Trao đổi thư tín ngày 15.07.2016

Người dân Philippines và công dân Việt Nam tại Philippines vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông sáng 12/7/2016. AFP photo
Ngày 12 tháng 7 năm 2016 có thể nói là một ngày lịch sử không chỉ dành riêng cho Philippines mà còn đối với cả thế giới, đặc biệt là những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở vùng Biển Đông khi Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế-PCA tuyên Philippines thắng trong vụ kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và đặc quyền kinh tế của Phi, ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra là không có cơ sở pháp lý để tự nhận có chủ quyền lịch sử ở khu vực biển mà Trung Quốc gọi là Nam Trung Hoa.

Có mạnh vẫn phải thua công lý

Trước kết quả thắng lợi dành cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc kéo dài 3 năm, Hòa Ái ghi nhận rất nhiều người Việt Nam bày tỏ sự vui mừng và Ban Việt Việt ngữ cũng nhận được nhiều chia sẻ của quý khán thính giả và độc giả về niềm phấn khởi này.
“Đối với tôi là một công dân Việt Nam, không phải công dân Philippines nhưng tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc bởi vì vụ kiện của Philippines đã thắng và Trung Quốc đã thua. Chúng ta có thể thấy rằng công lý đã được thực thi trên trái đất này. Và dù Trung Quốc có bành trướng, có mạnh đến cỡ nào chăng nữa nhưng họ vẫn phải chịu thua trước công lý, trước những sự thật, trước những lịch sử đã để lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới.”
Đối với tôi là một công dân Việt Nam, không phải công dân Philippines nhưng tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc bởi vì vụ kiện của Philippines đã thắng và Trung Quốc đã thua.
-Một thính giả
“Sau khi Tòa PCA phán quyết vào lúc 16 giờ chiều ngày 12/7/2016 thì sau đó ông Lê Hải Bình đã đại diện cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã phát biểu trên đài truyền hình ủng hộ phán quyết của Tòa PCA là đúng đắn. Như vậy là có sự ủng hộ của nhà cầm quyền Việt Nam. Đây là một tin vui và sắp tới mong rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải thực hiện chủ quyền của mình cũng như sự bảo vệ của các tổ chức quốc tế và phán quyết của tòa án bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.”
Hòa Ái ghi nhận nhiều thính giả của đài có ý kiến Việt Nam phải kiện Trung Quốc để thế giới ủng hộ và công nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam chứ Chính phủ Hà Nội không nên đặt mình vào vị trí “ngư ông hưởng lợi” qua vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc vì Trung Quốc tuyên bố bác bỏ phán quyết của Tòa PCA cũng như đe dọa các nước khác trong vùng Biển Đông. Với những lời tuyên bố đầy kêu căng như vậy, Trung Quốc có thể vẫn tiếp tục có các hành động lấn lướt như trước đây và Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất. Tuy nhiên, Hòa Ái cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay quy phục Trung cộng để duy trì quyền lực nên không có hy vọng gì họ sẽ khởi kiện Trung Quốc.
Trong khi nhiều thính giả đưa ra ý kiến Việt Nam có kiện Trung Quốc hay không thì có ý kiến những người biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam phải kiện Chính phủ Việt Nam đã đàn áp, bắt bớ và bỏ tù họ chỉ vì họ bày tỏ lòng yêu nước một cách ôn hòa.
“Bây giờ Tòa án La Haye đã tuyên Trung Quốc sai phạm lấn đất, lấn biển của người khác. Quốc tế đã minh bạch rõ ràng rồi, chứng minh Trung Quốc đã làm chuyện sai. Đồng bào của chúng ta coi như làm chuyện đúng, nghĩa là chống lại bọn giặc xâm lăng mà ‘côn an’ đánh. Bây giờ sẵn dịp này, tôi có ý kiến mong rằng tất cả quý đồng bào trong nước cũng như đồng hương hải ngoại yểm trợ lẫn nhau, tố cáo và thưa kiện đám ‘côn an’ đó, bắt phải xin lỗi và bồi thường tiền bạc. Trong khi chúng tôi chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo thì tại sao các người đánh? Không để cho ‘côn an’ ăn hiếp mình hoài! Đồng bào ơi, không bao giờ sợ nữa. Chúng phải sợ chúng ta chứ không có lý do gì chúng ta phải sợ chúng.”
Người dân Philippines và công dân Việt Nam tại Philippines vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông sáng 12/7/2016.

Xin chào, tôi là Tony Nguyễn. Tôi nhờ quý đài nhắn với tất cả người dân Việt Nam rằng trên Youtube đăng tải nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Trung Quốc kêu gọi toàn dân, toàn quân cùng đánh giống như thời ‘đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước’, theo từ của họ. Hồi đó, họ bưng bít chế độ, dân không biết, một chiều nghe theo lời của họ mà thôi. Còn bây giờ dân đã quá biết rồi. Dân biết về Trung Quốc quá nhiều. Dân biểu tình chống Trung Quốc thì chúng rat ay đánh đập dân chúng, hành hạ dân chúng bắt bỏ tù. Yêu cầu tất cả những người thanh niên xung phong ra tay đánh đàn bà con nít, đánh người biểu tình hãy sáng mắt ra nghĩ cho quê hương và người dân vì mình cũng là người Việt! Tại sao mình phải làm những hành động đó? Bây giờ Chính phủ Việt Nam sống trong hão huyền mơ mộng. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam mà kêu dân cùng hợp sức đánh Trung Quốc thì nghĩa làm sao?”
“Sau phán quyết của PCA Trung Quốc vẫn sẽ áp dụng chiến thuật tằm ăn dâu như cũ để độc bá Biển Đông. Trung cộng đồng thời đẩy nhanh quá trình Bắc thuộc với các thỏa thuận mật cùng Đảng Cộng sản Việt Nam để biến Việt Nam thành một vùng tự trị như Tân Cương, Nội Mông. Lúc đó thì khoảng 70% diện tích Biển Đông sẽ thuộc về Trung Quốc mà thôi.”
“Trời ạ! Trung cộng đến sát bên hông rồi mà chính quyền còn ngồi đó tính chuyện ‘huy động tiền nhàn rỗi của dân’. Trời ơi, đất nước mình rồi sẽ về đâu?”

Đề xuất huy động tiền nhàn rỗi trong dân

Thưa quý thính giả, trong tuần qua, liên tiếp các thông tin về đề xuất huy động tiền nhàn rỗi hay đề xuất phát hành vàng giấy để hút 500 tấn vàng của người dân cũng gây ra nỗi hoang mang cho dân chúng trong nước, không kém gì so với sự lo sợ sẽ bị Trung Quốc thôn tín trong một ngày không xa. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến liên quan:
“Dân cày méo mặt để nuôi 11 triệu công chức, ăn còn chưa đủ, có đâu tiền nhàn với chả tiền rỗi?”
“Người dân bị lấy đất, lấy nhà hết rồi, hầu hết đang vật lộn với nghèo đói, lo làm ăn lam lũ suốt ngày mà không đủ cơm ăn, làm gì có ‘tiền nhàn rỗi’? Nếu còn muốn ‘huy động’ nữa, chỉ bằng lóc thịt trơ xương mà thôi!”
“Đơn giản lắm, muốn huy động bằng nào mà chẳng được: chuyển người dân ra vùng khác như thời ‘kinh tế mới’ rồi lấy đất thành thị bán cho chủ đầu tư nước ngoài, lấy tiền xây cơ sở hạ tầng để phục vụ người nước ngoài.”
Người dân bị lấy đất, lấy nhà hết rồi, hầu hết đang vật lộn với nghèo đói, lo làm ăn lam lũ suốt ngày mà không đủ cơm ăn, làm gì có ‘tiền nhàn rỗi’? Nếu còn muốn ‘huy động’ nữa, chỉ bằng lóc thịt trơ xương mà thôi!
-Một thính giả
“Tiếp theo là ép buộc người dân mua công trái hay tiếp tục đánh tư sản mại bản thêm lần nữa.”
“Vậy tại sao không ‘huy động’ biệt thự hay xe hơi bạc tỷ, tài sản của gia đình các quan chức, có phải dễ dàng hơn không?”
“Không cần phải huy động làm gì cả. Đảng, Nhà nước, Chính phủ cứ làm gì đó để lấy lại lòng tin của người dân vào thể chế vào chính quyền thì tiền nhàn rỗi trong dân sẽ tự động được người dân huy động mà thôi.”
“Làm ngay đi để dân tin, đừng hô hào sáo rỗng nữa... Trước khi công bố nguyên nhân cá chết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng tuyên bố hùng hồn truy cứu trách nhiệm đến cùng bất kể tổ chức cá nhân nào liên quan. Nhưng sau ngày 30/6 thì đâu cũng vào đấy.
Như là ‘thiên định’ vậy, vụ này tiếp nối vụ kia, làm sao mà dân tin được?”
Thưa quý vị, nói đến thảm họa cá chết do Formosa gây ra, trong tuần qua, dư luận nhắc lại lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng ‘Nếu Formosa tái phạm thì sẽ kiên quyết đóng cửa’, kêu gọi cần phải trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam chứ không phải “xử lý nghiêm” Formosa tiếp tục bị phát hiện vi phạm pháp luật môi trường, vận chuyển và chôn hàng trăm tấn chất thải công nghiệp trái phép. Thính giả Nguyen Xuyen chia sẻ với Đài RFA rằng lời tuyên bố của Thủ tướng giống như lời nói của bà Thuận Vương Hoàng hậu là “lỡ bán nước một lần, không dám tái phạm lần hai”.  Thính giả Nguyễn Văn Thọ nhờ Đài Á Châu Tự do chuyển lời đến các quan chức Việt Nam từ Trung ương đến địa phương với câu hỏi “Từ khi Formosa hoạt động đến nay được mấy tháng mà để xảy ra bao nhiêu là thảm họa? Các ông ngồi phòng lạnh, dân nuôi các ông để các ông nghĩ ra luật này luật khac hại dân chứ có giúp gi được cho dân đâu?”
Trong thời gian còn lại của chương trình, Hòa Ái trả lời các tin nhắn sau:
“Tôi là Antony Châu Nguyễn. Tôi muốn có số điện thoại để gọi vào nghe Đài Á Châu Tự Do. Kính chào. Cảm ơn nhiều.”
Xin cảm ơn thính giả Antony Châu Nguyễn đã liên aljc với đài, quý vị có thể nghe các chương trình phát thanh của Đài ACTD qua số điện thoại (641) 552-5011. Quý thính giả vui lòng kiểm tra hợp đồng điện thoại với công ty cung cấp dịch vụ viễn liên mà quý vị ký kết vì đây không phải là số điện thoại miễn phí. Kính.
“Xin chào, tôi là người Việt ở Cali, xin địa chỉ email của đài vì đọc lẹ quá tôi ghi không kịp, có thể gửi bằng tin nhắn cho tôi được không? Và tôi cũng muốn đăng ký nhận bản tin hàng ngày mà tôi tìm hoài mà không biết trang web nào? Nhờ đài nhắn tin qua điện thoại của tôi. Cảm ơn nhiều.”
Quý thính giả quý mến, để đọc, xem và nghe các chương trình của Đài Á Châu Tự Do/RFA, quý vị vui lòng truy cập vào trang nhà tại:
Ngoài ra quý vị cũng có thể truy cập vào trang web Soundcloud tại www.soundcloud.com/rfavietnam
Hoặc qua kênh Youtube tại:
Hoặc qua Facebook tại:
Để đăng ký nhận bản tin hàng ngày của Ban Việt ngữ, quý vị vui lòng liên lạc bằng email qua địa chỉ: vietweb@rfa.org
Mục “Trao đổi Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Hòa Ái kính mong quý khán thính giả và độc giả liên lạc với đài để đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý thính giả có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.
Cảm ơn thời gian lắng nghe của quý thính giả cùng Hòa Ái trong mục “Trao đổi Thư tín”. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an lành. Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.
Hòa Ái, phóng viên RFA



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn