Người Sài Gòn và ‘biến cố’ của ông Đinh La Thăng

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng trong cuộc gặp năm 2016 với Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là ông John Kerry.
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng trong cuộc gặp năm 2016 với Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là ông John Kerry.
Vụ bí thư thành ủy Sài Gòn đối mặt với khả năng bị kỷ luật làm dậy sóng mạng xã hội nhiều ngày qua, nhưng đối với một số người dân nơi này, “ai đi, ai ở cũng vậy”.
Các chức vụ của ông Đinh La Thăng được cho là đang “lung lay” sau khi ủy viên Bộ Chính trị này bị một ban giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam “đưa vào tầm ngắm” vì “các sai phạm” ở một tập đoàn nhà nước mà ông lãnh đạo nhiều năm trước.
Cùng chung quan điểm với một số nhà phân tích, bà Dương Thị Tân, một cư dân ở thành phố được coi là “đầu tàu kinh tế” của Việt Nam, cho rằng đang có “đấu đá” trong nội bộ đảng.

Chuyện kỷ luật thì không phải vì những cái gì ông ấy đã làm và không làm được cho thành phố mà đây là một sự tranh giành, đấu đá.
Bà nói thêm: “Chuyện kỷ luật thì không phải vì những cái gì ông ấy đã làm và không làm được cho thành phố mà đây là một sự tranh giành, đấu đá. Ông về thành phố này, dù ông đã phát biểu sẽ dành hết thời gian cho thành phố, nhưng mà thực tế là ông chưa làm được cái gì mang dấu ấn cả”.
Bà tân nói tiếp: “Ông ra đi là điều tất nhiên. Một khi phe nhóm, những người đỡ đầu, chống lưng không còn tại vị nữa thì đương nhiên, sự ra đi không thể tránh khỏi”.
Đầu năm ngoái, ông Thăng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm một trong số gần 20 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam rồi được chỉ định làm bí thành ủy TP HCM, sau một kỳ đại hội đảng mà giới quan sát cho là có sự “đối đầu” giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Giới quan sát cho là có sự “đối đầu” giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng năm 2016.
Giới quan sát cho là có sự “đối đầu” giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng năm 2016.


Sau khi nhậm chức, ông Thăng từng được nhiều người ví là “Nguyễn Bá Thanh của Sài Gòn” vì có những tuyên bố thẳng thừng giống như Bí thư thành ủy Đà Nẵng trước khi quan chức này qua đời năm 2015.


Không chấp nhận TP HCM tụt hậu như một định mệnh.
Quan chức từng bị báo Trung Quốc cáo buộc “nhen nhóm tinh thần bài Bắc Kinh” sau khi ông “xạc” một nhà thầu của quốc gia đông dân nhất thế giới vì gây chết người trong một dự án đã có những tuyên bố như “không chấp nhận TP HCM tụt hậu như một định mệnh” hay “mục tiêu của chúng ta là vì dân, tôi chỉ nói 4 chữ thôi, ‘vì dân, hành động’, không nói nhiều. Đi ngay vào giải pháp".
Về những diễn biến được cho là “bất lợi” đối với cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải, bà Tân nói rằng ai lên ai xuống cũng vậy.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có quan điểm như thế nào về vụ ông Đinh La Thăng?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có quan điểm như thế nào về vụ ông Đinh La Thăng?
Bà nói: “Dù là ai, đi hoặc ở, người dân chúng tôi cũng không vui mừng hay buồn phiền gì cả, vì xét cho cùng, lãnh đạo nào lên cũng vậy thôi. Họ cũng sẽ vẫn là một tư duy đấy, vẫn lối làm ăn đấy, vẫn lợi ích cái nhóm của họ, thì người chịu thiệt hại luôn luôn là người dân”.


Cho đến ngày cộng sản vẫn còn cầm quyền, ai thăng, ai giáng ở bất kỳ vị trí nào trong bộ máy quyền lực của chính thể này đều không khác nhau đối với tôi. Bởi vì tất cả đều như nhau.
Luật sư Lê Công Định, một người dân Sài Gòn, cũng có chung quan điểm với bà Tân. Ông viết trên trang Facebook: “Cho đến ngày cộng sản vẫn còn cầm quyền, ai thăng, ai giáng ở bất kỳ vị trí nào trong bộ máy quyền lực của chính thể này đều không khác nhau đối với tôi. Bởi vì tất cả đều như nhau”.

Trong khi đó, bạn đọc có tên Phạm Văn Túy có địa chỉ sinh sống ở TP HCM bình luận trên trang Facebook của ban Việt Ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng “ông Thăng mà mất chức bí thư [thì] thật là đáng tiếc cho dân”, nhưng không nói rõ điều đáng tiếc đó là gì.
Trong một bài blog viết cho VOA tiếng Việt về việc ai sẽ lên thay ông Thăng nếu ông bị kỷ luật và bãi nhiệm, ông Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trường Việt Nam, viết: “… nhiều người dân Sài Gòn lại chẳng mấy quan tâm đến chuyện ai đi ai về. Với họ, ai thì cũng rứa, chỉ giỏi mị mà chẳng thấy làm được gì cho dân…”


Sự kiên tin tức - VOA


Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…
Việc ông này lên ông kia xuống không phải là đấu đá nội bộ, ngược lại đó là sự đoàn kết nội bộ. Mỗi quan ăn một thời gian, đầy túi rồi thì nhường cho quan khác ăn. Đấy chính là tinh thần đoàn kết chia ngọt sẻ bùi của đảng CSVN quang vinh!
Hợp's Blog đã nói…
Hãy xử lý các cá nhân mắc sai lầm như một nguyên tắc xây dựng, có thề công việc mới tốt lên, tuy thế đừng trù úm, thanh trừng, nếu hiện tại họ làm việc có hiệu quả thì sau khi kỷ luật vẫn nên xử dụng cho phù hợp.
Hợp's Blog đã nói…
Một người như Đinh la Thăng con người bộc trực ngay thẳng mất chức là do có yếu tố Trung quốc . Bè lũ thân tàu bán nước quá mạnh . Cuộc đời ai không có khuyết điểm . Nhưng tội bán đất đai , biển đảo cho Trung quốc nhân dân sẽ không tha thứ dù đó là ai .
Hợp's Blog đã nói…
Ông Đinh La Thăng đã làm gì trong thời gian làm bí thư ở Sài Gòn? Chiến dịch ba tháng diệt cướp giật, trộm cướp ở Sài Gòn đã đi đến đâu? Chỉ là màn trình diễn rình rang lúc đầu rồi sau đó chẳng ai còn nhắc đến là kết quả ra sao. Nếu một người có ý định thật sự làm giảm bớt nạn trộm cướp ở Sài Gòn thì người đó phải điều tra nguyên nhân vì sao sinh ra nạn đó. Tại Sài Gòn có nguyên nhân gì khác hơn các thành phố và tỉnh lỵ khác? Nếu nạn trộm cướp là do tình trạng thất nghiệp nhiều thì sẽ không phát động chiến dịch bài trừ trộm cướp mà lo giải quyết vấn đề công ăn việc làm. Lối làm việc vụ hình thức, ồn ào nhưng thiếu thực chất là lối của lãnh đạo thời Sô Viết, ngày nay vẫn còn tồn tại ở Việt Nam.

Việc làm cho Sài Gòn đoạt giải Nobel cũng là lối suy nghĩ của những người lãnh đạo kiểu Liên Xô. Lối suy nghĩ cho rằng mình có quyền lực và có thể tạo ra mọi thứ. Nói cho dễ hiểu đó là chủ nghĩa duy ý chí. Giải Nobel không phải là thứ sản phẩm làm ra từ nhà máy nên không thể đặt ra chỉ tiêu đến năm nào đó thì sẽ có giải Nobel. Khoa học, kỹ thuật là do sự quan tâm đến khoa học của các khoa học gia. Nhưng chính quyền có thể xem quốc gia cần phát triển ngành khoa học nào để mà định hướng rồi thì để cho khoa học gia có sự tư do mà nghiên cứu. Cung cấp cho họ ngân sách, phòng thí nghiệm để họ làm việc. Còn chuyện có được giải Nobel hay không không phải là chuyện quan trọng mà chuyên nghiên cứu được gì có ích lợi mới là quan trọng. Giải Nobel chỉ quan trọng với ông lãnh đạo vì ông ta cho đó là công của mình chứ không phải là do khoa học gia làm ra. Ông Đinh La Thăng tuy là thế hệ trẻ nhưng cách suy nghĩ của thế hệ trẻ ngày nay thì cũng chẳng khác gì các thế hệ già. Thời CS mới lên ở miền Nam, nhiều cán bộ tham nhũng thì người ta nghĩ rằng họ một đời khổ cực, này thắng trận, già sắp về hưu họ phải tham nhũng để có gì mà sống khi về hưu. Còn thế hệ trẻ sinh ra trong nhung lụa, lúc kinh tế đã khá, đời sống chẳng thiếu thốn gì mà cũng tham nhũng. Hóa ra trẻ cũng chẳng khác già bao nhiêu! Lớp già chỉ dùng và đề bạt những người giống như mình.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn