Dân Biểu Chris Hayes : “Úc hãy bảo vệ Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị ngược đãi trong tù”




Dân Biểu Chris Hayes : “Úc hãy bảo vệ Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị ngược đãi trong tù”



Thêm chú thích
ô
ng Chris Hayes là một dân biểu ở tiểu bang New South Wales, thường quan tâm đến các vấn đề nhân quyền tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt là các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây nhiều lần ông Hayes đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho những công dân Việt Nam yêu nước và đấu tranh cho tự do dân chủ, cho giai cấp công nhân như : Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, vv…
Mới đây, ngày 19/11/2013, ông Hayes đã có bức thư gửi tới Ngoại Trưởng Úc về vấn đề của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm các điều luật về giam giữ và nhân quyền. Trong thư ông Hayes bày tỏ sự quan ngại của mình đến bà Ngoại Trưởng Úc về vấn đề của Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị nhà cầm quyền cộng sản bắt bỏ tù vô vớ, công an đánh đập trong tù, bị còng tay còng chân trên suốt đường chuyển từ tù trong Nam ra Bắc gần đây khiến cô bị sỉu lên sỉu xuống trong chuyến đi, và tuy cô cùng gia đình yêu cầu được đi bệnh viện khám bệnh hiểm nghèo nhưng bị vẫn không được đáp ứng.
Ngoài ra, trong thư ông Hayes cũng nhấn mạnh việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tham gia Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ông Hayes viết, bà Ngoại Trưởng Úc Julie Bishop nên yêu cầu đòi tự do cho tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh.
Cũng cần nhắc lại Đỗ Thị Minh Hạnh là một người đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của công nhân và nông dân Việt Nam. Cô và hai người bạn là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đang chịu những án tù nặng nề cho dù họ hoàn toàn vô tội. Trong tù họ thường xuyên bị đối xử tàn tệ.
Nữ trang “dỏm” Trung Quốc lan tràn Việt Nam
hangdomTQÐủ loại nữ trang “dỏm” xuất xứ Trung Quốc, chỉ có giá 10,000 đồng một chiếc, tràn ngập thị trường Việt Nam đang là mối đe dọa đối với sức khỏe của người tiêu thụ.
Báo mạng VietNamNet cho biết, nữ trang “Made in Trung Quốc” “dỏm” bày bán ở các chợ lớn nhỏ ở Việt Nam ngày càng nhiều, đủ loại như nhẫn, lắc đeo tay, lắc đeo chân, dây chuyền, bông tai… Tất cả các loại nữ trang “dởm” này được làm bằng kim loại xi vàng, bạc, sơn… chứa đầy chì, cadmium… Giới bình dân, lao động nghèo ở Việt Nam rất thích mua và sử dụng các loại nữ trang “dởm” này vì giá rẻ, khoảng 10,000 đồng, tương đương 50 cent một món. Số lượng tiêu thụ ngày càng nhiều, loại nữ trang rẻ tiền từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam ngày càng lớn.
Tuy nhiên theo công bố của một số đơn vị kiểm soát phẩm chất hàng hóa thì các loại nữ trang rẻ tiền nói trên có chứa chì và cadmium vượt quá mức cho phép. Các loại hóa chất này gây dị ứng, làm cho người sử dụng bị ngộ độc, tổn hại sức khỏe. Cũng theo tài liệu này, phần lớn nữ trang “dỏm” rẻ tiền được làm bằng niken, nhôm, đồng, thiếc… được phủ hóa chất cadmium để chống sét.
Loại hóa chất này đứng hàng thứ 7 trong tổng cộng 275 hóa chất cực độc đối với sức khỏe con người.
Một số chuyên viên cho hay, khi người ta thường xuyên sử dụng có nghĩa là khả năng nhiễm độc cao dần. Các chất chì, cadmium, phóng xạ, thủy ngân… dần dần thấm qua da, vào máu có thể khiến bệnh nhân bị ói mửa, co giật, mất trí nhớ… Xa hơn, người sử dụng thường xuyên loại nữ trang độc hại này có thể bị bệnh ung thư, sẩy thai…

Lương công chức chết đói, nhưng bộ máy nhà nước vẫn gia tăng
nhanuoc
Thêm chú thích
Dù lương công chức không đủ sống nhưng guồng máy hành chánh của nhà cầm quyền CSVN vẫn phình ra mỗi năm một đông đảo hơn.
Các kế hoạch hô hào “tinh giản biên chế” nhằm giảm bớt cán bộ dôi dư của chế độ Hà Nội năm nào cũng thấy họp hành rồi họp báo tuyên truyền được chứng minh ngược lại với các con số biết nói.
Trong cuộc chất vấn Bộ trưởng Nội Vụ CSVN Nguyễn Thái Bình ở quốc hội hôm 18/11 vừa qua, một đại biểu quốc hội nêu ra con số “công chức nghỉ chế độ theo chính sách trong ba năm từ 2010-2012 là hơn 28,000 người so với số tuyển mới gần 69,000 người, như vậy tăng hơn 41,000 người, bằng 148% so với số người nghỉ”.
Điều mâu thuẫn là nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra Nghị quyết số 132 từ 5 năm trước loan báo kế hoạch “tinh giản biên chế” vì bị các định chế tài trợ quốc tế đốc thúc cải tổ guồng máy công quyền theo chiều hướng minh bạch và chuyên môn hóa.
Trong cuộc chất vấn nói trên, ông Nguyễn Thái Bình đổ thừa cho lý do có thêm “những đơn vị mới được thành lập, các đơn vị cũ nhưng nay tăng thêm chức năng, nhiệm vụ. Một số lĩnh vực thời gian qua tăng đội ngũ công chức là môi trường, đất đai, biển, hải đảo, du lịch, dân số, quản lý thị trường, thanh tra giao thông, xây dưng, lao động, thuế, hải quan, y tế… Ngoài ra, tăng còn do một số địa phương vừa được chia tách.”
Lời giải thích không thể biện minh được cho tình trạng “dôi dư” cán bộ công chức trong guồng máy công quyền CSVN như chính ông Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng của chế độ đã nhìn nhận hồi đầu năm, là trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Tính ra, dựa theo con số khoảng 2.8 triệu cán bộ công chức trên cả nước, theo như ông Phúc nói, thì có đến 840,000 viên chức nhà nước CSVN thuộc loại ăn bám. Dịp này, ông Phúc nhìn nhận “Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập”.
Khi bị chất vấn ở Quốc hội hôm 20/11/2013 về tình trạng “chạy chức” và số lượng cán bộ công chức “con ông cháu cha” không làm vẫn ăn lương ngân sách nhà nước, ông Nguyễn Thái Bình đã tránh né trả lời mà chỉ nói “Đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị”.
Theo kết quả cuộc khảo sát lớn nhất thế giới năm 2013, công bố hồi Tháng Bảy vừa qua, về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tình trạng tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, 55% người dân ở Việt Nam cảm nhận tình trạng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, tức là cao hơn so với mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á.
Trong số 13 ngành được khảo sát, cảnh sát, y tế và đất đai được cho là bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng tham nhũng và cũng là những ngành có mức độ xảy ra tham nhũng nhiều nhất theo trải nghiệm của người dân.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn