Bài đăng

Muốn đua chen với Mỹ, Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng

Hình ảnh
     Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  12/07/2023 RFI THE Economist  phân tích  « Vì sao Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng của mình » :  Nếu muốn thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần có được sự hậu thuẫn của họ. Có nhiều láng giềng nhất thế giới, « thiên triều » muốn thống trị tất cả Không có nước nào có nhiều láng giềng hơn Trung Quốc, với 14 biên giới trên bộ. Trong số đó có một Nhà nước côn đồ là Bắc Triều Tiên, những nước bị chiến tranh xâu xé như Miến Điện, tranh chấp lãnh thổ trên đất liền như Ấn Độ, chồng lấn yêu sách trên biển như Nhật Bản, hay thường xuyên bị Bắc Kinh dọa nuốt chửng như Đài Loan. Trong nhiều thế kỷ, các hoàng đế Trung Hoa coi thế giới như nhiều vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là bệ rồng của « thiên triều », các vương quốc láng giềng như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản phải triều cống. Tập Cận Bình mang lại một bước ngoặt trong thế kỷ 21 cho nhãn quan này, gây lo sợ cho những nước xung quanh. Các cường quốc thường muốn

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên không phải là người thường

Hình ảnh
    Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  12/07/2023 Huy Đức THỨ trưởng Đỗ Xuân Tuyên là người được Bộ Y tế phân công xem xét, “phê duyệt hoặc không phê duyệt các chuyến bay giải cứu theo đề xuất của Bộ Ngoại giao”. Và, để được thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phê duyệt, thư ký riêng của ông đã “yêu cầu các bên liên quan nộp một mức phí từ 50 – 200 triệu/1 chuyến bay hoặc 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/1 khách đối với chuyến bay combo và từ 7 đến 15 triệu đồng/1 khách đối với khách lẻ tùy thời điểm”. Thư ký của ông Đỗ Xuân Tuyên cũng là bị cáo “lập kỷ lục” trong vụ tham nhũng đáng xấu hổ nhất của loài người kể từ khi bắt đầu có nhà nước [quan chức trục lợi trong thảm họa của nhân dân do dịch bệnh và do chính sách chống dịch của mình gây ra]. Nhưng, trong phiên tòa hôm nay (11-7-2023) không có tên ông Đỗ Xuân Tuyên; trong số những người bị kỷ luật tới mức phải về hưu cũng không có tên ông Đỗ Xuân Tuyên. Khi dịch bệnh đang diễn ra, Bộ Y tế có chính sách, “thứ trưởng trở lên [đi công tác

Lính đánh thuê Wagner đang huấn luyện cho lính Belarus | VOA Tiếng Việt

Hình ảnh
00:00 Lính đánh thuê Wagner đang huấn luyện cho lính Belarus 01:48 ‘Sedoi’, người được Putin đề nghị làm thủ lĩnh Wagner, là ai? 04:02 Mỹ nói Nga không có dấu hiệu chuyển hướng trong cuộc chiến với Ukraine 05:33 Những nơi thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giảm được tử vong 07:26 Diễn viên Hollywood tham gia đình công đòi tăng lương Các chiến binh trong nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đang huấn luyện cho binh sĩ Belarus, Bộ Quốc phòng Belarus loan báo hôm 14/7. Bộ công bố một đoạn video qua kênh VOEN-TV, chiếu cảnh các chiến binh Wagner đang hướng dẫn binh lính Belarus tại một thao trường quân sự gần thị trấn Osipovichi, cách thủ đô Minsk khoảng 90 km về phía đông nam. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã đề nghị với các chiến binh trong Tập đoàn Wagner rằng ông ‘Sedoi’ sẽ lên làm chỉ huy Wagner thế chỗ thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin. Nga không có dấu hiệu chuyển hướng trong cuộc chiến với Ukraine, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố hôm 14/7 trong lúc các ngoại

Tướng Mỹ: Cần tăng tốc giao vũ khí cho Đài Loan

Hình ảnh
HOA KỲ 15/07/2023 Reuters Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mỹ và các đồng minh cần đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan trong những năm tới để giúp hòn đảo này tự vệ, vị tướng hàng đầu của Hoa Kỳ kêu gọi hôm 14/7. Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Đài Loan. Bắc Kinh đã nhiều lần yêu cầu dừng việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan, coi đó là sự hỗ trợ không chính đáng cho hòn đảo dân chủ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. “Tôi nghĩ tốc độ mà Hoa Kỳ hoặc các quốc gia khác hỗ trợ Đài Loan cải thiện khả năng phòng thủ có lẽ cần phải tăng tốc trong những năm tới”, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói với báo giới trong chuyến thăm Tokyo. Ông Milley cho biết Đài Loan cần các vũ khí như hệ thống phòng không và những vũ khí có thể nhắm mục tiêu vào tàu từ đất liền. “Tôi nghĩ điều quan trọng là quân đội Đài Loan và khả năng phòng thủ của họ phải được cải thiện,” ông nói. Kể từ năm ngoái, Đài Loan đã phàn nàn

Mỹ, Nhật, Hàn ra tuyên bố chung lên án Triều Tiên phóng phi đạn

Hình ảnh
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 15/07/2023 Reuters Việc Triều Tiên phóng một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong tuần này vi phạm nhiều nghị quyết của Liên hiệp quốc và đe dọa hòa bình-ổn định trong khu vực, Mỹ-Hàn-Nhật lên án hôm 14/7 trong một tuyên bố chung. Nhật nói phi đạn, được bắn ra ngoài khơi bờ biển phía đông của Triều Tiên hôm thứ Tư, đã bay trong 74 phút ở độ cao 6.000 km và có tầm bắn 1.000 km. Đây có thể là thời gian bay dài nhất từ trước đến nay đối với một phi đạn của Triều Tiên. “Điều này cấu thành một sự vi phạm trắng trợn, rõ ràng đối với nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và xa hơn nữa,” các quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhấn mạnh trong tuyên bố chung. Ba nước kêu gọi Triều Tiên “chấm dứt các hành động leo thang và bất hợp pháp và nhanh chóng quay trở lại đối thoại,” tuyên bố cho biết thêm. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Ngoại trưởng

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng kỷ lục

Hình ảnh
HOA KỲ 15/07/2023 Reuters Hạ viện Hoa Kỳ ngày 14/7 thông qua dự luật sâu rộng đề ra chính sách cho Bộ Quốc phòng, nhưng cơ hội để dự luật này trở thành đạo luật là không chắc chắn sau khi đảng Cộng hòa bổ sung một loạt sửa đổi mang tính bảo thủ. Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm tài khóa 2024, hay NDAA, đặt ra chính sách cho Ngũ Giác đài và cho phép chi tiêu 886 tỷ đô la, được thông qua với tỷ lệ 219-210 ở Hạ viện. Dự luật ở Hạ viện bao gồm tăng lương cho các thành viên của quân đội, các sáng kiến để chống lại Trung Quốc và thêm 300 triệu đô la để hỗ trợ Ukraine đối phó với cuộc xâm lược của Nga. Thượng viện dự kiến sẽ thông qua phiên bản NDAA của họ vào cuối tháng này, sau đó hai viện sẽ thương lượng để đưa ra phiên bản tương nhượng rồi biểu quyết vào cuối năm nay. NDAA, một trong những đạo luật quan trọng duy nhất được Quốc hội thông qua hàng năm, được theo dõi chặt chẽ bởi nhiều ngành công nghiệp và các bên có lợi ích liên quan vì nó quyết định mọi thứ từ việc mua tàu và máy bay đến

Ấn Độ phóng tàu đổ bộ Chandrayaan-3 tới cực nam của mặt trăng

Hình ảnh
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 14/07/2023 Reuters Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng lên từ Sriharikota, Ấn Độ, hôm 14/7/2023. Cơ quan hàng không vũ trụ của Ấn Độ phóng một tên lửa hôm thứ Sáu 14/7, đưa một tàu vũ trụ vào quỹ đạo và tiếp đến trong kế hoạch là cho tàu đổ bộ vào tháng sau xuống cực nam của mặt trăng, một kỳ tích chưa từng có sẽ nâng cao vị thế của Ấn Độ thành một cường quốc trong hoạt động vũ trụ. Tên lửa LVM3 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ chính của đất nước ở bang Andhra Pradesh thuộc miền nam vào chiều 14/7. Khoảng 16 phút sau, bộ phận điều khiển chương trình bay của ISRO thông báo rằng tên lửa đã đưa tàu đổ bộ Chandrayaan-3 vào quỹ đạo trái đất thành công, và điều này sẽ đưa tàu bay đi thực hiện cuộc đổ bộ trên mặt trăng vào tháng tới. Nếu chương trình này thành công, Ấn Độ sẽ đứng chung hàng ngũ với 3 quốc gia khác đã thực hiện được đáp tàu xuống mặt trăng một cách có kiểm soát, bao gồm Hoa Kỳ, Liên Xô cũ và Trung Quốc. Tàu vũ