Nghệ thuật quay phim chính là nghệ thuật dùng ánh sáng để tạo nên hình ảnh

Nghệ thuật quay

I./ Dùng ánh sáng tạo dựng hình ảnh thị giác:
Có người nói ánh sáng là cây bút vẽ trong tay nhà quay phim,cũng có người nói ánh sáng  là bảng pha màu,có người khẳng định ánh sáng  là sinh mạng của nghệ thuật quay phim,không có ánh sáng  thì không có phim...
Dù thế nào đi nữa nghệ thuật quay phim chính là nghệ thuật dùng ánh sáng  để tạo nên hình ảnh và vai trò quan trọng của ánh sáng trong quay phim là điều không còn phải nghi ngờ.

Về cơ bản có 5 dạng ánh sáng  sau:
-Nguồn sáng chủ,còn gọi là ánh sáng  tạo hình
-Nguồn sáng phụ,còn gọi là ánh sáng điều chỉnh
-Nguồn sáng viền,còn gọi là nguồn sáng ngược hoặc nguồn sáng chính ngược.
-Nguồn sáng phông,còn gọi là ánh sáng  khung cảnh
-Nguồn sáng hiệu quả,còn gọi là ánh sáng điều chỉnh
Đây cũng là 5 phương pháp sử dụng ánh sáng chủ yếu.Trong thưc tế quay phim còn có nhiều cách sử dụng ánh sáng hơn
Những hệ thống sử dụng ánh sáng  nhân tạo cũng có nhiều nhược điểm đáng tiếc,chủ yếu là những dấu ấn do ánh sáng nhân tạo lộ quá rõ.

Chẳng hạn để miêu tả tính cách độc ác,nham hiểm của 1 nhân vật nào đó người ta dùng 1 thứ ánh sáng  lạnh đánh ánh sáng  từ dưới cằm đến chân,nhưng thực tế làm gì có nguồn sáng,mà chỉ trên sân khấu kịch người ta mới chiếu sáng chân diễn viên.
Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh.

Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái hồn của sự sống.
Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp, cái hồn mà bạn sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng.

Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được quay sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng.
Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả.
Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ... đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người.

- Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh.
- Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…

1.Chiếu sáng hiệu quả nội đêm:
-Tỉ lệ ánh sáng giữa bề mặt và hậu cảnh phải có độ tương phản lớn,tối thiểu tỉ lệ là phông 1:3 hoặc 4
-Tỉ lệ trên bề mặt tối thiểu là 1:2
-Đặt dèn:độ cao của đèn ùy thuộc vào thời điểm và ánh sáng hiện thực,căn cứ thêm vào hướng chuyển động của đối tượng.

Đèn phụ nhiều giải pháp ,có thể trùng với trục máy,có thể 50 độ -->70 độ,phụ thuộc vào as hiện thực bối cảnh.

Lớp đạo diễn điện ảnh tại chức khóa 4 trong giờ thực hành tại trường quay của trường ĐH SK ĐIỆN ẢNH TP.HCM - Giảng viên hướng dẫn : Thầy Đoàn Quốc


Ngoại đêm: dùng gam màu chủ đạo là xanh nhạt,màu lạnh


2.Chiếu sáng hiệu quả nội ngày:
Lớp đạo diễn điện ảnh tại chức khóa 4 trong giờ thực hành tại trường quay của trường ĐH SK ĐIỆN ẢNH TP.HCM



- Tỉ lệ ánh sáng bề mặt và phông là 1:1
-Tỉ lệ ánh sáng trên bề mặt tối thiểu là 1:2
Đèn phụ cắm trùng trục máy đến đối tượng


3.Ngoại ngày
Kết hợp ánh sáng  tự nhiên với ánh sáng  nhân tạo tạo ra ánh sáng hiện thực. Nguyên tắc căn cứ vào ánh sáng hiện thực để từ đó đi đến quyết định sử lí ánh sáng.
- Ánh sáng chủ:Chiếu sáng cho toàn bộ bối cảnh,giúp ta quan sát được nhân vật,có cường độ chiếu sáng mạnh nhất,tạo ra độ tương phản cao.Hợp với trục máy camera khoảng 45 độ -->75 độ,hợp với tầm nhìn của nhân vật,thường đánh tản
- Ánh sáng  phụ:làm giảm bóng đổ trên khuôn mặt nhân vật,có cường độ chiếu sáng nhỏ hơn ánh sáng chủ,có thể tản hoặc tụ tùy theo gương mặt.Hợp với trục máy góc từ 25 đô-->45 độ
- Ánh sáng ven: chiếu vào phía sau đối tượng(tóc,vai..)tạo ra đương viền trang trí,tách nv ra khỏi phông,là as tụ,hợp với phông theo phưong đứng góc 60-->70 độ,đặt đối diện với ánh sáng chủ
- Ánh sáng phông nền:chiếu sáng cho phông ,tạo chiều sâu.

Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả...==> cái này gọi là "phản quang"


II./ Khuôn hình

Khuôn hình trống nhưng không rỗng.
Khuôn hình trống là khuôn hình không có nhân vật,nó bổ trợ cho những khuôn hình có nhân vật.
Khuôn hình trống có tác dụng đặc biệt khi chuyển cảnh,thay đổi không gian và thời gian trên phim.
Trên phim thường xuất hiện nhưng cảnh trống như:rừng cây phất phơ trước gió,mặt ao có nhưng gợn sóng...tưởng rằng chúng không có ý nghĩa nhưng về mặt kết cấu tổng thể của phim,khuôn hình trống (KHT) là bộ phận cấu thành quan trọng của phim,là thủ pháp mà các đạo diễn hay dùng.
Có không ít nhưng quay phim (QP) theo ý đồ của đạo diễn đã quay được những khuôn hình trônng rất đẹp,giàu sức biểu cảm,cuốn hút khán giả.Nhưng để được thành công đó,QP đã tốn rất nhiều công sức để kết nôi và làm hài hòa KHT với tâm trạng của nhân vật,tạo thành thể thông nhất trong phim,khiến cho khuôn hình không hề rỗng.

Tác dụng của KHT:
-Dùng để chuyển đổi không gian và thơi gian trên màn ảnh,ví dụ như cảnh hoa tàn,hoa nở để biểu hiện sự thay đổi về mùa,mặt trời mọc -lặn để biểu hiện một ngày
-Tạo ra không khí,truyền đạt ý tưởng và khắc họa nhân vật
-Thông qua ẩn ý hoặc hình tựợng biểu trưng phát lộ nội dung tiềm ẩn.


Sưu tầm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện lạ như thật?

Muốn