Giáo hoàng kêu gọi cầu nguyện cho người Thiên chúa giáo bị bách hại




Giáo hoàng kêu gọi cầu nguyện cho người Thiên chúa giáo bị bách hại


Trong buổi đọc kinh truyền tin Angelus sau ngày lễ Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô hôm 26/12/2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho những tín đồ Thiên chúa giáo là nạn nhân của kỳ thị, cáo buộc bất công và bạo lực trên khắp thế giới.
Đã nhiều lần, Giáo hoàng Phanxicô lên án những hành động truy bức và kỳ thị người Thiên chúa giáo. Theo các nghiên cứu được công bố gần đây, người Thiên Chúa Giáo đủ mọi tín ngưỡng : Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo… là những tín đồ bị truy bức nhiều nhất thế giới.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng những vụ truy bức người Thiên chúa giáo thường xảy ra tại những quốc gia mà quyền tự do tôn giáo « không được bảo đảm hoặc không được bảo đảm đầy đủ », nhưng cũng xảy ra tại những quốc gia mà trên giấy tờ tự do tôn giáo và nhân quyền được tôn trọng, nhưng trên thực tế, những tín đồ Thiên chúa giáo cũng gặp nhiều trở ngại và kỳ thị. Giáo hoàng Phanxicô cho rằng số nạn nhân Thiên chúa giáo bị bách hại ngày nay nhiều hơn cả thời kỳ sơ khai của Giáo hội.
Lm. Trần Sĩ Tín
Liên quan đến vi phãm tự do tôn giáo mới nhất tại VN là trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua linh mục Trần Sĩ Tín ở Nhơn Hòa, Chư Pưh, tỉnh Gia Lai có quyên góp được một số chăn mền để giúp cho trẻ mộ côi tại Tây nguyên. Do già yếu ngài nhờ một số giáo dân mang số quà này đi phát nhưng lại bị chính quyền địa phương ngăn chặn, sách nhiều và thậm chí đánh đập một thanh niên công giáo người J’rai tên Kpuih Bơp khiến anh phải nhập viện.
linh mục Trần Sĩ Tín cho biết không những cấm việc hành đạo, nhiều địa phương còn tự ý cấm đoán luôn những công tác thiện nguyện của người dân. Lý do địa phương đưa ra là nhà nước không thiếu gì trong kho đó đầy tất cả áo quần chăn mền!  Khi được hỏi tại sao không phát cho dân đi thì chính quyền địa phương lại làm thinh.
Nhìn lại tất cả sự việc mà anh Kpuih Bơp và linh mục Trần Sĩ Tín kể người ta thấy một điều rõ rệt đó là ở những nơi mà quốc tế không thể nào để mắt tới sẽ không bao giờ hiện hữu quyền tự do tôn giáo.

Quan chức Việt Nam đi nước ngoài như đi chợ
images1306273_da_quan_triet_viec_di_cong_tac_datviet.vnChiều ngày  24.12.2013, ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao CSVN cho biết trong năm ngoái, có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài và trong năm 2013 là 3.200 đoàn.
Tuy nhiên một thống kê khác, tổng hợp từ báo cáo của các ngành và các tỉnh, thành phố cho biết, năm ngoái, số đoàn đi công tác ở nước ngoài lên tới 5.800, vượt xa số liệu do Bộ Ngoại Giao CSVN báo cáo.
Như vậy, ước tính chỉ trong năm 2013, mỗi ngày có hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
Theo ông Phạm Bình Minh thì các đoàn này chủ yếu đi với tư cách nghiên cứu. Nhiều nước bạn phản hồi, có vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự. Điều này gây nên sự lãng phí tiền của đất nước. Chưa kể chuyện quá nhiều đoàn đi công tác ở nước ngoài còn khiến các quốc gia khác ngán ngẩm khi phải tiếp các đoàn công tác của nhà cầm quyền CSVN.
NTD_hosoroi 2
Thêm chú thích
Ngoài việc lũ lượt kéo nhau đi công tác nước ngoài như đi chợ, mà theo dự luận thì có lẽ họ đi để lo tẩu tán Tài Sản Phi Pháp vơ vét được, các ngành, các cấp của nhà cầm quyền CSVN còn lũ lượt kéo nhau đến “công tác” ở nhiều vùng, nhiều nơi trong nước. Có nơi phải tiếp 70 đoàn công tác trong một năm, có đoàn đến công tác tới 3 tuần hoặc hơn 1 tháng. Chi phí ăn ở đi lại không chỉ lãng phí ngân sách trung ương mà còn tốn kém cho ngân sách địa phương.
Dẫu không có số liệu cụ thể về chi tiêu nhưng nhiều người tin rằng, các đoàn công tác của chế độ Hà Nội đã góp phần đáng kể trong việc đẩy Việt Nam rơi vào tình trạng bội chi nghiêm trọng, mà Bộ trưởng Tài chính CSVN thú nhận, năm nay, trong khi nguồn thu cho ngân sách quốc gia bị hụt ít nhất 63.630 tỉ thì bội chi lên tới 140 ngàn tỉ.
Phần lớn chi tiêu dẫn tới bội chi là những khoản chi để nuôi hệ thống công quyền mà có nơi công chức cán bộ đông lúc nhúc, mà theo ông bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc thì có khoảng hơn 30% chẳng làm nên trò trống gì. Nếu năm 2003, các khoản chi để nuôi hệ thống công quyền chiếm 51.9% tổng chi thì tới năm 2011, các khoản này đã chiếm đến 67.2% tổng chi.
Việt Nam và Cam Bốt ký hiệp định dẫn độ
Trong ngày đầu tiên 26.12. 2013 của chuyến viếng thăm Việt Nam 3 ngày lần này, lãnh đạo chính phủ hai nước  CSVN và Campuchia đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác, trong đó có hiệp định về dẫn độ.
20131226162440-hunsen2
Thêm chú thích
Theo báo chí VN loan tin thì trong cuộc hội đàm, hai ông Hun Sen và Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ ai, mà họ gọi là „lực lượng thù địch“, sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh và can thiệp vào công việc nội bộ của nước kia ».
Ngoài ra hai bên còn cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tăng cường hợp tác ngăn chặn các hoạt động khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, ma túy…
Cho tới nay, một số nhà hoạt động ở Việt Nam vẫn chạy sang Cam Bốt tỵ nạn khi bị đàn áp trong nước và có nhiều người bị công an CSVN bí mật sang tận Campuchia lén lút bắt về . Với hiệp định dẫn độ vừa được ký kết, thì việc bắt giữ và đưa về Việt Nam sẽ dễ dàng hơn.
Đối với việc ông Hun Sen viếng thăm VN trong  lúc các cuộc biểu tình của phe đối lập Cam Bốt bước sang ngày thứ 12 đòi ông Hun Sen từ chức và tổ chức lại bầu cử do có những cáo buộc về gian lận phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7 vừa qua. Dư luận cho rằng ông Hun Sen có thể lợi dụng chuyến viếng thăm này để mưu tìm sự hậu thuẫn của Việt Nam nhằm tiếp tục nắm quyền cai trị.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Muốn

Chuyện lạ như thật?