Trao đổi thư tín ngày 25.03.2016




Người dân biểu tình đòi tự do cho blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị MInh Thúy trước Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 23/3/2016.


Hòa Ái ghi nhận tuần vừa qua là một tuần với tâm trạng trông chờ của nhiều người liên quan đến phiên tòa sơ thẩm xét xử blogger Anh Ba Sàm-Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy sau gần 2 năm bị bắt giữ. Phiên tòa kết thúc với bản án 5 năm tù giam đối với ông Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm tù giam dành cho cô Nguyễn Thị Minh Thúy. Trong mấy ngày qua, Ban Việt ngữ nhận được rất nhiều ý kiến của quý thính giả bày tỏ sự phẫn nộ về phiên tòa này.
Mở đầu chương trình hôm nay, Hòa Ái gửi đến những ý kiến của quý khán thính giả và độc giả xoay quanh phiên tòa mà dư luận cho là “thêm một bản án bỏ túi nữa của tòa án tại VN”.
Một thính giả ở Sài Gòn lên tiếng:
“Có 7 luật sư cãi cho Anh Ba Sàm nhưng nếu có 70 hoặc 700 luật sư đi nữa thì kết quả cũng vậy thôi. Vì chánh án tòa án VN đâu có nghe lời bào chữa của luật sư, mà phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên”.
Thính giả Dung Lai tiếp lời:
“Đúng rồi! Không thể cãi được vì VN làm gì có pháp luật mà chỉ có pháp lệnh thôi”.
Thính giả Bảo Phương Đỗ lập luận:
“Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp đều do Đảng CSVN và Bộ Công An điều khiển thì phiên tòa bất công là điều dễ hiểu”.
Trong khi dư luận cho rằng “Đây là bản án vô nhân đạo” thì nhiều thính giả bày tỏ dù cho tòa án cầm tù bao nhiêu người đi nữa cũng không ngăn cản được dòng chảy tiến bộ văn minh dân chủ của xã hội VN.
Trong tuần qua, dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý đến thông tin Bộ Công An VN ban hành Thông tư 13/2016 quy định bắt giữ những người mà lực lượng này cho là quấy rối tại tòa có hiệu lực từ ngày 24 tháng 4 tới đây. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái gửi đến các ý kiến liên quan.
Thính giả Thu Tran nói rằng:
“Không cho dự phiên toà công khai để dân phải đứng ngoài đã là phạm pháp. Nay còn đòi giải tán luôn bên ngoài và xâm phạm tới quyền biểu tình phản đối oan sai”.
Thính giả Ut Nhanh Phan chia sẻ:
“Chuyện về Luật biểu tình, nghe nói VN đã ký kết với quốc tế , nhưng các ông lãnh đạo của Việt nam không chấp hành mà lại hoãn Luật biểu tình. Mình còn nghe nói là người dân có quyền thưa ra toà án quốc tế đó”.
Một độc giả không muốn nêu tên viết trên trang Facebook RFA:
“Lãnh đạo Đảng CSVN và Bộ Công An đã lộ nguyên hình. Trước ngày đại hội Đảng XII, Đảng đã cho diễn tập chống biểu tình bằng những xe cơ giới nặng, nay lại thêm Thông tư mới thêm quyền cho công an. Đây là tín hiệu răn đe đối với dân chúng ở VN. Chiến sĩ quân đội và công an yêu nước hãy cầm súng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân trong đó có người thân của mình”.
Thính giả Nguyen Hoang nêu lên thắc mắc:
“Bộ Công An ra quy định bắt người à? Như vậy có hợp hiến không?
Thính giả Hùng Lê đặt câu hỏi:
“Một quy định hoàn toàn không dựa vào luật pháp, không dựa vào hiến pháp, phản dân chủ, phản tiến bộ, phản văn minh và văn hóa của một đất nước muốn vươn mình ra thế giới. Chẳng lẽ đây là lối phát huy ‘dân chủ đến thế là cùng’ của ông Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đây sao? Đến khi nào dân chúng mới xuống đường phản kháng?”
Thính giả Anh Tu Vu đáp lời:
“Sức mạnh và nguyện vọng của người dân chỉ thành đạt khi toàn dân đều lên tiếng”.
Và sau đây, Hòa Ái gửi đến tiếng nói của một người dân:
Có 7 luật sư cãi cho Anh Ba Sàm nhưng nếu có 70 hoặc 700 luật sư đi nữa thì kết quả cũng vậy thôi. Vì chánh án tòa án VN đâu có nghe lời bào chữa của luật sư, mà phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên.
- Một thính giả ở Sài Gòn
“Tôi là Thảo Cúc. Tôi xin nói ông Nguyễn Tấn Dũng dù ông làm đúng hay làm sai thì đã xong hết rồi nhưng điều tôi cảm phục ông là ông đã rút lui. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì ông tên là Nguyễn Phú Trọng nhưng ông không có lòng tự trọng chút nào hết. Ông đã 71 tuổi rồi, nếu ông tiếp tục lèo lái đất nước VN nữa thì dân VN đi đến đâu? Nếu có lòng tự trọng thì nên rút lui đi. Ông nên xuống đi!”
Với các sự kiện diễn ra ở trong nước tuần vừa qua, nhiều thính giả nhắn tin cho Hòa Ái rằng “Nói đến VN thì chỉ biết thở dài”. Tuy nhiên, Hòa Ái cũng nhận được chia sẻ của một vài vị thính giả cho biết cảm thấy vui mừng và hy vọng trước thông tin Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự báo trong bốn năm nữa thu nhập trung bình năm của người dân Việt Nam sẽ là 3.500 mỹ kim. Qua các chia sẻ về thông tin vừa nêu, Hòa Ái cũng tìm hiểu và nhận được một số ý kiến phản hồi nhưng dường như không có gì gọi là phấn khởi.
Thính giả Binh Tran giải bày:
Lương tôi 1 tháng khoảng 3 triệu nên 1 năm là 36 triệu. Gia đình tôi có 5 nhân khẩu. Ngoài ra còn phải gánh bao thứ thuế, phí và các khoản chi thường xuyên. Rất nhiều người có cuộc sống giống tôi thì lấy đâu ra đánh giá thu nhập khoảng 3500 đô la Mỹ, tương đương 77 triệu đồng cho 1 năm? Vậy người dân VN không cần ăn, chỉ ngắm các tượng đài nghìn tỷ vẫn sống khỏe phải không ông Nguyễn Xuân Phúc? Tôi xin hỏi Ngài Phó Thủ tướng có biết mức lương thấp nhất của công nhân VN hiện nay bao nhiêu, không nhỉ?”
Blogger Basàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự, bà Nguyễn Thị
Minh Thúy, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016.
AFP photo
Thính giả Hoàng Gia Mặc nhận xét:
Mặc dù con số 3500 mỹ kim mới chỉ bằng 1/10 của Hàn Quốc bây giờ nhưng cứ cái đà của nền kinh tế như hiện nay hầu như cái gì cũng nhập khẩu từ Trung Quốc thì điều đó vẫn còn quá xa vời”.
Thính giả Trinh Minh Anh lại cho rằng:
“Bốn năm nữa là 2020, nếu mật ước Thành Đô thành hiện thực, VN sát nhập vào cường quốc kinh tế thứ nhì của thế giới, chia bình quân đầu người được 3500 đô la thì chắc là đúng rồi”.
Và một thính giả nhờ làn sóng phát thanh của Đài ACTD chuyển lời đến ông Nguyễn Xuân Phúc:
“Cứ đà xây dựng tượng đài ở VN thì số tiền 3500 mỹ kim là số tiền nợ công trên mỗi đầu người phải gánh chứ không phải là thu nhập, thưa ông Phó Thủ tướng”.
Hòa Ái, phóng viên RFA


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn