Đối thoại Shangri-la lần thứ 15 khai mạc tại Singapore


Phái đoàn Việt Nam tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 15 ở Singapore hôm 3/6/2016


Đối thoại Shangri-la lần thứ 15 hôm nay 3 tháng 6 chính thức khai mạc tại Singapore với sự tham dự của hơn 20 bộ trưởng quốc phòng của các nước. Bên cạnh đó còn có nhiều quan chức và học giả nhiều nơi trên thế giới.

Biển Đông và tình hình Bắc Á

Hãng thông tấn AFP loan tin rằng ba chủ đề chính được nhiều người mong đợi được đưa ra bàn thảo tại đối thoại Sharangri-la năm nay gồm tình hình tranh chấp tại khu vực Biển Đông, hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng ở Bắc Á và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn có một số nhận định về đối thoại Sharangri-La lần thứ 15 năm nay như sau:
So với các hành động của Mỹ nhằm chặn đứng hành động bá quyền, đe dọa đến hòa bình, an ninh khu vực, đe dọa chủ quyền của nước khác, thì Mỹ chỉ dừng lại ở mức lên tiếng vạch trần, tố cáo.
-Đinh Kim Phúc
“Xét bối cảnh hội nghị Shangri-la năm nay thì chúng ta xét trên tổng thể ở một số diễn biến sau đây: thứ nhất là sự thành công của tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam, xóa bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí đối với Việt Nam và một số cam kết khác. Rồi hội nghị G7 ở Nhật Bản. Bảy cường quốc về kinh tế trên thế giới cũng đã mạnh dạn lên án những hành động đe dọa hòa bình và an ninh khu vực ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông nhưng không hề nhắc đến tên Trung Quốc.
Tất cả những động thái đó cho thấy rằng Trung Quốc đang bị bao vây, bị đe dọa đối với tham vọng bành trướng của họ. Do vậy họ đã bắn tiếng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Tâm điểm ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và trên bảy đảo mà họ chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Đó là những diễn biến chung quanh hội nghị Shangri-la năm nay.
Nhưng với tư cách người theo dõi tình hình an ninh khu vực, tôi thấy Mỹ nói nhiều. So với các hành động của Mỹ nhằm chặn đứng hành động bá quyền, đe dọa đến hòa bình, an ninh khu vực, đe dọa chủ quyền của nước khác, thì Mỹ chỉ dừng lại ở mức lên tiếng vạch trần, tố cáo. Còn hành động của Mỹ khi đưa tàu vào Biển Đông, đi qua các đảo không gây phương hại đều tuân theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Do đó chúng ta thấy hội nghị Shangri-la kỳ này; mặc dù Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên… là những điểm nóng; nhưng rồi cũng chỉ là bàn thảo, cũng gợi ý để đó tiếp tục nghiên cứu. Chứ tôi cho rằng không có những đột phá quan trọng để giải quyết dứt điểm vấn đề Biển Đông, vấn đề biển Hoa Đông, cũng như vấn đề Bắc Triều Tiên.”
Tin cho biết phái đoàn Việt Nam dự Đối thoại Shangri-la năm nay dẫn đầu bởi thứ trưởng quốc phòng thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Bên cạnh đó còn có thượng tướng Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam và thứ trưởng Bộ Công An, ông Bùi Văn Nam.
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn