Việt Nam rơi vào ‘thế kẹt’ với Đức

Phía Đức cho rằng Việt Nam đã "bội tín". Trong ảnh là Thủ tướng Việt Nam và Đức gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 6/7. Phía Đức tiết lộ rằng Hà Nội đã đưa đề nghị dẫn độ ông Thanh về nước trong lần gặp mặt này.
Phía Đức cho rằng Việt Nam đã "bội tín". Trong ảnh là Thủ tướng Việt Nam và Đức gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 6/7. Phía Đức tiết lộ rằng Hà Nội đã đưa đề nghị dẫn độ ông Thanh về nước trong lần gặp mặt này.
Chính quyền Hà Nội đang trong thế “tiến thoái lưỡng nan”, sau khi Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh trên đất của mình, và đòi đưa ông trở lại Đức, theo giới quan sát.
Trong thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ, Bộ ngoại giao Đức nói rằng vụ bắt này “chưa từng có tiền lệ và vi phạm trắng trợn luật pháp của Đức cũng như quốc tế”.
Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức là điều chưa có tiền lệ và vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và quốc tế.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một người nghiên cứu về Việt Nam lâu năm ở Mỹ, nhận xét rằng Hà Nội đang ở trong “thế kẹt”.
Ông nói thêm: “Nếu đúng, nó tạo ra thế khó xử cho Việt Nam. Tạo thêm rắc rối. Đây là vấn đề ngoại giao khó xử. Nó tạo ra một tình huống tương đối là xấu”.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh rằng “không còn nghi ngờ” về chuyện “các cơ quan của Việt Nam cũng như Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin có liên quan” tới vụ này.

Thông báo của Bộ Công an Việt Nam về chuyện ông Trịnh Xuân Thanh ra "đầu thú" hôm 31/7.
Thông báo của Bộ Công an Việt Nam về chuyện ông Trịnh Xuân Thanh ra "đầu thú" hôm 31/7.
Tới tối ngày 2/8 (giờ Việt Nam), cơ quan đại diện ngoại giao của Hà Nội ở thủ đô Đức chưa trả lời yêu cầu bình luận từ VOA tiếng Việt. Bộ Công an Việt Nam trước đó ra thông cáo nói rằng ông Thanh đã "ra đầu thú", nhưng không nói rõ chi tiết về việc này.
Đòi hỏi của ngoại giao Đức thì phải giải quyết. Tùy việc giải quyết nó ra sao. Và khi giải quyết thì Việt Nam có priority (ưu tiên) gì? Trong nội bộ có mâu thuẫn gì không? Người nào sẽ chịu trách nhiệm?
Về những diễn biến sắp tới, giáo sư Hùng nói rằng Việt Nam cần phải hồi đáp trước yêu cầu của chính quyền Berlin.
Ông nói tiếp: “Đòi hỏi của ngoại giao Đức thì phải giải quyết. Tùy việc giải quyết nó ra sao. Và khi giải quyết thì Việt Nam có priority (ưu tiên) gì? Trong nội bộ có mâu thuẫn gì không? Người nào sẽ chịu trách nhiệm? Người ta nói rằng làm cái gì phải biết cái giá mà ta phải trả”.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức nói rằng “sự việc kiểu này có nguy cơ gây tổn hại tới quan hệ giữa Đức và Việt Nam một cách hết sức bất lợi”.

Hôm 31/7, phát biểu tại một phiên họp về chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới chuyện "lò" và "củi" trong chuyện chống tham nhũng.
Hôm 31/7, phát biểu tại một phiên họp về chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới chuyện "lò" và "củi" trong chuyện chống tham nhũng.
Chính quyền Berlin cũng nói rằng Việt Nam đã “bội tín” sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị G20 ở Đức hồi đầu tháng trước.
Bình luận trên trang Facebook cá nhân, tiến sĩ Nguyễn Quang A viết: “Lò Đức thiêu củi nào?”. Người từng tham dự nhiều cuộc gặp với các nhà ngoại giao phương Tây ở Hà Nội nhận xét rằng "chuyện tự nguyện về "đầu thú" là hoang đường" và rằng "hệ lụy ngoại giao không thể lường được".
Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.
Hôm 31/7, phát biểu tại một phiên họp về chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới chuyện "lò" và "củi" trong việc chống vấn nạn này.
VietNamNet trích lời ông Trọng nói: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.
Ông Thanh bỏ trốn năm ngoái trong bối cảnh Tổng bí thư Trọng đã giao cho các cơ quan liên quan “kiểm tra, xem xét, và kết luận” thông tin liên quan tới nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhất là vụ xe sang trị giá nhiều tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng khi còn làm thủ tướng Việt Nam tại Đại hội Đảng đầu năm ngoái.
Ông Nguyễn Tấn Dũng khi còn làm thủ tướng Việt Nam tại Đại hội Đảng đầu năm ngoái.
Ông David Brown, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng những sự kiện gần đây, trong đó có vụ ông Trịnh Xuân Thanh, “cho chúng ta thấy rõ hơn ý định của ông Nguyễn Phú Trọng”, và rằng lãnh tụ đảng cũng như đồng minh của mình có thể mở “cuộc oanh kích chống tham nhũng trên quy mô lớn đối với những gì không thể phớt lờ”.
Đối với các quan chức hàng đầu của đảng, chiến dịch chống tham nhũng là điều cần thiết vì tham nhũng không chỉ gây tổn hại tới sự nắm quyền của đảng mà còn làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ở Việt Nam, các vụ chống tham nhũng không được tiến hành trong khuôn khổ của “pháp quyền” mà bằng “pháp trị”.
Còn giáo sư Carl Thayer nói với VOA tiếng Việt rằng tham nhũng "giống như bị rỉ sét đang ăn mòn tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam”, và đây là điều đã được các quan chức cấp cao của đảng “công khai thừa nhận trong hơn một thập kỷ qua”.
Nhà nghiên cứu về chính trị Việt Nam nói thêm: “Một trong những quyết định của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhận nhiệm sở lần đầu tiên đó là thành lập một đơn vị chống tham nhũng dưới sự giám sát của ông ấy. Thế mà các vụ tham nhũng lớn vẫn xuất hiện như vụ Vinashin và Vinalines. Ngoài ra, còn có tình trạng tham nhũng trong ngành ngân hàng. Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đang đánh vào sự trì trệ dưới thời ông Dũng”.
“Đối với các quan chức hàng đầu của đảng, chiến dịch chống tham nhũng là điều cần thiết vì tham nhũng không chỉ gây tổn hại tới sự nắm quyền của đảng mà còn làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ở Việt Nam, các vụ chống tham nhũng không được tiến hành trong khuôn khổ của “pháp quyền” mà bằng “pháp trị””, giáo sư Thayer nhận định tiếp.

Diễn đàn - VOA





Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…

Trị kẻ tham nhũng thì ai cũng muốn . Nhưng nếu như là một nhà nước thực sự là pháp trị thì việc TXT bỏ trốn một cách ngang nhiên như vậy . Thì những ngườ có trách nhiệm trong việc để thoát là phải bị xử lý rồi . Vì lý do gì mà mãi sau một năm cố để bắt bằng được kẻ chạy trốn ? Muốn biết đầy đủ chứng cứ và thông tin về đường dây tham nhũng thông qua lời khai của TXT thì thiếu gì cách ? Tại sao phải bắt cóc , đất nước tự do dân chủ cũng có luật riêng của họ . Đã vậy thông tin trong nước lại sai sự thật . Việc gì phải bưng bít , thế giới phẳng rồi , cứ đàng hoàng công khai . Vì dân cũng rất ủng hộ việc đưa bọn tham nhũng vào lò trả lại cho dân và đất nước những gì chúng cướp đi .
Hợp's Blog đã nói…

Mọi người không ai bênh vực cho TXT.
Nhưng muốn bắt TXT cũng phải làm việc (đàm phán)với nước chủ nhà để dẫn độ TXT về VN ,đó mới là thể hiện sự tôn trọng pháp luật của nước chủ nhà cũng như luật Pháp quốc tế.
Nếu ta làm ngang như vậy là ta đã xem thường nước chủ nhà.
Hợp's Blog đã nói…

Nước Đức không dung túng cho một kẻ tham nhũng, có điều đây là một nhà nước pháp quyền và họ làm việc theo văn bản trình tự của lật pháp. Như vậy khi VN yêu cầu dẫn độ TXT nước Đức không từ chối nhưng VN vẫn phải đưa ra những bằng chứng tội phạm của TXT và trát của một tòa án tại VN. Việt Nam đã quen thói đảng là chân lý và công an bao giờ cũng đúng nên họ đã sai lầm lớn trên một nước có pháp trị công minh.
Nếu TXT vô tội và là nạn nhân của một ai đó thì sao? Hay anh ta biết quá nhiều sự thật và sẽ phải chết.
Hợp's Blog đã nói…

Chính Nguyễn Phú Trọng đã đẫy Việt Nam vào thế kẹt. Sao lại đỗ lỗi cho Trịnh Xuân Thanh
Hợp's Blog đã nói…

Một người đã trốn truy nã và đã xin tị nạn ở nước ngoài sao lại quay về đầu thú những chuyện khó tin như thế chỉ xảy ra ở Việt Nam, nhưng Trịnh Xuân Thanh đầu thú sao chính phủ Đức lại đòi người vậy chính quyền Việt Nam trả lời sao với người dân về sự việc này?

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn