Lãnh đạo tỉnh muốn có cảnh vệ: Thêm tín hiệu về bất ổn xã hội

Các thành viên Quốc hội được biết tại một hội thảo hôm 6/6 ở Hà Nội rằng nhiều lãnh đạo tỉnh trong cả nước đã yêu cầu được là đối tượng bảo vệ của cảnh vệ.
Các thành viên Quốc hội được biết tại một hội thảo hôm 6/6 ở Hà Nội rằng nhiều lãnh đạo tỉnh trong cả nước đã yêu cầu được là đối tượng bảo vệ của cảnh vệ.
Đề xuất của nhiều lãnh đạo tỉnh cần có cảnh vệ đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận với nhiều ý kiến cho rằng điều này chứng tỏ bất ổn xã hội đã tăng lên một mức mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, Võ Trọng Việt, nêu lên đề xuất này từ nhiều tỉnh thành tại một buổi thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Cảnh vệ hôm 6/6. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng lo ngại về sự bất tín của lãnh đạo với người dân và đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của xã hội Việt Nam hiện nay.
“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy."
Trong cuộc họp Quốc hội ở Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về những đối tượng sẽ được đưa vào danh sách cần sự bảo vệ của cảnh vệ quốc gia. Theo dự thảo luật được truyền thông trong nước đưa tin, đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của đảng, nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, có những đại biểu đề nghị đưa vào danh sách này những vị trí ở mức thấp hơn như người đứng đầu các tòa án và các tỉnh.
“Sau khi có sự việc xảy ra ở một tỉnh nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh là đối tượng cảnh vệ,” ông Võ Trọng Việt được báo chí trong nước dẫn phát biểu.
Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành sau khi Bí thư tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh này bị giết hại bởi chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của tỉnh.
Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành sau khi Bí thư tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh này bị giết hại bởi chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của tỉnh.

Theo TuoiTreNews, sự việc mà ông Việt đề cập đến tại Quốc hội là vụ án mạng xảy ra ở Yên Bái vào năm ngoái khi Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh bắn chết Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh này trước khi tự sát.
Đề xuất vừa kể, theo luật sư Trần Thu Nam, cho thấy “một sự bất ổn trong xã hội.”​
“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy." Luật sư Nam nói "Đã có những cơ quan sẵn có rồi, mỗi tỉnh đều có công anh tỉnh. Chả lẽ những cơ quan hiện có tại sao không đáp ứng được yêu cầu về anh ninh mà lại phải lập thêm vấn đề cảnh vệ cho từng chủ tịch tịch hoặc bí thư tỉnh.”

“Không bảo vệ nào bằng sự bảo vệ của nhân dân, muốn vậy thì các vị phải đúng là Đại biểu của dân, do dân bầu ra, vì dân mà phục vụ…một cách đúng nghĩa.”
Theo chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, nhiều ý kiến của đại biểu quốc hội muốn tăng thêm đối tượng cảnh vệ là những người “chống tiêu cực, chống tham nhũng, đụng độ, đụng chạm đến rất nhiều lợi ích, nhất là lợi ích nhóm.”
Vào tháng 3 năm nay, theo ghi nhận của truyền thông trong nước, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh bị đe dọa sau khi quyết định phát động chiến dịch ngăn chặn nạn khai thác cát sông bất hợp pháp ở tỉnh này.
Một đại biểu của Hải Phòng được báo điện tử VnMedia trích lời tại buổi hội thảo của Quốc hội rằng “Nếu để xảy ra tình huống không đảm bảo an toàn, an ninh cho các đồng chí này thì ảnh hưởng nghiêm trọng địa phương, anh ninh trật tự chung của cả nước.”

"Bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn. Trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”
Dư luận xã hội cho rằng đề xuất này cho thấy các lãnh đạo, ngay cả cấp tỉnh, cũng đang “sợ dân”. Một người dùng mạng xã hội có tên Loi Dai phản hồi về bài viết của báo Tiền Phong trên Facebook rằng “Nếu ai cũng chính trực đàng hoàng cần gì phải cảnh vệ”. Một Facebooker khác có tên Hong Le Nguyen bình luận “Không bảo vệ nào bằng sự bảo vệ của nhân dân, muốn vậy thì các vị phải đúng là Đại biểu của dân, do dân bầu ra, vì dân mà phục vụ…một cách đúng nghĩa.”
Minh chứng cho lập luận rằng các cấp lãnh đạo đang “run sợ,” nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ra ví dụ về trường hợp một quan chức cấp tướng phải huy động một trung đội công binh để mở một gói quà mà ông nghi rằng có bom hoặc mìn trong khi đó chỉ là một chiếc bánh trung thu.
Nhiều người khác cùng tham gia bình luận đều có chung ý kiến rằng nếu các lãnh đạo trong sạch, làm việc vì dân, không vụ lợi, thì không cần đến sự bảo vệ nào.
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “trước đây quan chức sợ dân, nhưng từ sau vụ (sát hại ở) Yên Bái thì quan chức sợ nhau.”
“Thực ra không biết nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ nào nhưng quả là bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn." Nhà báo Dũng nói "trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”
Những cuộc biểu tình của người dân phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung là một phần trong những biến động ở xã hội Việt Nam gần đây.
Những cuộc biểu tình của người dân phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung là một phần trong những biến động ở xã hội Việt Nam gần đây.

Giám đốc Công an Nghệ An và đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu nói với Tiền Phong bên lề cuộc hội thảo hôm 6/6 rằng ông cũng không đồng tình với việc đề xuất bảo vệ lãnh đạo tỉnh ở cấp quốc gia vì “cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn.”
Luật sư Trần Thu Nam đồng tình với quan điểm đó vì “càng nhiều cảnh vệ thì càng bất ổn và càng bất ổn thì càng tăng cường cảnh vệ - đó là một vấn đề tỷ lệ thuận với nhau giữa bất ổn và cảnh vệ.”
Phân tích sự yếu kém trong điều hành của đảng dẫn tới xã hội bất ổn, thành viên Hội Nhà báo Độc Lập, Phạm Chí Dũng, nhấn mạnh “sự bất ổn đó là từ trong nội bộ đảng, lấy xã hội ra làm bình phong che chắn.”
Kinh tế, tài chính, môi trường và nhân quyền là những vấn đề lớn góp phần gây bất ổn xã hội tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nợ công của Việt Nam đã vượt ngưỡng cho phép 65% GDP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận điều này hồi đầu năm nay. Nợ xấu tại Việt Nam, qua số liệu thống kê, tăng cao đột biến 5 năm gần đây, hiện ở mức 600.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều cuộc biểu tình vì môi trường nổ ra từ tháng 4 năm ngoái vì cách giải quyết của chính quyền đối với thảm họa Formosa. Nhiều nhà hoạt động vì môi trường đã bị đàn áp và bắt giam.
Ngoài những bất ổn trong xã hội, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “đến cả đảng bây giờ cũng bất ổn.” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây 5 năm đã đề cập đến sự tồn vong của đảng và “sự tồn vong đó sắp đến” với sự bất ổn tăng cao, theo phân tích của nhà quan sát này.
Diễn đàn - VOA


Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…
Chung quanh một LĐ csVN nay có quá nhiều thế lực thù địch nên họ cảm thấy bất an chăng ?. Những kẻ thù vô hình thành những kẻ thù bằng xương bằng thịt . Có khi kẻ thù lại chính là người mình tin cậy .Cụ thể như Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng chi cục Kiểm Lâm Yên Bái. Cả hai vợ chồng đều là đảng viên cốt cán của đảng ủy địa phương, ngày nào lại không gặp, chào hỏi LĐ Tỉnh . Thế mà chỉ trong một giây phút trở thành kẻ thù, sát thủ ! Vậy thì có cần phải bảo vệ cẩn thật nữa hay không ? Hơn nữa một Bt, một Ct Tỉnh đã có quá nhiều quyền lợi, có quá nhiều người vây quanh phục vụ cho riêng mình . Nào là tài xế, nào là cần vụ, nào là công an, nào là trợ lí, nào là thư kí, nào là cấp phó . Nếu cần thì chỉ cần bố trí công tác hợp lí thôi là Bt, Ct Tỉnh có người thân tín bảo vệ . Thêm người, thêm tốn kém . Lại thêm lắm chuyện !
Hợp's Blog đã nói…
Ở TQ, cán bộ lãnh đạo cấp huyện trở lên (1 huyện của họ to bằng cả nước VN) không được ở nhà riêng, chỉ được ở nhà công vụ. Khu nhà công vụ này có bếp ăn phục vụ chung. Mỗi lãnh đạo đầu ngành có 1 xe hơi công vụ, 1 tài xế công vụ và 1 cảnh vệ công vụ. Ăn theo tiêu chuẩn của lãnh đạo chỉ có vợ con của lãnh đạo. Nếu con cái trên 18 tuổi thì phải ra tìm nhà bên ngoài mà ở, không được ở trong khu nhà công vụ. Tiêu chuẩn này chả phải chỉ bên CS mới có. Những người tốt nghiệp quốc gia hành chính của chế độ VNCH thừa biết những tiêu chuẩn này. Nhà công vụ cấp trung ương của TQ gọi là Trung Nam Hải.

Sau khi thôi chức, nghỉ hưu, điều động công tác đến nơi khác, người ở nhà công vụ phải bàn giao lại nhà cho người quản lý khu nhà. VN mình là chiếm luôn nhà công vụ, thậm chí bán hóa giá cả nhà công vụ. Điều này là không thể chấp nhận được. Các quan tham chả bao giờ ở nhà công vụ (sao to đẹp tiện nghi bằng biệt thự mình xây được), ở bên ngoài nhưng vẫn chiếm 1 tiêu chuẩn ở nhà công vụ. Nếu quan chức nghiêm chỉnh chấp hành quy định chung, ở nhà công vụ khi đang đương chức, ai dám vào đó mà "thảm sát" này nọ ?

Ở nhà công vụ, xe - tài xế - cảnh vệ sẽ chỉ tháp tùng anh đi làm việc, không có chuyện dùng xe công đi việc tư. Anh muốn đi việc tư thì anh phải bỏ tiền túi ra chi cho xe nhà nước, tài xế và bảo vệ nhà nước (khoản này có tiêu chuẩn theo chức vụ và có giới hạn cố định, không phải muốn bao nhiêu có bấy nhiêu). Còn đi việc công ra khỏi địa hạt hành chính nơi anh làm việc anh phải có công lệnh có chữ ký của cấp trên, hoặc phải lên lịch để cấp dưới chuẩn bị nếu anh là lãnh đạo cao nhất. Nhà công vụ là nơi đảm bảo an toàn cho anh nhưng nó cũng khá tù túng, thiếu tự do. Tiện nghi vật chất bên trong nhà công vụ là có tiêu chuẩn, anh có tiền cũng không thể mua thêm sắm thêm. Anh muốn tiêu tiền mà anh kiếm được (bất kể hợp pháp hay không), chờ khi anh thôi chức, nghỉ hưu nhé.

VN mình là chả có tiêu chuẩn quy định gì cả. Ai thích ở đâu thì tùy tiện ở. Anh ở nhà riêng cần bao nhiêu cảnh vệ cho đủ ? Anh là quan đương chức, làm gì có tiêu chuẩn ở nhà riêng. 1 người phá bỏ quy định, bỏ qua, thành tiền lệ. Tiền lệ thành thói quen. Thói quen thành chuyện đương nhiên. Lúc này ai đó cắc cớ bảo quan đương chức buộc phải ở nhà công vụ, có lẽ cả xã hội nhìn anh ta như nhìn người ngoài hành tinh. Ở nhà riêng thì tính an toàn không cao, lại đòi nhà riêng phải có tiêu chuẩn an toàn của nhà công vụ. Vậy thôi, làm 1 lần khỏe cả đời, đề nghị cả cái nước VN này là "nhà công vụ kiêm nhà riêng" của các quan cho xong.
Hợp's Blog đã nói…
Ôi chao ! Một đất nước nghèo 90 triệu dân có hơn 11 triệu đang hưởng lương ngân sách, nợ công tăng nhanh, đang lạm phát cán bộ mà lại đề xuất thêm lực lượng cảnh vệ cho các cán bộ cấp tỉnh thì quả là bất ổn và nực cười ? 64 tỉnh và nhiều chức sắc tương đương nếu được trang bị cảnh vệ thì con số cảnh vệ cũn hơi lớn đấy chứ ? Với tình hình an ninh hiện nay đâu có cần thiết phải vậy ? Hay là chỉ cần tạo oai phong cho cán bộ cấp tỉnh ???
Hợp's Blog đã nói…
Thì cứ như ông tài nguyên môi trường Yên Bái ấy ấy thì làm gì mà chẳng thích có cảnh vệ cơ chứ.Vì xây nhà khủng quá,đẹp quá lắm tiền quá... Nên cần phải có cảnh vệ để khỏi sợ dân nghèo họ phẫn nộ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn