CSVN sẽ siết chặt báo chí hơn nữa và mỗi tỉnh chỉ được có một tờ báo




CSVN sẽ siết chặt báo chí hơn nữa và mỗi tỉnh chỉ được có một tờ báo

Thêm chú thích
T
rong cuộc họp kín với các quan chức thành phố Hải Phòng, nơi được coi là thành phố điểm của nhà cầm quyền VN vì có hệ thống công an đàn áp dã man những nhóm dân oan và đấu tranh dân chủ, ông Nguyễn Bắc Son Bộ trưởng Thông tin & Tuyên truyền CSVN phàn nàn rằng báo chí hiện nay đang không làm tốt chủ trương của Đảng, vì vậy nên cần siết lại, chỉ cần sử dụng những tờ báo, truyền hình nào phục tốt cho các chính sách chủ trương của Đảng CSVN mà thôi.
Tin tức này đang làm nhiều người sửng sốt vì không thể ngờ được chính sách bóp nghẹt truyền thông của chế độ CSVN lại chuẩn bị tiến hành ngay vào lúc này, khi Trung Quốc đang lăm le chiếm biển của Việt Nam, mà truyền thông là một chiến trường quan trọng để đối phó với giặc ngoại xâm cũng như thông tin cho dân chúng.
Giải thích cho việc cắt giảm và tăng mức kiểm duyệt báo chí, ông Son cho biết lý do bởi đây là lĩnh vực rất khó, nếu không siết chặt và giảm bớt, thì việc quản lý sẽ mỗi lúc sẽ càng khó khăn hơn.
Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 700 tờ báo, truyền hình…v.v cho 90 triệu dân. Nếu quyết định này được ông Nguyễn Bắc Son xúc tiến, tương lai báo chí của Việt Nam có thể chỉ còn dưới 100 tờ báo, truyền hình.
Tin tức này đang làm cho nhiều người phản ứng mãnh mẽ, đặc biệt là giới làm báo cho hệ thống Nhà nước CSVN. Việc giảm bớt báo chí xuất bản này cũng đồng nghĩa với việc hàng ngàn phóng viên, chủ bút…v.v có nghề sẽ bị sa thải.
Mặc dù lâu nay, báo chí trong nước không còn đem lại giá trị sự thật như dân chúng mong muốn, tuy nhiên việc giảm bớt giấy phép xuất bản báo chí này sẽ tạo nên một không khí xã hội nặng nề không khác gì Bắc Hàn.
Được biết, 20 tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng bộ Thông tin & Tuyên Truyền CSVN Nguyễn Bắc Son cũng thú nhận chính ông là người đã ra lệnh cho các công ty điện thoại phải gửi tin nhắn tới hàng chục triệu thuê bao về nội dung thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về lệnh cấm biểu tình yêu nước vào ngày 18-5 vừa qua. 
Phật tử Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu để bảo vệ Đạo Pháp và Chủ quyền dân tộc
tuthieuTin từ Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất thì vào 5h30 sáng ngày 23-5-2014 bà Lê Thị Tuyết Mai – một phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã tự thiêu trước Dinh Độc Lập cũ. Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, có pháp danh Đồng Xuân, hiện đang sống tại Bình Thạnh, Sài Gòn, là một huynh trưởng thuộc Gia Đình Phật Tử VN, là Phó Trưởng ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử Miền Quảng Đức (Sài Gòn). Tại hiện trường nơi bà Mai tự thiêu, có nhiều biểu ngữ với nội dung chống Trung Quốc xâm lược và kêu gọi lòng yêu nước như: “Đoàn kết đập tan mưu đồ xâm lược của Trung Quốc”, “Đốt ánh sáng soi đường cho những người yêu nước”, “Nam mô a di đà phật”…
Theo bản tin thì trước tình hình GHPGVNTN liên tục bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, bên ngoài thì đất nước bị Trung Cộng xâm chiếm lãnh hải, nên trong các tuần lễ vừa qua, “nhiều Huynh Trưởng gửi thư về Gia Đình Phật Tử Vụ phát nguyện Tự Thiêu để bảo vệ Đạo Pháp và Chủ quyền Dân Tộc. Trong số này có Huynh trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai.”
Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP mang tựa đề « Một phụ nữ Việt Nam tự thiêu để phản đối Trung Quốc », nêu chi tiết công an tìm thấy tại hiện trường một can xăng và một lá thư, trong đó bà Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ sự phẫn nộ trước giàn khoan Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, đòi hỏi Bắc Kinh phải rút giàn khoan này đi.

Quốc hội Việt Nam lại tranh cãi về luật biểu tình
luatbt
Thêm chú thích
Quốc hội Việt Nam khóa 13 đang trong kỳ họp thứ bảy, diễn ra từ 20 tháng 5 và sẽ kéo dài đến 24 tháng 6. Giống như nhiều kỳ họp trước, các đại biểu tiếp tục tranh cãi về việc nên hay không nên bàn bạc, thông qua luật biểu tình.
Ông Đinh Xuân Thảo, một đại biểu Quốc hội, đồng thời còn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, cho rằng, cần sớm đưa luật biểu tình vào chương trình làm luật để Quốc hội xem xét, thông qua, vì “biểu tình là một trong những quyền quan trọng đã được ghi nhận trong Hiến pháp nhưng Việt Nam vẫn chưa có cơ sở pháp lý vững chắc để người dân thực hiện quyền đó và cũng là để chính quyền kiểm soát tình hình, chế tài các vi phạm”.
Ông  Trịnh Thế Khiết, Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội, tán thành ý kiến của ông Thảo vì “cần để nhân dân bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc và bày tỏ thái độ trước thế giới”.
Ông Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn – người nhiều lần lên tiếng hối thúc việc phải sớm xem xét, thông qua luật biểu tình – tiếp tục nhấn mạnh, biểu tình là quyền con người đã được hiến định và “thực tế cho thấy đây là vấn đề hết sức bức xúc của hàng triệu người ở các tầng lớp khác nhau, nhất là lớp trẻ nên phải có hành lang pháp lý và chuẩn mực để biểu tình diễn ra một cách hợp lý”.
Ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam, đề nghị, đưa luật biểu tình vào nội dung chương trình làm việc của kỳ họp tới, sẽ diễn ra cuối năm nay. Đề nghị này được nhiều đại biểu ủng hộ nhưng giống như nhiều kỳ họp trước, có nhiều đại biểu khác chống đối quyết liệt.
Ông Lê Hiền Vân, một thiếu tướng quân đội, bảo rằng, Việt Nam chỉ có một đảng lãnh đạo thành ra không nên có luật biểu tình. Nếu có luật này thì sẽ có nhiều “sự cố đáng tiếc như vừa xảy ra ở Bình Dương, Hà Tĩnh”. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin – Tuyền thông, biện bạch, việc chưa nên xem xét, thông qua luật biểu tình bởi đã có một nghị định, quy định về “các biện pháp bảo vệ trật tự nơi công cộng”.
Đề nghị xem xét, thông qua, ban hành luật biểu tình được chính thức nêu ra từ năm 2011, sau hàng loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn. Ở cuộc họp Quốc hội vào cuối năm 2011, một đại biểu tên là Hoàng Hữu Phước đã phản bác yêu cầu xem xét, thông qua, ban hành luật biểu tình vì… “dân trí còn thấp”. Ý kiến đó bị ông Trương Trọng Nghĩa bác bỏ, do nhận định như thế là xúc phạm công chúng. Theo ông Nghĩa, không phải tự nhiên mà cộng đồng quốc tế có sự đồng thuận về việc phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền biểu tình.
Các quyền cơ bản của con người là đặc trưng của thể chế dân chủ và nhà nước pháp quyền. Ông Nghĩa không tán thành việc xem biểu tình là “tụ tập đông người”. Cũng không tán thành  các đại biểu “nhân danh nhân dân” để phản bác luật biểu tình. Thóa mạ những người biểu tình khi họ biểu lộ tinh thần yêu nước.
Được biết ông Chủ tịch Quốc hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng chỉ hứa sẽ đưa luật này vào chương trình làm luật của năm 2015.

Tin về các thanh niên công giáo một năm sau phiên tòa phúc thẩm
tncgTin từ Dòng chúa Cứu thế thì cách đây một năm vào ngày 23/05/2013, tại tỉnh Nghệ An, Tòa án Nhân Dân Tối Cao đã đưa các Thanh Niên Công Giáo ra xét xử. Với những bản án oan sai dành cho các các Thanh Niên Công Giáo khi họ khẳng định ” Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Bên cạnh việc nâng cao nhân thức trong cộng đồng về chủ quyền, biển đảo của Tổ Quốc, họ còn làm các công tác Thiện Nguyện giúp phát triển con người và giúp thăng tiến Xã hội.
Những Thanh niên bị két án oan nặng nhất gồm anh Hồ Đức Hòa và anh Đặng Xuân Diệu, mỗi người bị 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Thông tin từ gia đình anh Đặng Xuân Diệu cho biết: sức khỏe của anh Diệu đang bị đe dọa trầm trọng, anh bị cắt khẩu phần ăn trưa và anh Diệu viết thư ra kêu gọi những người yêu chuộng công lý hãy lên tiếng để cứu anh vì mạng sống anh bị cán bộ trại giam Yên Định – Thanh Hóa cướp dần đi từng ngày.
Những thanh niên khác đang bị giam ở trại giam Thái Nguyên, Hà Nam thì đang tuyệt thực như anh Trần Hữu Đức, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương …… để yêu cầu cán bộ trại giam tôn trọng quyền lợi đối với tù nhân, đặc biệt là yêu cầu quyền Tự Do Tôn Giáo.
Vừa qua, những thanh niên công giáo đã mãn hạn tù giam như anh Hồ Văn Oanh, Anh Chu Mạnh Sơn, anh Nguyễn Xuân Anh và anh Nguyễn Văn Thanh đã cùng nhau làm bản Kiến Nghị nhờ các lãnh đạo các Tôn Giáo lên tiếng để yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền Tự Do Tôn Giáo cho các TNLT đang bị giam cầm.
Vào ngày 23/05/2014 tại giáo xứ Yên Hòa, giáo phận Vinh, cha quản xứ Fx. Đinh Văn Minh đã dâng thánh lễ cầu bình an cho 4 Thanh Niên Công Giáo bị kết án trong vụ này, gồm anh Hồ Đức Hòa, anh Nguyễn Văn Duyệt, anh Nguyễn Văn Oai và anh Hồ Văn Oanhvà đặc biệt hơn nữa là cầu cho Tổ Quốc đang bị họa xâm lăng của Trung Cộng. Tại các gia đình TNLT các thanh niên công giáo khác, cũng có các buổi cầu nguyện đặc biệt cho các con em của mình đang bị kết án oan sai, cầu cho họ được an lành và vững tâm với con đường mình đã chọn.
Sau một năm các thanh niên công giáo bị kết án thì cũng là lúc Biển đảo của Việt Nam bị Trung Cộng xâm lược. Xin nhắc lại lời của các thanh niên công giáo đã nói” Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn