Viết cho đàn ông nhân ngày phụ nữ


Phụ nữ Việt chụp hình bên cạnh hoa anh đào tại Hà Nội.
Phụ nữ Việt chụp hình bên cạnh hoa anh đào tại Hà Nội.

Thoắt cái lại đến một ngày dành cho phái đẹp nữa. Trong những năm trước tôi không thường ở nhà vào những ngày này, thấy 8/3 cũng chỉ giống như những ngày bình thường khác. Nay mới thấy cái không khí rộn ràng. Rộn ràng từ trong nhà ra đường. Sáng sớm dậy đã thấy mẹ thỏ thẻ với bố, hôm nay mẹ có được quà gì không nhỉ? Ra ngõ đã thấy cả một hàng hoa trải dài phố, màu của những đóa hồng vàng đỏ vui mắt giữa một ngày lành lạnh sắp sang xuân. Tôi nhớ những ngày còn đi học cấp 2, cấp 3, vào tuần lễ có ngày 8/3, đến giờ sinh hoạt lớp là các anh chàng lại tổ chức nhiều trò chơi hay ho, rồi tặng hoa cho các cô bạn gái. Nàng nào cũng sung sướng cười e lệ. Có những cảm giác rất dịu dàng len lỏi.
Cánh đàn ông đi tây đi ta, không biết có nhận thấy phụ nữ Việt có những đòi hỏi giản đơn nhất, nhỏ bé nhất hay không? Dùng từ đòi hỏi có lẽ còn hơi quá đáng, chính xác nên dùng từ “ước muốn.” Chưa kể những ước muốn đó chưa bao giờ có phần lợi ích riêng mình. Ví dụ hôm nay mẹ muốn nấu một món ăn thật ngon, nhưng lại là cho bố, cho con. Ngày hôm qua mẹ muốn đi đến trung tâm mua sắm, nhưng lại chọn chọn lựa lựa cho bố một chiếc quần tây hay mua cho con đôi tất ấm. Mà mẹ làm những điều ấy bằng trọn vẹn niềm vui và sung sướng.
Phụ nữ Việt, kỳ lạ thật. Họ muốn thực hiện ước muốn đó, đến độ chấp nhận cả xã hội không cần đối xử công bằng với họ. Họ chịu đựng, xã hội tôn vinh bằng một mỹ từ khác “hy sinh.” Họ vất vả, đó lại là một đức tính “chịu thương chịu khó.” Họ nhún nhường, im lặng, để các ông chồng hài lòng về sự ngôn hạnh cần có. Cả ngàn năm, xã hội ép họ vào chiếc khuôn kính của những ngôn từ đẹp đẽ thế, và chính bản thân những người phụ nữ Việt cũng chưa một lần muốn thoát ra. Bởi không biết từ bao giờ, hạnh phúc của họ được gán bằng hạnh phúc của chính (những) người đàn ông trong đời mình.
Như tôi đã nói, ngày 8/3 tại một số nơi tôi đặt chân đến không được tổ chức rầm rộ. Tuy nhiên có một ngày phụ nữ rất rộn ràng náo nhiệt khác ở các nước phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ, đó là ngày 23/10, một ngày “vô danh” tại nước Việt, ngày Ung Thư Vú. Màu hồng rực của những dải ruy băng giăng khắp trường học, văn phòng làm việc, trên poster đường phố, hay trên logo của các mạng xã hội phổ biến như Youtube, Facebook. Ngày đó, người dân tưởng nhớ đến những nạn nhân đã qua đời vì ung thư vú và quan trọng hơn, truyền đạt đến mọi người về căn bệnh, cách phòng tránh và kêu gọi sự cảm thông, yêu thương từ phía bạn bè và người thân dành cho phụ nữ. Vì chỉ họ, với đường cong quyến rũ mà tạo hóa đã ban cho, lại chất chứa tiềm ẩn bệnh tật vô cùng nguy hiểm. Bởi họ, ngay từ lúc sinh ra, đã yếu đuối và mỏng manh hơn đấng mày râu rất nhiều.
Những ngày như thế rất thiết thực, lời kêu gọi đánh động ý thức của từng cá nhân về việc bảo vệ và tôn trọng phụ nữ. Mùng 8 tháng 3 được gọi là ngày của phụ nữ, bởi vào tháng 3 năm 1908, tại thành phố New York, Mỹ, 15.000 người dân đã chiến đấu với chính phủ về các chính sách thuế, lương cơ bản và quyền lợi chính đáng cho những người công nhân là nữ. Và tiếp những năm sau đó, các phong trào như vậy tiếp tục tiếp diễn không ngừng nghỉ tại các nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Đan Mạch… Những ngày tháng 3, vốn đã không phải là ngày để người phụ nữ ngồi nhà, đợi chờ các anh đem về một món quà, mà là ngày để họ tập hợp lại, quyết đánh đổi sự công bằng cho họ, để trong tương lai, phụ nữ được sống đúng quyền lợi của mình.
Nhiều khi, tôi cứ mong, người phụ nữ Việt sao không ích kỷ lên, cứ mong muốn nhiều lên, nhiều hơn, không phải là đóa hoa, là chút niềm vui sóng sánh ngày tháng 3, mà hơn thế, là quyền tự do buông bỏ, tự do hạnh phúc và tự do thực hiện mọi ước muốn của mình. Nhưng rất khó để yêu cầu phụ nữ Việt, vốn đã nhiều yếu mềm, nhạy cảm trong một xã hội đã phát triển theo một cung cách nhiều bảo thủ và chưa thoát mình. Vậy nên tôi đành ngỏ lời đến cánh đàn ông, về hơn một lần nhìn ngắm người phụ nữ của đời mình, từ khi sánh vai với nàng trong ngày cưới, khi nàng lặng lẽ mỉm cười ngắm nhìn cái bụng bầu tròn xoe, hay khi dòng nước mắt không nguôi trong phòng mổ. Hơn một lần đụng vào làn da mịn màng thời thiếu nữ, đến những vết rạn nhàu nhĩ và nếp nhăn trên khóe mắt cười. Và cả ngàn ngàn lần sẵn sàng xắn tay áo làm thay họ những công việc tưởng chừng giản đơn, nhỏ bé như chuẩn bị một bữa sáng đủ đầy, là lượt chiếc sơ mi trắng hay để sẵn những chiếc khăn bông thơm nồng trong phòng tắm mỗi tối.
Ngày 8/3 tại đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức một buổi triển lãm ảnh về các anh chồng đang cong mông lên lau dọn nhà cửa, chăm bẵm con cái thay vợ vào những ngày nghỉ đẻ chỉ dành riêng cho đàn ông. Trên mặt báo, đầy rẫy những bài viết về niềm hạnh phúc hay sự nhàn tênh của vợ Việt cưới chồng Tây. Việt Nam vẫn cứ nổi tiếng với hình ảnh hàng ngàn người phụ nữ Việt hàng năm luôn sẵn sàng từ bỏ quê hương xứ sở, để làm dâu xứ người. Điều đó có khiến các anh ngẫm lại về bản thân mình hay không? Có phải chỉ bởi cái nghèo cái khổ, hay còn bởi họ cũng chẳng tìm nổi một bờ vai rộng để cùng họ trải qua cuộc sống vốn không nhuộm hồng?
Hoàng Giang-VOA

Nhận xét

Hợp's Blog đã nói…
Cứ cho ngày của phụ nữ là vui, nhưng chóng qua chóng tàn với những nỗi cay đắng tột cùng mà thân phận họ phải gánh chịu như người phải tha phương cầu thực, bôn ba giữa muôn vàn hiểm nguy chờ chực.
Có lẽ bạn chưa trãi nghiệm thực tế đó nên mới tự sướng cho vơi nỗi mặc cảm tự ti đấy thôi. Chỉ một cái lên mạng là đầy tràn trên ấy chứ, chừng như chưa tỉnh ngủ thì phải.
Thật ra chỉ có bạo chúa mới dửng dưng trước những cuộc đời đầy oan nghiệt của dân mình, nhưng khốn nạn cho PNVN kêu chẳng thấu trời và còn chẳng biết trách ai giữa đám lãnh đạo tập thể, "Vua" tập thể.
Bây giờ là thời đại thông tin chớ không phải thủa "cơ bắp thượng đẳng" nên cơ hội cho cả hai phái là như nhau.
Tôi nghĩ chỉ cần làm một cuộc sát hạch các quan chức từ trung ương đến địa phương sẽ rõ như ..giữa ban ngày liền hà. Và sẽ có khối người để lại một cái cười e cũng đủ.
Hợp's Blog đã nói…
Vn hệ thống gia đình theo sách nói là mẫu hệ .Thực sự ra theo kinh nghiệm kiến thức thì mẫu hệ chỉ xảy ra mạnh mẽ ở miền nam Vn .Miền Bắc miền Trung Vn đàn ông có quyền thế ngất trời trong gia đình ,ngoài xã hội .
Ngay cả trong tiểu thuyết truyện dài truyện ngắn kịch cải lương,viết về mẹ ,bên ngoại ,miền nam vẩn đứng đầu trong truyện .Và thể hiện người mẹ người vợ vẩn có tiếng nói trong gia đình ngang bằng người đàn ông .
Người đàn ông miền bắc miền trung họ biết rõ vai trò người đàn ông miền nam yếu hơn họ .Mà người đàn bà miền bắc miền trung cũng thích lấy chồng mạnh mẽ cường quyền hơn nữ phái ,và họ cứ chê đàn ông bắc trung không công bằng ,nhưng họ vẩn thích bị đè đầu cởi cổ .
Làm ơn đi mấy người Hà lội ,nói cho cố ,thiên binh vạn mã ,cuối cùng cũng vậy ,theo hệ thống tàu lạ ,thích đại gia đình ,nam chủ nữ hầu .Nhiều khi nghe người miền Bắc Trung nói về cái tốt cái thiện cái công bằng từa tựa như quảng cáo chai nước mắm ,mùi vị thơm ngon hảo hạng .
Hợp's Blog đã nói…
Tác giả nói thế cũng oan cho đàn ông Việt, có lẽ là cái nôi vô thần nơi sinh ra. Người có tôn giáo và sùng đạo, bất cứ đạo nào, cũng tốt hơn đàn ông vô thần nói chung. Anh nào được ăn học và đàng hoàng cũng lo cho gia đình lắm chứ. Cái chính là tính cách và giáo dục của mỗi người mà ra thôi. Mấy thằng luộm thuộm vụng về thì dĩ nhiên là chẳng được mềm mỏng với vợ con.

Đồng ý văn hóa Âu Mỹ họ trân trọng với đàn bà hơn Á châu, và phần lớn là do họ được giáo dục được tốt hơn người Việt, nhất là cách cư xử đối với phái nữ. Tuy vậy nó cũng tùy thôi. Cái cảm giác đàn ông Âu Mỹ lịch sự ga lăng hơn đàn ông Việt rất dễ thấy khi mới tiếp xúc với họ, nhưng ở nước ngoài lâu mới thấy Tây nó cũng có nhiều loại. Đứa nào tốt thì rất tốt, đứa ba trợn thì tình chỉ đẹp thuở ban đầu và khi còn dang dở!

Ở Mỹ thiếu gì anh bồ bịch góp gạo thổi cơm chung, chúng lười và ích kỷ bỏ mẹ, tị nạnh từng cái nhỏ nhất rất bệnh hoạn. Ăn đồng chia đủ đôi khi ít thấy tình nghĩa. Có cặp chồng tây vợ ta đi ăn trông lạnh lẽo lắm, tây mở cửa bước ra đóng sầm cửa khi vợ vẫn còn trong xe. Có đứa đi chợ mỗi đứa chia nhau khuân một nữa, chồng xí phần nhẹ, để bà vợ phần nặng lại thêm cái bụng bầu to tướng. Thấy tức và ngứa mắt. Có đứa để vợ ở nhà cuối tuần một mình lẻn đi 'bar' một mình. Đa số tiền ai nấy giữ ăn tiêu một mình! Có đứa lúc trẻ ăn chơi chán chê, khi về già thì muốn lấy vợ á châu vì nó ít quậy, trung thành và ít đòi hỏi hơn.

Tiện đây nói thêm, dân Mễ rộng rãi đến hoang phí và bạo phổi. Họ có thể sống nhiều gia đình trong một nhà và có liên hệ gia đình thân thiết, thuơng con cháu lắm. Da đen tuy xấu, nhưng nói chung rộng rãi hào phóng. Trong thời chiếm đóng sau thế chiến 2, dân Đức nhiều người còn nhớ mãi hình ảnh của những anh lính Mỹ đen, tuy nhìn sợ nhưng hào phóng hơn hẳn các lính Mỹ trắng. Mấy anh trắng tuy nhìn bảnh bao hào phóng, nhưng nhiều anh chặt chẽ phát sợ. Lâu rồi báo có đăng một tài tử nào đó ở Hollywood nộp đơn kiện janitor chùi nhà của mình đã uống hết của nó nữa gallon sữa, giá 2 đô là nhiều. Có đứa làm hãng ăn mặc vét rất bảnh bao, trước khi ra về còn nhét túi mấy lon nước trái cây hãng dành cho nhân viên trong lúc làm việc, có lẽ làm quà cho con. Danh sách chung vui cho ai đó có đứa gắng đề tên vào, nhưng nó lại quên ... tiền dù chỉ vài đô! Nếu kết hôn ngoại quốc, nên chọn anh có học thức, chứ tây ba lô thì rất nguy hiểm. Mà ngay cả đám có học nhiều đứa cũng rất kiết.

Ai cũng thích nhận chứ không cho, nhưng nếu tìm hạnh phúc trong cho mà không cần nhận thì đời sẽ luôn hạnh phúc, vì bạn có nhiều và người nhận thì không thiếu. Hãy đòi hỏi nghiêm khắc ở chính mình, hãy đòi hỏi cao nhất ở chính mình, nhưng nhìn tha nhân với nhiều cảm thông. Đời ta không hẳn lấy được người tốt nhất, xứng đáng nhất nhưng là người đến với ta đúng lúc nhất. Cái đó nhà Phật gọi là cái duyên. Bao nhà ái quốc, bao người tài giỏi mà dân ta chẳng chọn, ông Hồ là người thiếu tất cả mà thành lãnh tụ tối cao. Nhờ thế dân ta mới có bo bo nhai mòn răng!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn