Hủy bỏ công văn cấm quay phim, chụp hình CSGT



Đại tá Trần Sơn Hà


Hủy bỏ công văn cấm quay phim, chụp hình CSGT


DaiTaTranSonHa 2
Đại tá Trần Sơn Hà



c
hiều ngày 23/8, Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67) Bộ Công an vừa ra công văn số 2315/C67-P6 gửi đến các cấp lãnh đạo ngành cảnh sát giao thông địa phương, cho biết công văn số 1042 có “nội dung chưa chuẩn xác nên phải hủy bỏ.”
Công văn 1042 được ban hành hôm 20 tháng 8 trước đó là một quy định của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt cấm phóng viên báo đài và người dân chụp ảnh, quay phim cán bộ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tiễu, kiểm soát, phạt vạ người đi đường.”
Ngoài ra, công văn mới thay thế công văn 1042 bị thu hồi cho rằng trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo đài, quay phim chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp, người dân hoặc phóng viên báo đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của Cảnh sát giao thông thì thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời.
Công văn số 1042 bị hủy bỏ này là do ông Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường sắt – đường bộ ký ban hành. Thời gian tính từ lúc công văn này được ban hành đến lúc bị hủy bỏ chỉ kéo dài ba ngày.

Dùng thuốc nhuộm vải chế tương ớt
tuong-ot
Thêm chú thích
mới đây làm chấn động Hà Nội, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại một nhà máy lớn ở huyện Phú Xuyên có chứa rất nhiều hóa chất độc hại.
Theo khám phá của các cơ quan chuyên môn tại Hà Nội thì hóa chất này là loại bột màu vàng và màu đỏ có tên gọi là Rhodamine B. Loại bột màu này được sử dụng trong ngành nhuộm vải chứ không có trong danh sách phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.
Theo Trung Tâm Phân Tích và Giám Ðịnh Thực Phẩm Quốc Gia, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại xưởng sản xuất nói trên đều có chứa Rhodamine B. Ðây là hóa chất cực độc gây ung thư cho người sử dụng.
Theo ông Dương Văn Ðình 46 tuổi, chủ xưởng sản xuất tương ớt, thì bột Rhodamine B được mua tại phố Hàng Gà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với giá chưa tới 10 đô la mỗi kí lô. Ông này cũng cho biết đã sản xuất tương ớt bằng “công thức pha chế với Rhodamine B để giữ cho đẹp màu” gần 2 năm nay. Tất cả sản phẩm ra đời đều được bày bán công khai tại cửa hàng trước nhà và phân phối khắp Hà Nội, cũng như các tỉnh thành lân cận và nước ngoài.
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ông Ðình chỉ bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng tức khoảng 750 đô vì sử dụng hóa chất gây ung thư để chế tương ớt. Trong khi theo dư luận, hoạt động của cơ xưởng của ông Ðình không khác hành vi đầu độc và giết chết lần hồi hàng triệu người tiêu thụ.
Ðầu năm ngoái, khi mọi người mua sắm chuẩn bị Tết Tân Mão, báo chí ở Việt Nam làm mọi người hốt hoảng khi đưa tin bột Rhodamine B được pha chế thoải mái vào hạt dưa cho đẹp mắt cũng như làm ớt bột ở nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam. Lúc đó, người ta chỉ chú ý tới miền Trung mà không thấy có hành động kiểm soát gì đối với các chất phụ gia độc hại thêm vào thực phẩm ở miền Bắc.
Để tăng độ đỏ, đẹp cho sản phẩm, ngoài chất bảo quản, cứ 50 lít tương ớt cho thêm 4 thìa Rhodamine B – chất gây ung thư, và 5 thìa bột màu vàng (chưa xác định được).
Rhodamine B – chất gây ung thư bị phát hiện trong tất cả các mẫu tương ớt thu tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Đây là vụ thứ 2 “ướp” hóa chất vào tương ớt, “hạ độc” người tiêu dùng bị phát hiện.

Rừng phòng hộ tại Phú Yên bị tàn phá nghiệm trọng
pharung
Thêm chú thích
Báo Người Lao Động cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, các nhóm lâm tặc đã lộng hành mở đường, tranh nhau “trảm” hàng loạt các loại cây gỗ lớn với khối lượng lên đến 286m3 tại rừng phòng hộ (RPH) Ea Trol nằm ở thượng nguồn sông Hinh, giáp ranh hai tỉnh Phú Yên và Đắc Lắc.
Càng đi sâu vào rừng, càng thấy cảnh rừng bị “bức tử” đến rỗng ruột và mới thấy lâm tặc lộng hành như chỗ không người.
Điều dễ nhận ra sự bất cập ở đây là, tại khu vực RPH giáp ranh rộng lớn, tỉnh Phú Yên khoanh vùng rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ; trong khi đó tỉnh Đắc Lắc lại “ưu ái” giao cho các đơn vị khai thác trắng để trồng rừng. Vì thế nạn xâm lấn, phá rừng ở vùng giáp ranh Phú Yên càng dữ dội hơn.
pharung_2
Thêm chú thích
Cơ quan chức năng cho biết là hàng trăm cây to bị đốn hạ, trong đó có loại gỗ quý là chò có tuổi lên đến vài trăm năm. Cơ quan kiểm lâm đã phát hiện ra vụ phá rừng và thu hồi các thân cây gỗ bị đốn hạ, tuy nhiên không có thông tin nào về việc bắt giữ những kẻ phạm pháp.
Ngày 21.8, Trạm bệ rừng (BVR) Buôn Đức khẳng định, có đơn vị hoặc cá nhân “bảo kê” cho lâm tặc triệt hạ RPH.
Các tỉnh duyên hải miền trung thường xuyên bị lũ lụt, một nguyên nhân quan trọng được nhiều người nêu lên là do rừng trên thượng nguồn bị đốn hạ.

Việt Nam: Hóa chất tẩy trắng gạo bị lạm dụng tràn lan
 Giới tiêu thụ Việt Nam vừa lên tiếng báo ộng về việc lạm dụng các hóa chất tẩy trắng gạo tràn lan.
Báo Việt Nam Net cho biết, các nhà máy xay xát lúa gạo dùng nhiều loại hóa chất khác nhau để ướp, tẩm hạt gạo. Thường xuyên nhất là loại hương liệu giúp gạo có mùi thơm, bán tại chợ Kim Biên, Sài Gòn. Họ cũng không tha cả các loại gạo mốc để lâu ngày, bằng cách dùng hóa chất tẩy trắng rồi chà, đánh bóng để hạt gạo trở lại mới tinh.
Gaocom
Gạo cơm gì cũng dính chất hóa học
Nhiều chủ quán ăn còn trộn vào gạo một loại hóa chất để gạo nở to gấp 10 lần bình thường. Hiện nay, chiêu này được hầu hết các chủ quán “bao cơm bỏ bụng” sử dụng. Tại một quán ăn ở đường Phạm Văn Bạch, quận Tân Bình, hai gói bột trắng nhỏ xíu có thể “hóa phép” để 10kg gạo được nấu xong, nở thành nồi cơm to tương đương 20 kg gạo.
Việt Nam Net còn trích dẫn lời xác nhận của một số chuyên viên dinh dưỡng, nói rằng các loại hóa chất nói trên gây tổn hại sức khỏe của người tiêu thụ.
Một chuyên viên cho biết, Benzoyl Peroxide là loại phụ gia thực phẩm được Bộ Y Tế Việt Nam đưa vào danh mục được phép sử dụng để tẩy màu, và bảo quản bột mì. Tuy nhiên, cũng theo vị này, tỉ lệ Benzoyl Peroxide được phép sử dụng không được quá 0.075g trong 1 kg bột. Việc lạm dụng chất này, theo ông, gây suy thận, suy gan, dẫn đến ung thư.
Ông này cũng nói, hiện nay chỉ còn Việt Nam cho phép sử dụng loại phụ gia nói trên. Còn các quốc gia Liên Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật… đều cấm sử dụng từ lâu.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn