Gỗ từ cây xanh bị chặt hạ đi đâu ?


Gỗ từ cây xanh bị chặt hạ đi đâu?
Những gốc cây có đường kính cả mét cũng được đào lên rất cẩn thận để "nhập kho" - Ảnh: ST
Từ cuối năm 2014 tới nay, Hà Nội liên tục tiến hành chặt hạ hàng trăm cây cổ thụ với nhiều lý do khác nhau. Vậy số gỗ, củi này đi đâu? Những ngày qua, dư luận đang hết sức quan tâm về việc thực hiện đề án thay thế, cải tạo hệ thống cây xanh tại TP. Hà Nội. Cụ thể là việc Sở Xây dựng Hà Nội cho tiến hành chặt bỏ, thay thế hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố trong nội thành. Điều này đã vấp phải không ít những phản đối, không đồng thuận từ dư luận. Đặc biệt, dư luận quan tâm tới những khối gỗ từ những cây cổ thụ được chặt hạ kia sẽ được sử dụng vào mục đích gì? Xử lý ra sao?... Chỉ tính riêng trên tuyến đường Nguyễn Trãi – Trần Phú, có khoảng 400 cây xà cừ cổ thụ, có những cây đường kính chu vi lên tới hai mét, có những cây phải 3 người ôm mới hết thân… Mà theo thông báo của Sở Xây dựng Hà Nội thì chiều cao trung bình của những cây này là từ 12 đến hơn 20m.
gỗ, xử lý, giá trị, cổ thụ

Những cây xà cừ cổ thụ như thế này rất có giá trị về mặt kinh tế - Ảnh: ST


Với ngần ấy cây sẽ là bao nhiêu khối gỗ tròn? Đó là còn chưa tính đến số gỗ từ 6.700 cây xanh đã và đang chuẩn bị được chặt bỏ. Với giá thị trường hiện nay, mỗi cây xà cừ cổ thụ đó trị giá từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng (dân buôn gỗ mua cả những cành bằng bắp chân, thậm chí bằng bắp tay để làm đồ mộc). Và số tiền từ việc bán gỗ thôi cũng là con số tiền tỷ. Vậy, số tài sản này được quản lý ra sao? Đây là câu hỏi được người dân và dư luận quan tâm. Trả lời Một Thế Giới tại một buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Phan Đăng Long – Phó Ban tuyên giáo thành ủy khẳng định: Theo quy định, toàn bộ số cây xanh này thuộc tài sản của Nhà nước, được quản lý lý lịch và đánh số theo dõi. Việc chặt hạ cây xanh như vậy phải có giấy phép, phải có biên bản và việc số lượng gỗ đó được sử dụng ra sao phải công khai đấu thầu, tiền đấu thầu này sẽ được xung công quỹ theo quy định.   Còn ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: Về số lượng gỗ, củi thu hồi sau khi chặt hạ đều được kiểm kê, kiểm đếm, đo khối lượng, lập biên bản thu hồi đưa về kho. Sau đó, toàn bộ số gỗ, củi này được sở Tài chính thẩm định, định giá sau đó Sở Tài chính mới tổ chức đấu giá. Số tiền có được từ việc đấu giá, bán gỗ, củi này sẽ được khấu trừ tiền nhân công, chi phí sẽ bổ sung ngân sách…

gỗ, xử lý, giá trị, cổ thụ

Đào xuống tận rễ để kiểm đếm khối lượng - Ảnh: ST


Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn