Tìm hiểu về cường độ ánh sáng

Tìm hiểu về cường độ ánh sáng

Khi quan sát các khu vực có ánh sáng khác nhau, một thông số mà chúng ta cần chú ý đó là Minimum Illumination.
Cường độ ánh sáng nhỏ nhất thường được tính bằng Lux, Lux là đơn vị dẫn xuất được tính cho công suất ánh sáng chiếu trên một diện tích 1m2. Thông số này cho chúng ta biết cường độ ánh sáng tối thiểu mà cảm biến ánh sáng của camera có thể nhận biết được màu sắc giữa các vật thể. Trong điều kiện cường độ sáng nhỏ hơn cường độ sáng nhỏ nhất mà camera cảm nhận được, thì chúng ta phải lắp thêm đèn chiếu sáng để tăng cường độ sáng, hoặc lắp thêm đèn hồng ngoại nếu camera có hỗ trợ hồng ngoại, hoặc thay thế bằng camera có cường độ sáng tối thiểu nhỏ hơn hoặc chúng ta thay bằng camera hồng ngoại khác mới có thể quan sát được.
Một số ví dụ về cường độ sáng trong tự nhiên:
+ Ánh sáng Mặt Trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 (32 klx) tới 100.000 lux (100 klx)
+ Các trường quay truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lux (1 klx)
+ Một văn phòng sáng sủa có độ rọi khoảng 400 lux
+ Vào thời điểm hoàng hôn và bình minh, ánh sáng ngoài trời cũng có độ rọi khoảng 400 lux (nếu trời trong xanh).
+ Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng có độ rọi khoảng 1 lux.
+ Ánh sáng từ các ngôi sao có độ rọi khoảng 0,00005 lux (= 50 μlx)
Một số camera quan sát có chức năng Auto Iris (Tự động hiệu chỉnh ánh sáng). Đặc điểm của Camera loại này là chỉ với 1 nguồn sáng nhỏ, nó có thể tự động khuyếch đại nguồn sáng đó lên để có thể quan sát được.
Bảng thông số cường độ sáng:
 

Ánh sáng (light).


1. Dải dao động có bước sóng từ 3800 đến 7000 A.U (từ 740nm đến 400 nm). “Ánh sáng” được hiểu mở rộng ra bên ngoài vùng giới hạn mà mắt người có thể thấy được: bên ngoài vùng đỏ (hồng ngoại) và bên ngoài vùng tím (tử ngoại).
2. Ánh sáng từ các nguồn sáng tự nhiên (mặt trời, lửa) và ánh sáng nhân tạo (các loại đèn chiếu) tạo hiệu ứng ánh sáng cho cảnh phim.
3. Ánh sáng là cách gọi tắt của công việc chiếu sáng (lighting), bộ phận ánh sáng (lighting group) do trưởng bộ phận ánh sáng (lighting director) chịu trách nhiệm điều phối theo ý tưởng tạo hình của nhà quay phim (cường độ, góc, hướng, màu sắc, nhiệt độ màu, phin tơ, hiệu ứng v.v …).
Ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu vào chủ đề bức xạ qua hệ thống thấu kính rọi vào lớp nhũ tương cảm quang trên mặt phim, tạo ra quá trình biến đổi quang-hoá, lưu lại hình ảnh tiềm ẩn trên lớp nhũ tương phim.
Ánh sáng là một thành phần kỹ thuật căn bản trong quá trình sản xuất một bộ phim. Cảnh quay “ngoại/ngày” thường tận dụng ánh sáng thiên nhiên hoặc kết hợp ánh sáng nhân tạo nếu cần. Cảnh quay nội dù ngày hay đêm được chiếu sáng bằng đèn.

Bố cục ánh sáng truyền thống thường có 4 cây đèn:
- Đèn chính (key light) là nguồn sáng mạnh, nhưng đều và lỳ chiếu vào chủ đề ở phía trước;
- Đèn khử bóng (fill light) có chức năng như đèn chính, kiểm soát sự tương phản và tỷ lệ ánh sáng chiếu vào chủ đề ở phía trước nhưng khác hướng với đèn chính;
- Đèn hậu (back light) chiếu trực diện ở phía sau chủ đề và camera, nhằm tách nó ra khỏi phông và tạo ven cho chủ đề;
- Đèn phông (back ground light) làm sáng hậu cảnh và tách chủ đề ra khỏi phông.
Ngoài ra, còn có những nguồn ánh sáng phụ, công suất nhỏ hơn để tạo hiệu ứng: đèn ven (rimlight) chiếu thẳng vào phía sau chủ đề; đèn kích (kicker light) cũng có chức năng như đèn ven và đèn hậu nhưng ở góc thấp hơn, đối diện với camera và đèn chính chiếu chếch một bên phía sau chủ đề để tạo ven một phía mạnh hơn; đèn tạt ngang (side light) chiếu vào hai bên chủ đề; đèn nhấn (accent light) để làm nổi bật một khu vực trong bối cảnh; đèn mắt (eye light) để khử bóng ở hốc mắt nhân vật; đèn ven tóc (top light) để tạo làm nổi mái tóc v.v…
Trên nền tảng ánh sáng sân khấu, ánh sáng điện ảnh đã trải qua một quá trình phát triển phức tạp để có được kỹ thuật và hiệu ứng phong phú như ngày nay.
- Ánh sáng bóng (silhouette lighting). Hiệu ứng tạo ra hình ảnh nhân vật như một bóng đen sắc nét nổi bật trên nền phông trắng bởi ánh sáng chỉ được chiếu vào hậu cảnh mà không chiếu vào chủ đề. Phương pháp này ngược với ánh sáng phông đen (cameo lighting).
- Ánh sáng phông đen (cameo lighting). Sự tập trung các nguồn sáng mạnh chỉ chiếu vào tiền cảnh (foreground) mà giữ cho hậu cảnh đen tối. Thủ pháp này làm cho chủ đề (người, vật, vật thể) sáng rực, nổi bật trên nền phông đen, nhằm thu hút thị giác người xem, ngược với ánh sáng bóng (silhouette lighting) và hoàn toàn không sử dụng ánh sáng môi trường (ambiancelight).
- Ánh sáng chung (incident light). Ánh sáng từ tất cả các nguồn sáng trong bối cảnh, trong đó có chủ đề. Chuyên viên ánh sáng sẽ đo nguồn sáng bằng pô sơ mét (incident light meter) để điều tiết chúng.
- Ánh sáng hữu ích (available light). Ánh sáng thiên nhiên hoặc các nguồn sáng có sẵn ở điểm quay (location) được dùng khi ghi hình mà không cần sử dụng thêm kỹ thuật chiếu sáng. Với ánh sáng này, tính hiện thực của cảnh phim sẽ cao hơn việc sử dụng ánh sáng nhân tạo.
- Ánh sáng chia-rô-cu-rô (chiaro scuro). Thuật ngữ kết hợp hai từ gốc Ý: “sáng” và “tối”, gọi phương pháp chiếu sáng đa chiều tạo kịch tính và làm nổi bật chủ đề. Phương pháp này tạo ra những mảng sáng tối, ven hoặc mờ ảo tranh tối tranh sáng làm tăng kịch tính, góc cạnh về ngoại hình của chủ đề bằng cách giảm cường độ nguồn sáng chính (key light), tăng cường độ của các nguồn sáng hiệu ứng ( đèn hậu, đèn ven, đèn tóc v.v …); nghịch nghĩa với “ánh sáng lỳ” (flat light).
- Ánh sáng huỳnh quang (fluoresent light). Ánh sáng từ đèn chứa khí lưu huỳnh phát sáng khi khi dây tóc bị nung đến nhiệt độ tới hạn, có độ màu từ 4000 K đễn 4800 K (màu trắng lạnh).
- Ánh sáng gián tiếp (indirect light). Ánh sáng hắt hay ánh sáng phản xạ từ những tấm phản quang, gương, hoặc các vật thể có bề mặt màu trắng, màu sáng chiếu vào chủ đề.
- Ánh sáng khuếch tán (diffused light). Ánh sáng bị giảm cường độ, thay đổi nhiệt độ màu khi đi qua môi trường không khí, khói nước hoặc bị chắn bằng những dụng cụ: giấy bóng mờ, màn trắng, tấm lụa, phin tơ các loại, lưới kim loại v.v … Do ánh sáng khuyếch tán thường dịu hơn nên nó làm cho hình ảnh trong cảnh tự nhiên hơn, bớt bóng đổ và bớt tương phản.
- Ánh sáng lỳ (flat light). Ánh sáng được chiếu từ một hướng duy nhất vào chủ đề (đèn chính, đèn khử bóng) khiến chủ đề sáng đều, bị “dính” vào phông, không có sự tương phản. Ánh sáng lỳ không làm nổi bật chủ đề, tẻ nhạt, thiếu kịch tính.
- Ánh sáng môi trường (ambiancelight, background light, room light). Ánh sáng trong không gian một cảnh (thường là ánh sáng dịu) được coi là ánh sáng trong không gian của bối cảnh, không chỉ chiếu vào chủ đề.
- Ánh sáng nhấn (accent light). Ánh sáng có cường độ cao được chiếu tập trung vào chủ đề để làm nổi bật nó. Nguồn sáng nhấn là loại đèn gì, công suất, nhiệt độ màu bao nhiêu tuỳ theo ý định tạo hình của nhà quay phim.
- Ánh sáng pha (hard light). Ánh sáng hội tụ cực mạnh chiếu một góc hẹp trực diện vào chủ đề. Nguồ sáng này làm cho hình ảnh chủ đề sáng rực, lỳ, tạo bóng đổ.
- Ánh sáng tăng cường (booster light). Ánh sáng nhân tạo được rọi thêm để làm giả ánh sáng ban ngày (day light) trong trường hợp quay cảnh ngoại (exterior scene) hoặc bất cứ khu vực nào trong bối cảnh cần bổ sung ánh sáng.
- Ánh sáng trời (daylight). Ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng ban ngày trời không mưa trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ, nhiệt độ màu khoảng 6500 K.
Ánh sáng trời là 1 yếu tố quan trong khi quay ngoại ảnh: imdb.

Ba bi (baby) 1:  Là loại đèn pha nhỏ dùng trong studio, mặt kính Fresnel, công suất bóng 500W-1000 W, có thể điều chỉnh góc chiếu rộng, hẹp nhờ những ban-đo.
Chân máy quay phim loại nhỏ, ngắn, dùng để quay những cảnh máy thấp (người, vật, vật thể thấp nhỏ).

Ban-đo (barndoor): Là những tấm kim loại gắn phía trước để che bớt hoặc mở rộng góc chiếu của một cây đèn. Trong khi sử dụng, chuyên viên ánh sáng phải sử dụng găng tay để đề phòng bị bỏng vì ban-đo là bộ phận rất nóng.
 Sưu tầm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn