Tuyệt thực ủng hộ blogger Điếu Cày





m
 tám bloggers và facebookers ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam vừa tuyên bố tuyệt thực ủng hộ cuộc tuyệt thực của blogger Điếu Cày.
Có những người tuyệt thực vài ba ngày nhưng cũng có người tuyên bố tuyệt thực cho đến khi yêu cầu của blogger Điếu Cày được đáp ứng. Rất nhiều người cùng cho rằng cần phải hành động nhanh chóng và quyết liệt hơn trước khi quá trễ !
Tính đến hôm nay, cuộc tuyệt thực nhằm phản kháng việc ngược đãi tù chính trị của blogger Điếu Cày, 61 tuổi, đã bước sang ngày thứ 35.
Tin mới nhất cho biết, vợ và con của blogger Điếu Cày đã từ Nghệ An ra Hà Nội để yêu cầu Viện Kiểm sát Tối cao và Bộ Công an của Việt Nam phải giải quyết những đòi hỏi chính đáng của blogger này để ông ngừng tuyệt thực, bảo toàn tính mạng của ông.
Tháng trước, các giám thị Trại giam số 6, tọa lạc ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, ép Điếu Cày ký giấy thừa nhận đã phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Khi ông từ chối, lãnh đạo trại giam này đã ra lệnh biệt giam ông ba tháng. Ngày 24 tháng 6, Điếu Cày gửi đơn tố cáo cho Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An, xác định đó là việc làm trái pháp luật, yêu cầu nơi này buộc Trại giam số 6 chấm dứt đàn áp và tuyên bố tuyệt thực để phản đối ngược đãi. Khoảng bốn tuần sau khi Điếu Cày tuyệt thực, trong khi Trại giam số 6 tuyên bố đã chuyển đơn cho Viện Kiểm sát Nghệ An thì nơi này phát hành một văn bản, xác nhận chưa hề nhận được đơn tố cáo của Điếu Cày.
Vài ngày qua, những viên chức có trách nhiệm của hai cơ quan vừa kể tìm đủ mọi cách tránh né việc gặp gỡ thân nhân và thân hữu của blogger Điếu Cày.
Ngoài tuyên bố tuyệt thực của 18 blogger và facebooker ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam để ủng hộ cuộc tuyệt thực của blogger Điếu Cày. Trang web của Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam vừa cho biết, sáng 25 tháng 7, khi đến Văn phòng Tiếp dân của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đặt tại Sài Gòn để kêu oan,  khoảng 60 người dân từ An Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Sài Gòn đã hô to “Trả tự do cho anh Điếu Cày”.
<b>Bộ Y tế sử dụng thuốc chích ngừa quá cũ khiến trẻ thiệt mạng<b/>
Sau một loạt ba trẻ chết tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, và một trẻ khác ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận, đời tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Ðồng. Như vậy, chỉ trong vòng 3 ngày, năm trẻ sơ sinh thiệt mạng, nghi bị sốc thuốc chích ngừa. Trẻ xấu số là một bé trai nặng 2.9kg, lọt lòng mẹ khoảng 3 giờ sáng ngày 22 tháng 7 tại trung tâm y tế huyện Lâm Hà.
Bà Phan Thị Nga, bác sĩ giám đốc trung tâm y tế huyện Lâm Hà cho biết, bé đã được chích một mũi vitamin K1 để ngừa bệnh xuất huyết não. Hơn một ngày sau, toàn thân bé bị thâm tím và chết khoảng 11 giờ sáng ngày 23 tháng 7.
Bất chấp phản ứng của dư luận, chiều 24 tháng 7, Bộ Trưởng Bộ Y Tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ tọa hai cuộc họp, ra lệnh cho tiếp tục thực hiện chương trình chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi lọt lòng mẹ.
Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Văn Bình, cục trưởng Cục Y Tế Dự Phòng cam kết sẽ “rút kinh nghiệm, chấn chỉnh và tăng cường huấn luyện” cho cán bộ ngành. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trần Hiển, chủ nhiệm dự án “Tiêm chủng mở rộng quốc gia” cho rằng, vấn đề “không chỉ là huấn luyện rồi cấp chứng chỉ cho người làm công tác chuyên môn.”
Trong khi đó, nhận định của một số chuyên viên về vaccine cảnh cáo rằng, Việt Nam “sử dụng nhiều loại vaccine quá cũ.” Các chuyên viên này còn khuyến cáo nhà nước Việt Nam “cần tăng cường đầu tư để trẻ được sử dụng loại vaccine thế hệ mới, ít tai biến nguy hiểm đến tính mạng.”
Việt Nam hiện vẫn dùng vaccine bại liệt loại đường uống trong khi WHO từ lâu đã khuyến cáo phải chuyển sang dùng vaccine đường tiêm để bảo đảm an toàn.”
Các cán bộ lãnh đạo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội cũng nói rằng hai loại vaccine chích cho trẻ theo diện “dịch vụ,” tức phải trả tiền của Pháp và Bỉ sản xuất đến nay chưa hề gây phản ứng bất thường. Còn nhà nước cho dùng vaccine Quinvaxem 5 trong 1 thuộc Chương Trình Tiêm Chủng Mở Rộng Miễn Phí thì làm chết 5 trẻ riêng trong 3 tháng đầu năm 2013.
Theo các chuyên viên ngành y tế ở Việt Nam, mức đầu tư của nhà nước dành cho chương trình tiêm chủng cấp quốc gia hiện nay là “thấp một cách đáng ngại.”
<b>Dư luận lại xôn xao vì phở, mì, bún… tẩm hóa chất</b>
Sau Tây Ninh và Hà Nội chấn động vì tin tìm thấy hóa chất trong bún, bánh canh, thức uống giải khát được ưa chuộng, đến lượt dân chúng Sài Gòn hoảng loạn vì tin hàng loạt thực phẩm tẩm đầy chất độc.
Theo báo Tuổi Trẻ, một loạt mẫu thực phẩm được xét nghiệm hồi đầu tháng 7 này cho kết luận : tất cả đều không an toàn.
Tại cuộc họp với đại diện Cục An Toàn Thực Phẩm Bộ Y Tế sáng ngày 23 tháng 7, ông chi cục trưởng Chi Cục An Toàn-Vệ Sinh Thực Phẩm Sài Gòn, Huỳnh Lê Thái Hòa, cho biết, nhiều loại hóa chất cực độc được tìm thấy trong tất cả 7 mẫu bún tươi thu thập ở các chợ.
Một trăm phần trăm mẫu bún này có chứa Tinopal; hai mẫu có acid Oxalic; các mẫu khác có Natri Sunfite tức một loại hóa chất tẩy trắng và chất bảo quản Natri Benzoat với hàm lượng cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Rất nhiều mẫu thực phẩm khác như hạt trân châu, sả xay, dừa tươi gọt vỏ đều có chất tẩy trắng vượt quá mức quy định. Hơn thế nữa, 100% mẫu nước mía, nước sâm, trà bông cúc, hồng trà trân châu, trà sữa trân châu… đều chứa vi khuẩn hiếu khí, Coliform, E. Coli, nấm mốc, nấm men… vượt quá giới hạn cho phép.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, các sở Công Thương, Y Tế, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đổ cho nhau trách nhiệm ngăn chặn tình trạng sản xuất và phân phối thực phẩm độc hại, đầu độc người tiêu thụ tại Sài Gòn. Bà Nguyễn Xuân Mai, cựu viện phó Viện Vệ Sinh-Y Tế Công Cộng Sài Gòn cho biết, ăn phải thực phẩm độc hại trên nhiều lần sẽ bị tổn thương ở ruột, bị rối loạn tiêu hóa, như đau bụng, tiêu chảy…
Còn theo ông Nguyễn Duy Thịnh của Viện Công Nghệ Sinh Học-Thực Phẩm, Tinopal còn được gọi là chất huỳnh quang làm bún có màu sáng, bóng, óng ánh, bị cấm sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm. Ông này nói rằng Tinopal gây tổn hại gan, thận, hệ thần kinh, làm biến đổi tế bào lành thành tế bào ung thư…
<b>Khách Trung Quốc nườm nượp tới Bắc Ninh mua gỗ</b>
Chỉ trong một thời gian ngắn, khu buôn bán Phù Khê và Ðồng Kỵ, tọa lạc tại tỉnh Bắc Ninh, trở thành những ngôi chợ gỗ lớn nhất miền Bắc. Ðiểm đặc biệt của hai ngôi chợ này là chỉ bán một loại hàng hóa: gỗ, với đủ mọi hình dạng, kích cỡ.
Người bán hàng bày biện nhiều loại, từ gỗ xẻ, gỗ cục, gỗ thanh, gỗ ván, cho đến gỗ vụn làm chất đốt.
Đặc điểm thứ hai của khu chợ gỗ nằm ở vùng ranh giới hai huyện Phù Khê và Ðồng Kỵ là lúc nào cũng tấp nập khách hàng người Trung Quốc. Họ nườm nượp kéo đến, có khi lên đến hàng ngàn người, ai cũng tay cầm một thước dây. Họ treo túi tiền lủng lẳng trước ngực.
Một số chủ sạp cho biết, khách hàng Trung Quốc có cách mua hàng riêng. Họ không mua một chỗ mà luôn luôn đi nhiều nơi, nhiều sạp. Chọn được một tấm gỗ vừa ý, ngã giá xong, họ trả tiền, ghi tên tuổi của mình lên miếng gỗ để dánh dấu, rồi lại lân la nơi khác. Ðến cuối ngày, họ chất hàng lên container để chuẩn bị chở sang bên kia biên giới.
Được biết, ít nhất 2,000 người Trung Quốc có mặt ở khu chợ gỗ này mỗi ngày. Họ còn thuê nhà trọ, khách sạn để ở lại nhiều ngày tại khu đô thị mới Từ Sơn, cách chợ vài cây số. Những người Trung Quốc rất siêng đi “sục sạo nhiều nơi, nhiều chỗ. Bất chấp chủ tiệm có mặt hay không, khách hàng Trung Quốc tự tiện vào nhà, pha trà ngồi uống, lựa hàng rồi đánh dấu vào đó, để chờ chúng tôi về đưa tiền, lấy hàng.”
Theo dư luận, sự tấp nập của khách hàng Trung Quốc khiến giá các loại vật dụng gỗ đứng ở mức cao, đôi khi tăng vọt, bất chấp sự trì trệ của nền kinh tế nội địa. Ðể chạy theo cho kịp sự tăng vọt này, chủ tiệm phải trương bảng hiệu tiếng Tàu, phải nói tiếng Hoa… Người ta cho rằng, lần hồi khu chợ gỗ Ðồng Kỵ biến thành khu phố Tàu lúc nào không hay.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn