Bài đăng

Quốc hội VN không có quyền công bố con số nào là xấu!

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  13/11/2022 Ba Kiem Mai  KHÔNG biết hai đại biểu ngu xuẩn nào đề xuất “không phát hành biển số ô tô có số đuôi xấu theo quan niệm dân gian, thí dụ số 49, 53?” Ở đây tôi không phê phán thói mê tín số xui, số hên của dân gian, mà lấy tư cách cử tri, tôi nhắc nhở ông Vương Đình Huệ rằng: Quốc hội là nơi biểu quyết các vấn đề hệ trọng của quốc gia. Nếu QH thông qua việc không phát hành các biển số có số đuôi xấu (xui) như 49, 53 thì QH VN đã “định danh các con số xấu”. Số học không có tính đạo đức, nên không có số tốt hay số xấu, vì vậy Hiệp hội toán học thế giới sẽ lên án VN “đạo đức hóa môn toán số học”, là hành vi phản khoa học, phản giáo dục! Hai đại biểu mất dạy kia không biết cách đây 6.000 năm, có người thông minh đã đặt ra các con số bằng lời nói. Đến thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhà toán Ân Độ cổ đại Aryabat mới đặt ra ký hiệu hệ thống số. Nhưng phải mất 1 thế kỷ sau – năm 628 trước CN, nhà toán học Ấn Độ Bramagupta mới phát minh ra

Xăng: kỹ trị & chính trị

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  13/11/2022 Truong Huy San TẠI sao người dân sẵn sàng bỏ thêm dăm ba nghìn đồng/lít để mua “xăng cục gạch?” Vì chi phí đó rẻ hơn thời gian rồng rắn xếp hàng. Cũng như thời bao cấp, không phải “gạo 4 hào” mà là gạo 12 đồng (1982) của bà Ba Thi mới cứu người dân Sài Gòn khỏi đói. Cách điều hành của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mấy tuần qua xứng đáng để bị bất tín nhiệm. Ông vừa muốn chống lạm phát vừa muốn có đủ xăng nhưng không thể trả lời ai bù lỗ cho các công ty kinh doanh xăng dầu. Cả PV Oil và Petrolimex, cũng đều là “dân làm ăn”, chẳng ai chịu đóng vai trò “chủ đạo”. Những người thạo việc trong Bộ Công thương tủm tỉm “tọa sơn…” Nhưng, ông Diên không dễ cách chức những ai thấy ông rối như gà mắc tóc mà đắc chí. Wiki tiếng Việt gọi các bộ trưởng của ta là “chính trị gia”. Nhưng, khi đối diện với một khủng hoảng như vừa qua, ông Diên [và các bộ trưởng của ta] đều bị chìm trong sự vụ. Ngay cả khi coi mua bán xăng dầu là dịch vụ công thì bộ trư

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sắp ‘xuất hiện’ tại Hà Nội?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  13/11/2022 Lynn Huỳnh -VNTB CHIỀU 11-11, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh truy nã bị can về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC). Cùng với đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng khởi tố, truy nã đối với Trần Mạnh Hà, Phó tổng giám đốc Công ty AIC; Đỗ Văn Sơn, cựu Kế toán trưởng Công ty AIC; Nguyễn Thị Sen, cựu Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị y tế và môi trường; Nguyễn Thị Tích, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mopha; Ngô Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên; Nguyễn Đăng Thuyết, cựu Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội và Đỗ Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH quốc tế Cát Vân Sa. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ

Dự trữ ngoại hối đang khó khăn?

Hình ảnh
   Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  -  13/11/2022 Nguyen Khan CHÍNH phủ cấm tư nhân mua bán ngoại tệ là chuyện không giống thiên hạ, sử dụng mệnh lệnh hành chính thay công cụ tiền tệ để quản lý ngoại tệ cũng là chuyện khác người. Nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, tức quan hệ cung cầu, nhưng tiền tệ thì vận hanh theo quy luật phi thị trường, tức không được mua bán tự do, bị chế ngự bởi các mệnh lệnh hành chính. Vậy mà… Nay chính phủ còn “yêu cầu ngân hàng nhà nước có giải pháp hạn chế tình trạng chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ.” Nghĩa là đang tiếp tục sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp mạnh tay vào thị trường tiền tệ… Thì rất có thể dự trữ ngoại hối đang khó khăn? Nguyen Khan Chantroimoimedia.com

Đọc báo Nga

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  13/11/2022 Timothy Trinh CÁC hãng thông tấn Nga đã đồng loạt đưa tin quyết định rút quân khỏi thủ phủ của vùng Kherson, trút hết trách nhiệm vào Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Đại tướng Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga Sergey Surovikin. Chẳng thấy nhắc đến ông Tổng tư lệnh Vladimir Putin! Steve Rosenberg, Biên tập viên Nga của BBC News, cho rằng Điện Kremlin đã giao cho quân đội việc công bố các tin xấu về Kherson trong một nỗ lực để Putin “có thể tránh xa một quyết định mà nhiều người ở đây [Nga] sẽ coi là một sự thụt lùi, một sự thất bại, một sự bối rối.” Chỉ vài tuần trước, Putin đã tuyên bố sáp nhập vùng Kherson và ba vùng lãnh thổ khác của Ukraine, khẳng định rằng nó sẽ mãi mãi là một phần của Nga. Và mấy ngày nay, ngôn ngữ được sử dụng bởi các nhà báo Nga đã bị nghẹn, không có tiêu đề ấn tượng nào về việc ‘rút lui’ hoặc ‘bỏ chạy’ khỏi Kherson. Những kẻ hiếu chiến cực đoan nhất, các loa tuyên truyền Moscow, bị buộc phải nhai lạ

Thủ tướng Scholz đến Việt Nam: HY VỌNG CHO TRỊNH XUÂN THANH?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  12/11/2022 Tác giả: Marina Mai /  Nhật báo TAZ Lược dịch: Hiếu Bá Linh THỦ tướng Olaf Scholz bay đến Việt Nam vào Chủ nhật này 13/11. Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc từ Berlin về Hà Nội vào năm 2017, có lẽ cũng là một trong những đề tài. Scholz sẽ gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nguyễn Phú Trọng, thực tế là người quyền lực nhất đất nước này.  Nhưng chuyến thăm này là khó khăn. Chuyến thăm của Scholz giờ đây làm dấy lên hy vọng rằng cuối cùng sẽ có chuyển động trong vụ Trịnh Xuân Thanh.  Liệu TXT có thể hy vọng được thả?  Liệu chế độ ở Hà Nội có sớm cho ông ta đoàn tụ với gia đình ở Đức?  Có dấu hiệu cho thấy điều đó – và cũng có dấu hiệu ngược lại. Năm tới, có thông tin cho rằng, Tổng thống Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier cũng sẽ công du Việt Nam.  Và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Berlin.  Rất khó có thể hình dung được có nhiều chuyến thăm ngoại giao như vậy mà khô

Asean không phát video tuyên bố của tổng thống Ukraine

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  12/11/2022 Timothy Trinh HIỆP hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không thể đạt được đồng thuận trong việc tạo cơ hội cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đưa ra một tuyên bố bằng video trong hội nghị năm 2022 được bắt đầu tại Phnom Penh vào hôm thứ Sáu. Trong cuộc điện đàm gần đây với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hiện đang giữ chức Chủ tịch ASEAN, ông Zelenskyy đã yêu cầu một tuyên bố video được chiếu tại hội nghị thượng đỉnh, trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược Ukraine. Campuchia được cho là thành viên đã ủng hộ yêu cầu của ông Zelenskyy. Tuy nhiên, Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam hôm thứ Năm đã xác nhận với báo Khmer Times rằng kế hoạch này đã bị hủy bỏ do “không có sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên của khối.” Tính cách đồng thuận được ghi nhận là đã mang lại cho các thành viên ASEAN đoàn kết trong hợp tác khu vực bất chấp sự đa dạng lớn giữa 10 quốc gia gồm có Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar