Trung Quốc Có 16 Giàn Khoan Dầu Ở Biển Đông !




Trung Quốc Có 16 Giàn Khoan Dầu Ở Biển Đông !

Thêm chú thích
T
ờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn nguồn tin từ hãng nghiên cứu IHS cho thấy Trung Quốc có tới 16 giàn khoan dầu ở Biển Đông. Có nghĩa là Trung Quốc sẽ khoan dầu ở cả vùng biển của nước này và các nước láng giềng để đánh lừa dư luận rằng hoạt động thăm dò của họ là bình thường. Thông tin được đưa ra sau khi Cục hải sự Trung Quốc thông báo hôm 18/6 về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần bờ biển Việt Nam, đã đến một vị trí ở cửa Vịnh Bắc Bộ và có tin là đã bắt đầu hoạt động khoan dò. Đây là một hành động phi pháp, vì địa điểm thăm dò của giàn khoan Trung Quốc nằm trong một « vùng chồng lấn », chưa được phân định. Ngoài ra trang web của Cục Hải sự Trung Quốc không ngần ngại thông báo là giàn khoan đã bắt đầu triển khai hoạt động khoan từ ngày 24/06. Theo dự kiến, Nam Hải số 9 sẽ kết thúc hoạt động khoan vào ngày 20/08.
Theo IHS, hầu hết là các giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông là các giàn khoan tự nâng loại nhỏ và 4 trong số đó là các giàn khoan nửa chìm nửa nổi.
Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn, cho rằng việc triển khai giàn khoan một “bước đi chiến lược”.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết có bốn dự án mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động ở phía tây và phía đông Biển Đông trong nửa năm sau của năm 2014. CNOOC cho biết họ sẽ tăng một phần ba chi phí đầu tư hàng năm cho năm 2014, lên đến gần 20 tỷ USD.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc cho Học viện Quốc phòng Australia, nhận định về phản ứng có phần không mấy quyết liệt của giới lãnh đạo Việt Nam trước những hành động leo thang và đụng độ trên biển hồi gần đây, rằng nếu các nước nhỏ tiếp tục nhượng bộ, Trung Quốc dần dà sẽ thực hiện ý định chiếm thêm biển đảo, xây cất trên biển, và tất cả những gì mà Bắc Kinh muốn làm, và càng để lâu sẽ càng khó giải quyết một cách có lợi cho các nước nhỏ hơn. GS Thayer cũng khuyến cáo là Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi.

Con buôn Trung Quốc tràn ngập, ép giá nông dân bán vải thiều
vaithieuVải thiều năm nay được mùa khắp khu vực kéo dài hàng chục cây số ở vùng Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thế nhưng, nông dân được mùa mà không vui.
Báo mạng VietNamNet cho biết, gần 300 thương lái Trung Quốc có mặt khắp nơi, ồn ào trả giá thu mua vải thiều. Mùa vải thiều bắt đầu rộ từ cuối tháng 5, kéo dài cho đến cuối tháng 6 âm lịch, tức trong khoảng hai tháng. Giá bán mỗi ký lô hiện nay từ 15,000 đồng đến 33,000 đồng, tương đương 75 cent đến 1.1 đô la loại vải Thanh Hà. Vải thiều Lục Ngạn rẻ hơn, chỉ vào khoảng 13,000 đồng, tương đương 65 cent một ký. Tuy nhiên giá vải thiều năm nay rẻ hơn năm rồi khoảng 6,000 đồng, tương đương 30 cent một ký. Ở một vài nơi khác, nông dân chỉ bán được với giá 5,000 đồng, tương đương 25 cent một ký mà thôi.
Theo phương cách tự gieo trồng mùa màng, rồi tự phân phối, bán sỉ cho thương lái, nông dân Lục Ngạn đang sốt vó vì vải thiều chín đỏ khắp vườn quá nhanh, người bán thì nhiều mà người mua thì ít. Sản lượng vải thiều của riêng huyện này vụ mùa năm nay lên hơn 100,000 tấn, cao hơn vụ thu hoạch năm 2013 đến 20,000 tấn. Dọc quốc lộ 31 từ thị trấn Chũ đến khu vực giáp ranh huyện Sơn Ðộng, xuất hiện hàng trăm địa điểm bán sỉ vải thiều.
Tất cả các thành viên trong gia đình của nông dân trồng vải thiều đều tham gia vào việc thu hoạch, thu gom, vận chuyển… Không được sự trợ giúp nào khác, nông dân tự thương lượng với các thương lái “nội” lẫn “ngoại” để tìm một giá bán tốt nhất cho mình.
Tại khắp các nẻo đường dẫn đến các địa điểm thu mua vải của nông dân huyện Lục Ngạn, đi đâu người ta cũng thấy thương lái Trung Quốc. Một số người còn kể lại xảo thuật của thương lái Trung Quốc thường áp dụng để ép giá nông dân Việt. Chẳng hạn như để nông dân Việt Nam đặt sọt vải lên bàn cân, sau rất nhiều công sức rồi đột nhiên nói không muốn mua, buộc nông dân phải năn nỉ để “được bán.”
Cũng theo VietNamNet, hồi năm rồi, thương lái Trung Quốc đã gom mua gần 50% sản lượng vải thiều của huyện Lục Giang, tương đương khoảng 44,000 tấn. 
Học Giả Trung Quốc tố cáo “đường lưỡi bò” là ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử
hocgiaTQ
Thêm chú thích
Trong lúc Trung Quốc ngày càng mở rộng hành động độc chiếm biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, bằng cách không ngừng tuyên truyền cho người dân những thông tin ngụy tạo, sai sự thật như “Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc”, “Việt Nam ức hiếp Trung Quốc”, “Nước nhỏ ăn hiếp nước lớn”, v.v… Thì ngay tại TQ, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm để nói lên sự thật với nhân dân, đồng bào của mình và nhân dân trên thế giới. Một trong số đó là học giả Lý Lệnh Hoa. Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải dương quốc gia, ông đã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học về biển đảo và các vấn đề xung quanh liên quan. Ông có viễn kiến sâu sắc, có trách nhiệm với đất nước và nhân dân Trung Quốc cũng như các nước láng giềng.
Ngay từ đầu ông đã khẳng định: “Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông – TG), phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (Biển Đông – TG). Những bài viết sắc bén, có căn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Đông của ông không được các báo chính thống của Trung Quốc đăng tải. Do đó, ông đã tích cực sử dụng blog cá nhân để truyền tải đến nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ phải. Mới đây nhất khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho đất nước và nhân dân của mình : “Trung Quốc đang tự biến mình thành kẻ thù của các nước láng giềng và thế giới văn minh”.
Những gì họ nói, họ biết về “đường lưỡi bò” là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn “đường lưỡi bò” chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ…” Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử”.
Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm. Chính ông đã tìm ra nguồn gốc ra đời “đường lưỡi bò” và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn này là “Ổ sáng tác ra đường lưỡi bò”. Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố : “Không nên làm trò hề cho thế giới cười”.
Ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn “Không để Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng”. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hăng của chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng, lý lẽ, luật pháp quốc tế để “lay tỉnh” mọi người thoát khỏi “ác mộng” và “đại họa”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Muốn

Chuyện lạ như thật?