Thiên "Thái Thệ" của "Kinh Thư":


Ở phương Đông, cách nay hơn hai ngàn năm, Khổng Tử đã viết trong Thiên "Thái Thệ" của "Kinh Thư":"Trời không có mắt có tai, dân nhìn tức là trời nhìn, dân nghe tức là trời nghe". Theo ý này, Mạnh Tử đã giảng giải "ý dân là ý trời" và từng đưa dân lên trước cả "xã tắc" và "vua": "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh"..Liễu Tôn Nguyên thời nhà Đường mời rượu tiễn bạn là Tiết Tồn Nghĩa đi làm quan, khuyên rằng: "Phàm ra làm quan ở hạt nào, phải biết chức phận của mình là người làm việc cho dân, chứ không phải sai dân làm việc cho mình. Dân ở trong hạt đã chịu nộp thuế, để lấy tiền thuê quan giữ sự công bình cho dân, mà nay, ngán thay, thiên hạ ra làm quan, tiền thuế củ

Ở phương Tây, khái niệm "người lãnh đạo là người đầy tớ phục vụ" (Servant leadership) này được phổ biến đầu tiên qua sự truyền bá của đạo Thiên Chúa giáo. Trong Tân Ước có viết: "Nhưng Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết, người được coi là thủ lĩnh các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, những người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em, và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Phúc âm Matthew Mt 20,25-28; xem Phúc âm Mark Mc 10,42-45).

Nhà công nghiệp Mỹ Rockefeller cũng nói, và câu văn này được khắc tại Rockfeller Centre:"Tự do ngự trị trong các giá trị (quyền) tối cao của cá nhân, trong một chính phủ là đầy tớ của mọi người, không phải chủ nhân của họ, và trong một xã hội mà trong đó mọi người đều có cơ hội để sống, nhưng trong đó không ai nợ ai (đều bình đẳng)" 

Trong thư gửi "Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng" được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: " Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc. Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sang mọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm mà làm được hết. Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm.
Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta."

Sau Cách mạng tháng Tám, "công bộc của dân" là một quan niệm mới tại Việt Nam. Đây là quan niệm lý tưởng và hiếm thấy trong thực tế hiện nay tại Việt Nam, khi nhiều viên chức nhà nước vẫn tự coi mình là "quan chức" . Hiện nay, "Một người làm quan, cả họ được nhờ" vẫn là quan niệm rất phổ biến trong người dân Việt Nam.

Bác còn viết: " Việc gì cũng phải hỏi ý kiến quần chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm” (HCM toàn tập, t. 5, tr. 294). Khẳng định " Nước ta là nước dân chủ" Bác đã yêu cầu:" “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân; công việc đổi mới và sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là trách nhiệm và công việc của dân; chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến xã đều do dân cử ra, tổ chức nên; tất cả quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” 

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh bản dự thảo Luật trưng cầu ý dân đã coi trọng tư tưởng Lấy dân làm gốc và Thường vụ Quốc hội đang tổ chức thu thập ý kiến của các tầng lớp nhân dân. Công việc này là phù hợp với Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị theo tinh thần Mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước và cũng là phù hợp với quy định trưng cầu ý dân tại các Điều 29,70,74 và 120 của Hiến pháp 2013. Đây có thể coi là thể chế pháp lý đầu tiên nhằm giúp dân chúng trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước. Bác Hồ từng nói rất cụ thể và dễ hiểu " Dân chủ là để cho người dân mở miệng". Đây là cơ hội để thể hiện tư tưởng dân chủ mà Bác Hồ thường xuyên nhắc nhở đối với Đảng cầm quyền.
Việc trưng cầu ý dân không phải làm một cách tùy tiện và thiếu hiệu quả. Điều này đã thể hiện trong Luật Trưng cầu ý dân . Tuy nhiên về vấn đề cơ quan và cá nhân nào có quyền quyết định tổ chức trưng cầu ý dân, theo tôi trong hai phương án tại Điều 11 nên theo phương án 2. Lý do là vì trong phương án 1 đã loại bỏ quyền của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chúng ta biết rằng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Mặt trận muốn giám sát và phản biện cần lắng nghe ý kiến của các tần lớp nhân dân và vì vậy cần có quyền đưa ra đề nghị trưng cầu dân ý. vấn đề cần làm rõ trong Điều 11 là khi UBTW Mặt trận TQVN đã có tờ trình đề nghị trưng cầu dân ý thì ai có quyền chấp thuận hay không chấp thuận, và cần luật hóa về lý do không chấp thuận. Nếu như điều 12 thì phải đợi Ủy ban Thường vụ trình Quốc hội thì cũng cần luật hóa để tránh tình trạng để chậm trễ không trình Quốc hội và cũng cần nêu nguyên tắc về lý do nào Quốc hội để Quốc hội có thể không đông tình. 

Về việc thành lập các Tổ, Ủy ban trưng cầu ý kiến trong Dự thảo luật đã trình bày khá đầy đủ nhưng điều quan trọng là biện pháp nào để luật hóa nguyên tắc tuyệt đối trung thành với ý kiến của nhân dân , làm cho toàn dân không nghi ngờ có sự gian lận vì duy ý chí hay vì chỉ đạo. Điều này rất khó vì ngay trong các cuộc Bầu cử Quốc hội cũng chưa nhận được sự tin tưởng thật sự của mọi người dân. Một Tổng Giám đốc một Xí nghiệp lớn tham gia ứng cử Quốc hội cho tôi biết trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIII sau khi kiểm phiếu ban bầu cử nói trường hợp của chị và một Tổng Giám đốc khác cùng danh sách chưa thể cho biết như những người khác. Ứng cử viên này không tin ở sự trong sáng trong chuyện này.


Về cử tri không ghi rõ ai là cử tri (có giống với cử tri bầu cử Quốc hội hay không cần ghi rõ). Cần quy định coi việc bỏ phiếu hộ là bất hợp pháp và kiên quyết chấp hành điều khoản này.

Về các hành vi bị nghiêm cấm cần làm rõ hơn khi quy định " không được trái với Hiến pháp và pháp luật". Tôi xin ví dụ nếu như nguyện vọng của đa số nhân dân là không đồng tình với tên nước mang chữ Xã hội chủ nghĩa, một khái niệm không rõ ràng, khá xa vời và thua xa tên Việt nam Dân chủ Cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn độc lập. Nhẽ nào hàng loạt chuyện tương tự như vậy không được chấp nhận. Có thể lấy ý kiến của nhân dân về rất nhiều chuyện thiết thực khác, chẳng hạn như quyền tố cáo hành vi tham nhũng mà được bảo vệ người bị bắt buộc hối lộ với những quan chức suy thoái đạo đức, quyền tôn trọng tang lễ (không được có những can thiệp thô bạo và không thỏa đáng như tháo bỏ băng cúng viếng, ép đặt nội dung điếu văn, hạn chế người tham dự...). việc quyền hạn của Chính phủ đối với việc xóa bỏ một tập quán lâu đời của nhân dân (như chuyện đốt pháo, Trung Quốc cho phép đốt pháo ở nông thôn và quản lý chặt chễ kích cỡ pháo và nội quy an toàn với người sử dụng...) Nếu có chủ trương lấy ý kiến nhân dân mà chỉ hạn chế trong những nội dung không thiết thực so với những nguyện vọng, những bức xúc của đa số dân chúng thì sẽ giảm đi rất nhiều tác dụng của bộ luật quan trọng này và xa lạ với tư tưởng đã nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Về Điều 45 mục đ ghi Phiếu có viết thêm nội dung khác là phiếu không hợp lệ thì còn gọi gì là Dân chủ (theo ý của Bác Hồ là Cho dân mở miệng và Bao nhiêu quyền hạn đều của dân ). Tôi nghĩ rằng ban soạn thảo vẫn e dè và thiếu tin tưởng ở trí tuệ của đại đa số nhân dân. Những ý kiến khác nhau trên tinh thần khoa học và xây dựng cần được thu thập còn có đồng tình hay không phụ thuộc vào trách nhiệm của trên 50% đại biểu Quốc hội, những đại diện ưu tú của nhân dân, vì sao còn quá lo ngại ?

Nếu không phát huy được thực sự ý nguyện chính đáng của đa số dân chúng về mọi bức xúc trong đời sống chính trị , xã hội, kinh tế, văn hóa thì hiệu lực của bộ luật quan trọng này sẽ chẳng có mấy tác dụng và dễ dàng bị các thế lực thù địch lợi dụng để công kích, xuyên tạc.

Với ý thức trách nhiệm của một Ủy viên Ủy ban TƯ MTTQVN, nguyên Đại biểu Quốc hội ba khóa X.XI,XII, tôi xin mạnh dạn nêu lên những ý kiến cá nhân trên đây , mong được các cấp có thẩm quyền xem xét.


[Thảo dân]



Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn