Bài đăng

Cảm ơn em

Hình ảnh
  Cảm ơn em Cảm ơn em! Nhiều lắm! Người yêu! Đã cho anh những buổi chiều thơ mộng Từ nơi đâu? Ôi! Muôn ngàn cơn sóng Ru lòng anh bao khao khát mong chờ Cảm ơn em! Mang tới những bất ngờ Là hạnh phúc ngọt ngào trong thực tại Xua tan đi những nỗi buồn mê mải Và niềm vui dịu tê tái trong lòng Cảm ơn em! Nhiều lắm! Biết không! Có em rồi đời mênh mông bất tận Nỗi đau kia dường như tan biến hẳn Trong vòng tay em ôm xiết nồng nàn Cảm ơn em! Ban xuống tia nắng vàng Sưởi ấm tim anh mùa đông lạnh giá Hồn thơ anh ngập tràn cơn gió lạ Cả thế gian bỗng chợt hoá thiên đường Cảm ơn em! Người anh yêu thương! Hãy cùng anh trên con đường hạnh phúc Nắm tay nhau tới khi mình bạc tóc Cùng vượt qua bao gai góc cuộc đời Cảm ơn em! Em đang ở khắp nơi! Trong tim anh và cả trong lòng nữa Vì sinh ra chúng mình là hai nửa Dành cho nhau mãi mãi chẳng xa rời Cảm ơn em! Nhiều lắm! Người yêu ơi! [Thám Hoa] Chúc các bạn buổi tối nhiều yêu thương và hạnh phúc

‘Truyền ngôi’ cho Hun Manet và ảnh hưởng ngoại giao

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  07/08/2023 Ông Hun Manet Hoàng Trường  -  VOA BẤT chấp các tuyên bố gây chóng mặt của Samdech Hun Sen, hy vọng Campuchia sẽ có nội các mới trong tháng 8. Phương Tây kỳ vọng gì từ chính phủ do cựu sinh viên West Point cầm đầu? Bất hòa tiềm ẩn với Việt Nam láng giềng liệu có được hóa giải và tân nội các sẽ đối mặt với di sản của Hun Sen ra sao? Phương Tây kỳ vọng gì ở nội các mới? Ông Hun Sen từng giải thích rằng việc chuyển giao quyền lực cho con trai ông không phải do quan hệ gia đình, mà là để duy trì hòa bình và ổn định tại Campuchia. Năm 2021, Samdech Hun Sen còn tuyên bố, con trai Manet của ông sẽ chưa đảm nhận ghế thủ tướng trước năm 2028, thậm chí trước 2030.  “Tôi vẫn đứng vững, vậy con trai tôi làm thủ tướng có ích lợi gì?”, ông chất vấn như thế  Nhưng sau một thời gian, Hun Sen lại thay đổi ý định tại vị và cho biết sẽ sớm “nhường ngôi cho thái tử” (1). Việc chuyển giao quyền lực có thể diễn ra muộn nhất là ba hoặc bốn tuần sau cu

Có nên hủy bỏ án tử hình?

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  07/08/2023 Nguyen Khan THƯA nên, vì: Không chỉ vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ… Mà còn… căn cứ vào những vụ án tham nhũng hối lộ kinh thiên động địa, xưa và nay, như mới rồi là vụ chuyến bay giải cứu, sắp tới là vụ Việt Á, là vụ đại gia bất động sản cấu kết lợi ích nhóm v.v… Cho thấy tàn phá và băng hoại đất nước này không phải là người dân. Tàn phá và băng hoại đất nước này chính là bọn quan tham và bọn thân hữu cấu kết ích lợi nhóm với quan tham. Có lẽ Đảng và Nhà nước còn duy trì án tử hình là để trừng trị và răng đe những kẻ tàn phá, hủy hoại và băng hoại đất nước, con người và xã hội VN. Những kẻ đó, như đã nói trên, phần nhiều là quan tham và thân hữu cấu kết lợi ích nhóm với quan tham. Vụ chuyến bay giải cứu vừa rồi là một trong những ví dụ. Những mệnh quan nhận hối lộ, không chỉ nhận hối lộ hơn 1 tỷ, mà nhận hối lộ nhiều tỷ, thậm chí nhận hối lộ nhiều chục tỷ… Đúng ra theo luật phải tử hình, song nhà nước vẫn giơ cao

Lỗi hệ thống

Hình ảnh
Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  07/08/2023 Xuân Sơn Võ MẤY hôm nay, mạng facebook rộ lên 2 trend: Một là chuyện “3 người nổi tiếng”, hai là nhắn tin cho Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị hoãn thi hành án tử hình với tù nhân Nguyễn Văn Chưởng. Hai câu chuyện này hoàn toàn khác nhau, nhưng lại có chung nguồn gốc. Cả hai đều có căn nguyên sâu xa từ lỗi của hệ thống. Câu chuyện tử tù Nguyễn Văn Chưởng dễ cho chúng ta thấy lỗi của hệ thống hơn. Đó là việc kết án tử hình một người khi các chứng cứ không thuyết phục. Đây cũng không phải vụ duy nhất mà án tử hình được tuyên khi chứng cứ phạm tội rất không rõ ràng. Vụ Hồ Duy Hải là một vụ cũng có nhiều nét giống như vậy. Những người tin vào công lí sẽ không thể nghĩ rằng ai đó có thể dễ dàng tuyên án tử hình cho một trường hợp không rõ ràng. Nhiều người cho rằng, Nguyễn Văn Chưởng, và Hồ Duy Hải có phạm tội giết người thật, chứ nếu không thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử, toàn những người đức cao trọng vọng, l

Nguyễn Văn Chưởng đã từng nhận tội, có oan không?

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  06/08/2023 Tuấn Khanh NGÀY 27-1-2008, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CQCSĐT) Thành phố Hải Phòng ra kết luận, khẳng định Chưởng đã khai nhận cùng Trung và Hoàng chém chết Thiếu tá công an Sinh với mục đích cướp của để lấy tiền mua heroin. Đến ngày 12-6-2008: Tòa ở TP Hải Phòng xử vụ giết người, và lại thêm kết luận Chưởng là chủ mưu giết người và cướp tài sản. Dĩ nhiên, là có lời khai, ký nhận của các nghi can, nên án cuối cùng của Nguyễn Văn Chưởng là tử hình. Tuy nhiên, theo đơn kêu oan của cả năm người liên quan trong vụ án, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối Cao (VKSNDTC) vào cuộc thẩm tra lại hồ sơ và nhận ra những tình tiết không giải thích được, chẳng hạn trong nhóm người đó, có người không hề gặp mặt như Hoàng, còn Chưởng thì được làm chứng là đang ở Hải Dương, cách nơi gây án 40 cây số. Còn Đoàn là người làm chứng ngoại phạm cho Chưởng thì khi đến công an trình báo, bị bắt và bị tra tấn, sau đó bị ghép tội che giấu tội phạm. Còn rất nhiểu ch

Hợp tác đất hiếm : Hoa Kỳ – Mông Cổ đều muốn “thoát Trung”

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/08/2023 Thu Hằng   RFI CHUYẾN công du Mỹ của thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene hôm 02/08/2023 là bước tiếp theo trong kế hoạch thắt chặt hợp tác song phương, đặc biệt là về các loại quặng quan trọng và đất hiếm cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Mục tiêu chính của cả Ulan Bator và Washington là tìm cách “thoát Trung” : Mỹ cần đa dạng hóa nguồn cung, Mông Cổ tìm cách giảm thế độc quyền của các nhà đầu tư Trung Quốc. Cùng muốn  “thoát Trung” “Từ nay đến 10 năm nữa, tình trạng khan hiếm một số khoáng sản quan trọng như lithium, graphite và đồng sẽ làm tăng giá và làm giảm tốc độ triển khai các loại năng lượng sạch” . Nguy cơ này được ông Jose Fernandez, thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ phụ trách Tăng trưởng kinh tế, Năng lượng và Môi trường, nhấn mạnh trong một sự kiện được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – CSIS tổ chức. Nguy cơ khủng hoảng trong tương lai buộc chính quyền của tổng thống Joe Biden đa dạng hóa nguồn cun

‘Quy định 114’ chỉ là cái ‘chèn bánh’

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/08/2023 Vũ Hải Lê QUY định 114 do Trường trực Ban bí thư Trương Thị Mai ký ban hành (1) thay cho Quy định 205 thì cũng giống như “19 điều cấm kỵ” thay cho “10 điều đảng viên không được làm” (2). “Chiếc xe đò” chở ĐCSVN đang lao dốc, đạp cả “thắng chân” lẫn kéo cả “thắng tay” đều tỏ ra vô hiệu. Ban bí thư sợ xe “đứt phanh” lao xuống vực, bèn lấy “Quy định 114” như cái “chèn bánh” để cứu vãn tình thế. Nhưng những Tô Vĩnh Diện thời nay đã được Đảng “giác ngộ”, không anh nào chịu lấy cơ thể mình “chèn bánh xe” như thời cản pháo lăn xuống vực trong chiến dịch Điện Biên Phủ đâu. Họ đang tranh nhau xí phần trên “chuyến tàu vét” của Đảng, nếu cần, họ sẵn sàng “hy sinh đời bố củng cố đời con”.  Thế mà nay Đảng nỡ cấm cản họ không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời là người đứng đầu cấp ủy Đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu 13 ngành như nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương (3) …