'40 quốc gia ủng hộ Trung Quốc'?


Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh.

Người phát ngôn Trung Quốc nói hơn 40 quốc gia ủng hộ lập trường của nước này trong tranh chấp ở Biển Đông.

Philippines đã kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi sẽ được đưa ra trong thời gian tới.
Trung Quốc vẫn từ chối tham gia vụ kiện và cho rằng các tranh chấp cần được giải quyết thông qua thương lượng song phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại cuộc họp báo thường kỳ: "Thông tin mà tôi có được là hơn 40 quốc gia đã ra thông cáo hoặc công khai phát biểu về lập trường của họ qua nhiều hình thức khác nhau".
"Ngày càng nhiều nước bày tỏ ý kiến và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông)."
Bà Hoa nói thêm rằng bất cứ nước nào mà không thiên vị thì đều ủng hộ Trung Quốc.
Tuần vừa rồi Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong danh sách các quốc gia ủng hộ có thêm một loạt nước châu Phi như Burundi, Niger và Mozambique, cộng với Slovenia, quốc gia Trung Âu.

Các mốc chính trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc




Ngày 22/1/2013: Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”.
Tây Philippines là tên mà Philippines đặt cho vùng biển tranh chấp, Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, trong khi tên gọi quốc tế tiếng Anh là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa).
Ngày 19/2/2013: Trung Quốc nộp note verbale “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Nam Hải”, từ chối tham gia vụ kiện và trả lại thông báo của Philippines.
Ngày 27/8/2013: Tòa trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra Thông cáo báo chí yêu cầu Phillipines nộp Bản tranh tụng.
Ngày 30/3/2014: Philippines đệ trình lên Tòa Bản Tranh tụng bao gồm 10 chương đưa ra phân tích pháp lý và bằng chứng của nguyên đơn, đồng thời bảo vệ lập trường là Tòa Trọng tài có quyền phán quyết trong vụ kiện này.
Ngày 3/6/2014: Đây là hạn cuối cùng Tòa Án đưa ra cho Trung Quốc đệ trình Bản phản biện của bị đơn. Trung Quốc từ trước vẫn duy trì quan điểm không tham gia vào vụ việc và vì thế, cũng không đệ trình Bản phản biện của bị đơn.
Ngày 06/12/2014: Hoa Kỳ đưa ra Báo cáo về Giới hạn trên biển về Đường 9 đoạn, trong đó xem xét các lập trường lịch sử của các bên và bác bỏ việc “thực thi liên tục” hoặc “thực thi có hiệu quả” chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong khu vực trên.
Ngày 07/12/2014: Trung Quốc đưa ra “Tuyên bố về Lập trường của Trung Quốc đối với vụ kiện mà Philippines khởi xướng trước Tòa Trọng Tài”. Quan điểm của Trung Quốc gói gọn trong ba điểm.
- Thứ nhất bản chất vụ kiện là chủ quyền đối với một số cấu trúc địa lý không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS.
- Thứ hai Trung Quốc và Philippines có thỏa thuận song phương giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng đàm phán nên việc Philippines đơn phương khởi kiện Trung Quốc lên Toà án quốc tế là Philippines vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
- Thứ ba, kể cả nếu như vấn đề tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, đây vẫn là trường hợp phân định biển của hai quốc gia (rơi vào phạm vi Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc loại trừ tất cả tranh chấp phân định biển ra khỏi thẩm quyền bắt buộc của Tòa Trọng tài).
Ngày 11/12/2014: Chính phủ Việt Nam đưa ra Tuyên bố về chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu Tòa trọng tài “cân nhắc đến lợi ích và quyền lợi pháp lý của Việt Nam”.
Ngày 29/10/2015: Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về quyền tài phán và thừa nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Tòa không bác bỏ quyền tài phán với bất cứ luận điểm nào trong Bản Tranh tụng của Philippines.
Phán quyết cuối cùng dự kiến đưa ra vào tháng 6/2016.

Theo-BBC



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn