TẾT NGUYÊN ĐÁN

Chúc Mừng Năm Mới!
An Khang- Thịnh Vượng!
Vạn Sự Như Ý!



            Tết Nguyên đán ( Tết Cả) là lễ hội lớn nhât trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm mới và năm cũ; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông và quan niệm” ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…Tết còn là dịp để mọi người Việt nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng…
         Theo quan niệm dân gian, Ông Táo hay Thần Bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đfinh người Việt nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo”. Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.

        Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngủ quả. Mâm ngủ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam ( hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhánh sung hoặc vài trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ.
         Tống cựu nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, vệ sinh làng xóm, dọn dẹp trang trí nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, mua sắm quần áo mới, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Con cháu tronng nhà từ phút giao thừa trở đi vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
          Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe, thành đạt hơn năm cũ.
        Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền lẻ để mừng tuổi con cháu trong nhà và các cháu nhỏ hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là chúc sức khỏe phát tài phát lộc.

           Phong tục ở ta ngày Tết thường biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh  nhân, tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu,  quà tết không đánh giá theo giá thị trường mà quan trọng là cái tâm của người biếu quà. Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày.

           Mấy ngày Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình xum vầy, chia sẻ tình cảm lẫn nhau, mong muốn có một năm mới đầy hạnh phúc, an khang thịnh vượng; Sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông… tất cả là những điều tốt đẹp cầu chúc cho nhau trong những ngày Tết.
BT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn