Lựa chọn ông Bob Kerrey là 'đáng tiếc'


Ông Bob Kerrey (trái) trong một buổi đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm chiến tranh ở Johnstown, Pennsylvania, năm 2006

Một nhà quan sát người Mỹ cho rằng quyết định lựa chọn ông Bob Kerrey, vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam là 'đáng tiếc'.
Phó Giáo sư Jonathan London nói: "Tôi nghĩ trong bối cảnh mà cả hai bên Việt Nam và Mỹ đang tập trung vào tương lai thì đó là một quyết định phải nói là vô trách nhiệm.

Thêm chú thích

"Muốn thành lập một đại học mới ở Việt Nam thì ít nhất phải nhạy cảm với lịch sử của hai nước, tôi nghĩ đây là sai lầm hết sức buồn. Tôi không ủng hộ vai trò của ông Kerrey ở Việt Nam," ông Jonathan Londonnói trong thảo luận của BBC Tiếng Việt hôm 02/06.
Nhà xã hội học người Mỹ nhận xét, giải pháp 'tốt nhất' đối với ông Kerrey là rút khỏi vai trò này.
Truyền thông và mạng xã hội Việt Nam tranh luận về vai trò của ông Bob Kerrey ở Đại học Fulbright Việt Nam, sau khi có thông tin gợi lại trách nhiệm của ông trong vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em ở Thạnh Phong, Bến Tre.
Hôm 03/06, truyền thông trong nước dẫn lời ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu Đại học Fulbright có quyết định 'phù hợp' về ông Bob Kerrey.
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trong cuộc họp báo chiều nay cho biết những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được," trang VNExpress dẫn lời ông Lê Hải Bình trong cuộc họp báo hôm 02/06.

'Tha thứ'


PGS Jonathan London cho rằng quyết định của Đại học Fulbright Việt Nam đối với ông Bob Kerrey ở thời điểm này là 'sai lầm'

Tuy nhiên các khách mời khác trong chương trình Bàn tròn thứ Năm đều cho rằng, ông Bob Kerrey có khả năng và uy tín phù hợp với vai trò gây quỹ và đối ngoại cho Đại học Fulbright Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại đại học George Mason, Washington DC cho rằng, trong việc này chỉ có một câu hỏi rõ rệt là "có tha thứ hay không tha thứ".
"Mỗi người sẽ nhìn ở một góc độ, cảm quan khác nhau và kinh nghiệm cá nhân khác nhau, tôi tôn trọng những ý kiến đó."
Đối với Giáo sư Hùng: "Có hai điều, thứ nhất, là nó phù hợp với truyền thống mà Việt Nam vẫn nói là rộng lượng và tha thứ, thứ hai là phù hợp với chính sách của chính phủ là gác quá khứ, hướng tới tương lai."
Ông cũng nhắc tới bài viết của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu ví dụ về kinh nghiệm của người Nhật đối với Hiroshima và nước Mỹ, mà nhiều người coi việc Hoa Kỳ giữ Nhật Hoàng lại ngai vàng là hành động khôn ngoan và có lợi cho Hoa Kỳ.
Riêng về ông Kerrey, ông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá rằng ông Bob Kerrey đã chứng tỏ được hai điều kiện ở vai trò tại Đại học Fulbright là 'có khả năng và có uy tín'.
Cựu Đại tá quân đội Phạm Hữu Thắng

Cựu Đại tá quân đội Việt Nam Phạm Hữu Thắng nói trong chương trình rằng ông Kerrey đã xin lỗi, và ông ấy "đã làm rất nhiều để có đại học Fulbright tại Việt Nam".
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt về việc nhìn nhận câu chuyện này từ góc độ thân nhân của các nạn nhân, vị cựu đại tá cho biết, có lẽ người thân của những người bị tàn sát "sẽ rất khó tha thứ".
"Hồi nhỏ khi tôi ở làng ven sông cũng đã từng bị bom Mỹ rà soát vào những khu dân cư của chúng tôi, chúng tôi đã từng chịu bom Mỹ từ nhỏ rồi, từ những thời năm 67, 68. Lúc đấy rõ ràng Mỹ chúng tôi coi như là ác thú.
"Tất nhiên là sau này có nhiều chiều thông tin thì chúng tôi cũng thấy rõ hơn, nhưng dù sao đi nữa, những hành động như thế rõ ràng ở những thời điểm như thế là không chấp nhận được.
"Tôi biết có nhiều người phản đối ông Bob Kerrey, nhưng theo tôi nghĩ đa số người dân Việt Nam sẽ tha thứ. Cái chính là do anh đến với thiện chí tốt.”

Theo-BBC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn