Thượng Viện Mỹ Nhất Trí Thông Qua Nghị Quyết Về Biển Đông




Thượng Viện Mỹ Nhất Trí Thông Qua Nghị Quyết Về Biển Đông

Thêm chú thích

n
gày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Được biết, nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn. Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu.
Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, Trung Quốc điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của Việt Nam. Trung Quốc cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương-981…
Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002. Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, Nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thủ tướng Đức ca ngợi phúc lợi của tự do, dân chủ, ngay tại Bắc Kinh
Thêm chú thích
Sau khi phái đoàn doanh nhân Đức đã ký kết hàng loạt hợp đồng kinh tế, thương mại với Trung Quốc, hôm 8/07 bà Thủ tướng Angela Merkel đã tiếp xúc với sinh viên Trung Quốc và đề cập đến nhân quyền. Với tư cách là người đã lớn lên trong xã hội cộng sản độc tài, lãnh đạo Đức chia sẻ kinh nghiệm về nhu cầu của đối thoại để phá vỡ một chế độ công an trị.
Trong bài diễn văn đọc tại đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh đến những « phúc lợi » mà người dân sống trong « chế độ tư do và cởi mở » được thụ hưởng.
Theo Thủ tướng Đức, bên cạnh những yếu tố công nghệ và kinh tế, một quốc gia muốn được « phát triển bền vững » cần phải có một « hệ thống tư pháp công minh chính trực vì điều quan trọng là người dân tin tưởng vào pháp luật chứ không phải cúi đầu chấp nhận sự áp đặt của pháp luật » bất minh.
Theo nhận xét của giới báo chí, thì trái với các nhà lãnh đạo Tây phương khác thường tránh né đề cập nhân quyền để mua lòng giới lãnh đạo Bắc Kinh, bà Angela Merkel đã thẳng thắn nói đến những giá trị tốt đẹp của đối thoại, của dân quyền, của tự do dân chủ : «Công dân cần phải có cảm tưởng được phát luật bảo vệ. Luật pháp phải tôn trọng nguyên tắc bảo vệ dân. Điều then chốt là phải có một xã hội tự do, cởi mở, đa nguyên để xây dựng một tương lai thành công tốt đẹp ».
Sinh viên Trung Quốc được Thủ tướng Đức thông báo về diễn đàn « Nhân quyền, Tự do cá nhân và đa nguyên xã hội » mà hai nước Đức và Trung Quốc gặp gỡ thảo luận. Bà Angela Merkel nhấn mạnh chi tiết bà lớn lên trong chế độ độc tài cộng sản Xô-viết nơi mà các quyền tự do bị đàn áp và công dân bị công an theo dõi chặt chẽ.
Do đó, bà Merkel thấy rõ cuộc cách mạng ôn hòa 25 năm trước đây làm chế độ Đông Đức và bức tường Bá Linh đã sụp đổ một cách không đổ máu là nhờ vào đối thoại. Để kết luận, Thủ tướng Đức nhắn nhủ giới trẻ Trung Quốc là xã hội Hoa lục cũng cần có đối thoại tự do.
Cần nói thêm, đại học Thanh Hoa là nơi xuất phát ngọn gió Mùa Xuân Bắc Kinh dẫn đến phong trào Thiên An Môn 1989.

Tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ hại
Thêm chú thích
Trong cuộc điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại các nước Đông Nam Á, hôm 9/07 vừa qua Dân biểu Ed Royce, thuộc đảng Cộng Hòa, đại diện tiểu bang California, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đã nêu nhận định rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam trở nên tồi tệ hơn trước qua việc chính phủ tiếp tục cuộc đàn áp nghiêm trọng nhắm vào những người chỉ trích chế độ. Nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp gần như mọi ý kiến bất đồng, thông qua sự đe dọa, bạo lực, thông qua các án tù rất dài hạn; những blogger trẻ tuổi này thường lãnh án 7 năm tù nếu phổ biến các ý kiến như tự do phát biểu chẳng hạn.”
Dịp này, ông cho hay ông từng đến Việt Nam và “tận mắt chứng kiến mức độ công an chìm sử dụng để bóp nghẹt mọi hình thức tự do phát biểu hay tự do tôn giáo”.
Dân biểu Ed Royce kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức đình chỉ những vụ vi phạm nhân quyền, cũng như phóng thích các tù nhân chính trị.”
Theo ông Royce cho biết, đã có 18 cuộc đối thoại nhân quyền giữa chính phủ Hoa Kỳ và chế độ Hà Nội nhưng  “vẫn không đạt được tiến bộ nào trong tình hình nhân quyền.” Trước đây, một nhà ngoại giao Mỹ từng nói rằng đối thoại nhân quyền với CSVN cũng giống như đối thoại với người điếc.
Tuy là cuộc điều trần về tình hình nhân quyền chung cho cả vùng Đông Nam Á, vấn đề vi phạm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và buôn người ở Việt Nam đã là những đề tài được nhiều vị dân biểu quan tâm phát biểu và đặt câu hỏi. Buổi điều trần có sự tham dự của 22 vị dân biểu thành viên của Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ.

Nạn nhân thứ 11 của công an Việt Nam bị đánh vỡ sọ trong năm 2014
Thêm chú thích
Thêm một cáì chết bất thường do bị công an đánh tại Việt Nam. Nạn nhân là ông tên Nguyễn Hữu Thâu, 43 tuổi, cư dân thôn Xuân Tây, Phú Xuân, huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk.
Theo người nhà nạn nhân kể lại, ông Thâu bị tình nghi là ăn trộm, nên bị công an Lê Viết Hùng 57 tuổi, cùng 3 người khác là lực lượng tự quản của thôn đưa về hội trường thôn Xuân Hòa để làm việc.
Ông Thâu sau đó đã ngủ lại tại hội trường thôn mà không về nhà. Bà Võ Thị Kim Quê, vợ ông Thâu cho biết tối xảy ra sự việc, bà cùng một người cháu ruột lên hội trường thôn để tìm hiểu sự tình thì ông Thâu vẫn bình thường, tỉnh táo.
Công an thôn bảo đang yêu cầu ông Thâu viết tường trình, nên mời bà Kim Quê về và hẹn sáng mai lên sẽ làm việc.  Sáng hôm sau, người nhà ông Thâu và cơ quan chức năng xã đến hội trường thôn, thì phát hiện ông Thâu nằm bất động trên nền nhà, mồm, mũi chảy máu, toàn thân ướt sũng, chân tay cứng đơ, liền đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Krông Năng, các bác sĩ chẩn đoán nạn nhân bị chấn thương sọ não.
Thấy tình trạng sức khỏe của ông Thâu nguy ngập, người nhà đã xin chuyển ông tới bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu, tuy nhiên xe mới tới địa phận tỉnh Đắk Nông thì nạn nhân tử vong.
Trường hợp tra tấn giết người này, công an huyện Krông Năng đã không kịp vu khống cho nạn nhân tự tử được. Ông Nguyễn Hữu Thâu là nạn nhân thứ 11 của Công an CSVN chỉ mới 7 tháng đầu của năm 2014. Riêng tháng 6, có tới 3 nạn nhân chết vì sự tra tấn của Công an CSVN, dù chế độ Hà Nội đã ký tên vào Công ước Quốc tế Chống Tra Tấn từ tháng 11-2013.
Công an là cánh tay mặt của CSVN trong việc cai trị, khủng bố thường dân, cho nên họ mới được phép mặc sức lộng quyền như vậy. Có thể nói, công an là lực lượng đang đi ngược lại lòng dân do quyền lợi gắn chặt với chính quyền CSVN.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn