Bài đăng

Chớp thời cơ…ngẫu hứng lý qua cầu?

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  11/09/2023 Nguyen Khan CHUYỆN nâng cấp quan hệ Mỹ – Việt lên mút khung, từ mức quan hệ đối tác toàn diện, kinh qua giai đoạn quan hệ đối tác chiến lược, tiến thẳng lên mức quan hệ cao nhất, là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, là một quyết định khá bất ngờ… Dẫu rõ ràng, từ rất lâu, hai nước đã nỗ lực hết sức để nâng cao hơn nữa quan hệ. Nhưng diễn tiến khá chậm chạp, nhiều lần tưởng đã… Nhưng rồi lại chưa, làm dư luận nghĩ rằng mức quan hệ lý tưởng nhất chỉ là quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ. Ít ai có thể tin quan hệ Việt – Mỹ được nâng lên mút khung trong ngắn hạn là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như lãnh đạo hai nước vừa ký kết chiều nay. Câu chuyện bật đèn xanh đàm phán ký nhanh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ – Việt do Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ hôm khởi đầu mùa tranh cử tổng thống, khiến dư luận bàn tán xôn xao. Người ta không rõ Ông Biden nói VN muốn mời tổng thống Mỹ thăm VN để ký quan hệ đối tác chiến lư

Khi một Tổng Bí Thư tiếp một Tổng Thống

Hình ảnh
BLOG LÊ QUỐC QUÂN 09/09/2023 Lê Quốc Quân  -  VOA Có lẽ Hoa Kỳ thực dụng hơn và để hướng tới một quan hệ “thực chất” hơn, cho nên hai bên sẵn sàng bỏ qua lên những giao thức ngoại giao thông thường. Nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng ông Trọng đang trở nên quan trọng hơn giữa bối cảnh mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn giành ảnh hưởng của mình tại Châu Á nói chung, với Việt Nam nói riêng. Tổng thống 80 tuổi của Hoa Kỳ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào ngày 10/9 theo lời mời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà nếu tính theo tuổi ta, cũng vừa tròn tám chục. Hai “bô lão” gặp nhau là để “làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực (1) Chuyến đi của Tổng thống Joe Biden được bàn tán khá nhiều vì mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam với Hoa Kỳ trong suốt chiều dài lịch sử. Nó khác với những lần đi thăm của các tổng thống Mỹ trước đây là chỉ thực hiện chuyến đi Việt Nam khi đã sắp hết nhiệm kỳ và mang tính nghi thức. Lần này hai “nguyên thủ” gặp nhau để cho ra

Bản trường ca cuộc đời

Hình ảnh
  Bản trường ca cuộc đời  Kiếp người giỏi lắm trăm năm Bỗng quên ngày tháng âm thầm qua nhanh Ngày nào tóc vẫn còn xanh Mà nay nhiều sợi long lanh trắng mờ Thời gian đâu thể đợi chờ Sao ta lại cứ hững hờ để trôi Nhìn về ký ức xa xôi Vẫn đầy ắp những bồi hồi xuyến xao! Ngày qua đêm lại thật mau Mấy vòng nhật nguyệt, mấy màu phôi phai Thân ta giữa những bi hài Làm sao níu cuộc trượt dài thời gian! Chiều nhìn sợi nắng mùa sang Dường như ta lại hoang mang ít nhiều Tránh sao định luật thiên điều Sinh, già, bệnh, chết là điều tất nhiên Thôi thì vạn sự tùy duyên Đắn đo hay những muộn phiền ích chi Vẫn cười trên những sân si Trải lòng bằng những vần thi nồng nàn Mấy mươi năm… Thoáng nhẹ nhàng Giật mình nhìn lại, cuộc tàn không xa Mỗi ngày trên những lối qua An nhiên viết bản trường ca cuộc đời! [Toàn Tâm Hoà] Chúc các bạn & Gia đình đêm ngủ ngon và an lành

Cuộc chiến chip nóng hổi giữa Mỹ và Trung Quốc

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  10/09/2023 Lê Tây Sơn  (SGN) HẠN chế xuất khẩu đối với chất bán dẫn (chip) và các công nghệ tiên tiến khác đã trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng vấn đề nào cũng có mặt trái… Vũ khí hóa sự phụ thuộc lẫn nhau Tháng Mười năm ngoái, chính quyền Biden đã tung ra một trong những biện pháp đối phó lớn nhất nhằm chống lại tham vọng quân sự của Trung Quốc (TQ): Kiểm soát xuất khẩu mà nổi bật là lệnh cấm xuất khẩu sang TQ các chip tiên tiến được sử dụng cho hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Quy định mới không chỉ hạn chế các công ty Hoa Kỳ mà còn hiệu lực với bất kỳ nhà sản xuất chip nào sử dụng phần mềm hoặc công nghệ Mỹ để tạo ra sản phẩm. Nói như Kevin Wolf, người điều hành cơ chế kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ từ năm 2010-2017: “Sự phụ thuộc của nước ngoài vào chip tiên tiến của Hoa Kỳ có nghĩa là mọi con chip trên hành tinh đều chịu Mỹ giám sát chặt chẽ”. Cây bút Thomas Friedman từng nhận định “chuỗi cung ứng

Gần một thế kỷ đầy truân chuyên cho một cuộc tình?

Hình ảnh
Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Âu Châu  -  10/09/2023 Nguyen Khan THEO báo chí VN, năm 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động và nhiệt thành mở đường quan hệ bằng bức thư gửi Tổng thống Mỹ thời ấy là Harry Truman với ý nguyện hợp tác đầy đủ Việt – Mỹ. Nhưng rất tiếc là, cũng theo báo chí VN, ” Do hoàn cảnh lịch sử, cả hai nước đã phải trải qua những trang sử đau thương trước khi trở thành đối tác toàn diện của nhau.” Vấn đề là, nếu vậy thì chuyến thăm VN đầu tiên của Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường Mỹ – Việt, tháo bỏ cấm vận… Kế tiếp là chuyến thăm VN của Tổng thống Bush (con), của Tổng thống Obama, gần đây hơn là chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump, nhằm nâng cấp và cũng cố quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Việt… Thì đã đủ yếu tố để xác định “Cột mốc hiện thực hóa mong muốn của bác Hồ” ? Vậy vì sao, phải đến chuyến thăm VN sắp diễn ra của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden, thì báo chí VN mới xem là “Cột mốc hiện thực hóa mong muốn của bác Hồ”

Nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam chứng tỏ không phải là “một Trung Quốc thu nhỏ”?

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  10/09/2023 PGS,TS Phạm Quý Thọ KỂ từ khi hai nước Việt – Mỹ bình thường hoá năm 1995 mỗi khi có tin về Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam dư luận trên mạng xã hội lại dậy sóng. Hơn thế, ở những quốc gia có tự do báo chí, đặc biệt ở Mỹ các phóng viên có dịp săn lùng, dự đoán và phân tích sự kiện trong khi truyền thông Nhà nước, vốn độc quyền ở Việt Nam, ‘thận trọng’ và ‘chờ lệnh’. Lần này cũng vậy, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 10-11/9/2023 sắp tới đã được biết trước từ mấy tháng trước, bắt đầu từ cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ quốc gia, các chuyến công du của các quan chức chuẩn bị cho chuyến đi này. Sự khác biệt chế độ chính trị tạo ra lý do có ‘thái độ’ khác nhau về thông tin nhưng ẩn giấu thực chất sâu xa một điểm chung nhưng được diễn tả khác nhau bởi các ngôn từ chính trị, ngoại giao, liệu Việt Nam có độc lập tự chủ, thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài bởi bất kỳ vấn đề nhạy cảm nào để quyết

Phá 600 ha rừng đẹp như cánh hoa hồng rơi!

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  09/09/2023 Kiem Mai Ba LÊ Thanh Sơn – PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, cho biết, so với 24.000 ha rừng đặc dụng toàn tỉnh, 600ha rừng để làm dự án hồ chứa nước Ka Pét chiếm tỷ lệ nhỏ, mức độ ảnh hưởng không quá lớn với tổng thể chung, nên “Tôi mạnh dạn ví von một bông hoa hồng rất đẹp khi rơi một cánh thì hoa hồng vẫn rất đẹp”. Là nhà chuyên môn kỹ trị (nông, lâm nghiệp), Lê Thanh Sơn so “600 ha rừng sẽ đốn” với “một cánh hoa hồng rơi” là so sánh không cùng đại lượng; đem “tác động môi trường khi mất rừng” so với “nét đẹp hoa hồng khi mất cánh” là “so trớt hướt”, giống như các “chân dài” khoe “HOA HỒNG RỤNG CÁNH CŨNG XINH – HOA KHÔI CÓ RÁCH MÀNG TRINH CŨNG LÀNH”! Tôi bỗng liên tưởng bài hát CÁNH HOA BAY của cố nhạc sĩ Giáp Văn Thạch. Tuy không phải là nhà lâm nghiệp, nhưng nhạc sĩ rành “sinh học thực vật”, chỉ có “cánh hoa dầu” (thật ra là hạt) bay (xoay giống chong chóng) chứ không phải “cánh hoa hồng”, mới gieo mầm xanh cho rừng, bằng