõ nhưng hiện nay HTTPS được xem là giao thức bắt buộc cho mỗi website và là tiêu chí xếp hạng của Google, nên hãy chọn “Có” nhé.
Quyền
Tác giả Blog: hiện tại bạn sẽ chỉ thấy có 1 tác giả duy nhất chính là bạn với vai trò là Quản trị viên.
Blogger cho phép bạn thêm các tác giả bằng cách mời họ qua Email, bạn có thể nhập email của người đó và nhấn “Mời tác giả” hoặc mời họ qua “Danh sách liên hệ” của bạn.
Lưu ý: tác giả được mời sẽ có quyền hạn ở mức thấp hơn bạn và chỉ có thể đăng bài viết chứ không vào được các mục chỉnh sửa giao diện hay cài đặt….
Chỉ có bạn mới có thể thay đổi quyền hạn hay thậm chí là dừng hoạt động của một tác giả trên Blog, vì vậy hãy cẩn thận khi cho phép một ai khác với vai trò quản trị viên trên Blog.
Người đọc Blog
Ở đây bạn sẽ quyết định ai được quyền xem Blog của mình với 3 tùy chọn:
Công cộng: Bất kỳ ai cũng có thể xem nội dung trên Blog
Riêng tư – Chỉ tác giả Blog: chỉ có tác giả của Blog mới có thể xem nội dung trên Blog
Riêng tư – Chỉ những người này: tuy nhiên, bạn có thể chia sẻ nội dung blog với một số người nhất định bằng cách chọn dòng này và thêm vào email của những người mà bạn muốn chia sẻ.
Lưu ý: Khác với cấu hình “Cho phép các công cụ tìm kiếm tìm blog của bạn?”  nếu bạn chọn “Riêng tư” ở mục này Blog của bạn sẽ hoàn toàn không xem được bơi người lạ, họ sẽ nhận được thông báo đây là Blog riêng tư.
2. Bài đăng, nhận xét và chia sẻ
Bài đăng
Hiển thị tối đa: cho phép hiển thị số lượng bài viết tối đa trên trang chủ Website
Mẫu bài đăng: phần này tạm thời chúng ta không xét tới vì bản thân mình cũng chưa dùng qua, bạn nào đã từng sử dụng có thể cho mình ý kiến nhé.
Hiển thị hình ảnh với hiệu ứng hộp đèn: Khi nội dung bài viết trên website của bạn có nhiều hình ảnh bạn có thể chọn “Có” Blogger sẽ tạo ra một hộp đèn như ảnh sau khi người dùng click vào một hình.
Hãy truy cập tại đây và click vào một hình bất kì để xem demo nhé: http://bit.ly/2JFlrBM
Cá nhân mình thấy tùy chọn này khá hay cho các website bán hàng vì khách hàng dễ dàng xem và lựa chọn hơn.
Nhận xét
Ví trí nhận xét: 
Được nhúng: nơi được đặt mã hiển thị khung nhận xét, thông thường là các bài viết ( Post ), bạn nên chọn vị trí này
Toàn bộ trang: cái tên nói lên tất cả, Blogger sẽ hiện thị khung bình luận ở tất cả các trang trên Blog
Cửa sổ bật lên: khi khách truy cập vào web nhấn vào dòng chữ “Đăng nhận xét” sẽ có một hộp thoại hiện lên
Ẩn: hoàn toàn không hiển thị khung bình luận ( dành cho những website không cho phép khách truy cập bình luận )
Ai có thể nhận xét:
Mục này thì quá rõ rồi, mình chỉ khuyên bạn không nên để bất cứ người nào để tránh tình trạng spam comment.
Kiểm duyệt nhận xét:
Mục này bạn chọn luôn luôn nhé, như đã nói ở trên khi Blog/Web của bạn nổi tiếng sẽ gặp phải tình trạng spam comment ( bình luận liên tục gây phiền nhiễu ).
Sau đó nhập Email của bạn ở dòng “Gửi email yêu cầu kiểm duyệt tới”, khi có một ai bình luận trên Web sẽ có yêu cầu xác minh được gửi đến email này và chỉ khi bạn cho phép bình luận mới được hiện thị trên Web.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm duyệt là bình luận trên Web bằng cách vào menu “Bình luận” bên góc trái.
Hiển thị xác minh từ
Một cách khác để giảm tình trạng Spam comment chính là chọn “Có” tại mục này, khách truy cập sẽ phải thực hiện một bước xác minh trước khi gửi bình luận.
Chính vì nó quan trọng như vậy nên hãy chọn “Có” nhé.
Lưu ý: nếu bạn đang đăng nhập trong tài khoản Quản trị viên của Blog bạn sẽ không nhìn thấy mục này.
Thư thông báo mẫu nhận xét: mục này nó sẽ hiển thị bên dưới comment của khách, mình thường để trống vì thấy không cần thiết.
Hai phần còn lại là Google + nhận xét và chia sẻ lên Google + dành cho những bạn sử dụng Google + (Google Plus), bạn có thể search Google để tìm hiểu nhé.
Do hiện nay lượng người dùng Google Plus (ở Việt Nam) so với Facebook là khá ít nên mình cũng không dùng thằng này.
3. Email
Đăng bài bằng Email: mình không sử dụng chức năng này và cũng không khuyến khích các bạn dùng vì cũng không quá hữu dụng.
Email thông báo nhận xét: như ở trên, khi có bình luận trên Web một email sẽ gửi về tài khoản email của bạn để bạn kiểm duyệt bình luận.
Cuối cùng là gửi các bài đăng qua email: bạn có thể nhập tối đa 10 email vào, khi bạn đăng bài các nội dung này sẽ tự động gửi về các email trên, khá hữu dụng khi bạn muốn quản lí nội dung trên blog do các tác giả khác của blog viết.
4. Ngôn ngữ và định dạng
Ngôn ngữ
Đây là ngôn ngữ sẽ hiển thị cho nội dung trên Blog của bạn, vì mình viết Blog cho người đọc Việt Nam nên sẽ chọn Tiếng Việt và mục “Bật chuyển ngữ” mình chọn “Tắt” nhé, bạn nào viết blog tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác có thể chọn khác.
Định dạng
Các bạn có thể tham khảo thiết lập của mình hoặc thay đổi sao cho phù hợp với khu vực sinh sống của bạn.
5. Tùy chọn tìm kiếm
Thẻ Meta
Hãy chọn “Có” ở phần “Bật mô tả tìm kiếm” nhé, mục này sẽ dùng để hiển thị trên kết quả tìm kiếm của google ví dụ:
Vùng chữ đen được khoanh đỏ chính là phần mô tả sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
Tạm thời bạn có thể chưa hiểu hoặc thấy được tác dụng của nó nên chỉ cần viết ngắn gọn như các ví dụ trong ảnh là được.
Lỗi và chuyển hướng
Không tìm thấy trang tùy chỉnh:
Nếu khách vào web truy cập vào một trang nào đó bị lỗi hẳn là bạn sẽ muốn gửi lời xin lỗi họ. Đây chính là nơi để bạn làm việc đó.
Để kiểm tra bạn vào trang chủ website tại ô địa chỉ hãy nhập thêm các ký tự sau: tênmiềncủabạn.blogspot.com/p rồi nhấn Enter, lúc này bạn sẽ thấy dòng chữ mình đã viết.
Chuyển hướng tùy chỉnh :
Một số trang trên website bị lỗi và bạn muốn chuyển nó về trang khác, cách làm rất đơn giản, nhập địa chỉ bị lỗi ở trên và địa chỉ mà bạn muốn chuyển đến ở dưới.
Trình thu thập thông tin và lập chỉ mục
Đây là mục liên quan trực tiếp đến việc thu thập dữ liệu trên webiste của bạn từ Google vì vậy mình khuyên bạn nên để mặc định, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể trong một bài viết khác.
6. Khác
Nhập và sao lưu
Chắc bạn còn nhớ khái niệm “Backup/Restore” đúng không? trong bài học trước ở phần chỉnh sửa giao diện chúng ta đã tìm hiểu và biết cách Backup cũng như Restore giao diện web.
Đến đây, bạn sẽ học được cách Backup và Restore nội dung trên web, cách thực hiện vô cùng đơn giản:
Backup: Sao lưu nội dung -> Lưu vào máy tính của bạn
Restore: Nhập nội dung -> đánh dấu check vào hộp kiểm -> Nhập từ máy tính
Lưu ý: kể từ sau bài học này khi nhắc đến khái niệm Backup và Restore bạn phải nhớ đến hai phần là giao diện và nội dung.
Nếu bạn đã quên cách Backup Restore giao diện trong Blogger hãy xem lại bài học trước
Nguồn cấp dữ liệu trang web
Đây cũng là một phần liên quan đến các công cụ tìm kiếm nên mình sẽ nói cụ thể khi đến các bài học về chủ đề đó, tạm thời bạn cứ để mặc định như khi tạo Blog là được.
ID Mở
Mục này mình không sử dụng đến
Nội dung người lớn
Mục này dành cho các website có nội dung 18+ như hình ảnh, âm thanh, video…. liên quan đến các chủ đề giới hạn độ tuổi.
Khi chọn có sẽ có một cảnh báo xác nhận khi khách truy cập vào website của bạn ( một số trường hợp bạn không chọn “Có” nhưng Google phát hiện vẫn sẽ mặc định có cảnh báo ).
Google Analytics
Mục này bạn có thể bỏ qua vì tạm thời ta chưa cần dùng đến.
7. Cài đặt người dùng
Chung
Mình không dùng Google + vì vậy ở mục “Hồ sơ người dùng” mình chọn Blogger theo mặc định.
Ngôn ngữ trên Blogger.com:
Đây là phần rất quan trọng, một số bạn khi vào Blogger sẽ thấy giao diện là Tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ không thể hiểu nổi và dù đã dùng mọi cách vẫn không thể thay đổi.
Hiện nay, Blogger đã thay đổi bằng cách tích hợp ngôn ngữ trên tài khoản Google của bạn và ngôn ngữ trên blogger.com thành một, bạn hãy vào đường dẫn sau, đăng nhập email để chọn lại.
Chỉnh sửa ngôn ngữ Blogger: tại đây
Hãy chọn “tài khoản Google” tại trang hiện ra chọn biểu tượng cây viết và chọn “Tiếng Việt” nhé.
Bài học này khá dài nhưng bạn yên tâm là các cài đặt này chỉ làm một lần và sử dụng mãi mãi, mình muốn bạn nắm được các khái niệm này nên trình bày hơi rườm rà để nếu có quên sau này bạn cứ lật lại xem.
Sau bài học này bạn hãy thực hiện cài đặt cho chính website của mình nhé, kể từ bài học sau chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc tạo ra các website với những mục tiêu chuyên dụng như blog cá nhân, web bán hàng…
Nếu có khó khăn trong quá trình học hãy để lại comment bên dưới bài học này để được hỗ trợ nhé.
Đi đến bài học tiếp theo nào:




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn