Bài đăng

Người cần bị kỷ luật nặng thì không thấy

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  26/06/2022 Thiên Thư –  (VNTB)  – Nếu đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Thành Phong với ngờ vực là liên quan đến chuyện chống dịch Covid, thì cũng cần đề nghị kỷ luật luôn phó thủ tướng Vũ Đức Đam… B áo chí đưa tin Ủy ban kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM vì lý do: “Ban cán sự đảng UBND TP.HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để UBND Thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản nhà nước; xảy ra nhiều vụ án, vụ việc trên địa bàn Thành phố; nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật; nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có cả lãnh đạo chủ chốt của UBND

Trường Đại Học không phải là một nồi lẩu thập cẩm

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  26/06/2022 Nguyễn Ngọc Chu 1. T in ông Lê Quân, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, vừa được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – là một tin không vui cho nền đại học Việt Nam. Được biết ông Lê Quân có học vị tiến sĩ khoa học quản trị, trước đây đã từng kinh qua các vị trí liên quan đến giáo dục đại học như Trưởng Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực (Trường Đại học Thương mại), Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội), Trưởng Ban Tổ chức cán bộ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhưng từ khi giữ chức Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, rồi Phó bí thư tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thì thực chất ông Quân đã rời xa “cánh đồng” giáo dục đại học. 2. Đại học Quốc gia Hà Nội giữ một vị thế rất quan trọng, vì bao gồm 8 đại học thành viên, trong đó có Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây – là một đại học danh tiếng của miền Bắc Việt Nam. Nếu Giám đốc Đại học Quốc

Truyền thông sẽ ‘gieo sợ hãi’ để người dân đi chích ngừa Covid?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  26/06/2022 Phú Nhuận –  (VNTB)  – Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị biến thể BA.5 của chủng Omicron xâm nhập… T ại Hội nghị khoa học năm 2022 do Viện Pasteur tổ chức sáng 24-6, GS Phan Trọng Lân – cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nói rằng tại Việt Nam, số ca mắc mới thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc mới mỗi ngày chỉ còn 600 – 700, nhưng số ca mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành. Trong thời gian TP.HCM chịu cảnh dịch giã Covid nặng nề, GS Phan Trọng Lân là Viện trưởng Viện Pasteur Sài Gòn, đến chiều 30-11-2021, GS Phan Trọng Lân được Bộ trưởng Y tế bổ nhiệm và điều động giữ chức vụ Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Phát biểu trên cương vị Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, ông Lân nói rằng thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh BA.2, BA.2.3, BA.2.3.2, trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia và có nguy

Vì sao 54% người lao động không muốn tiếp tục công việc của mình?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  25/06/2022 nguyenvubinh – RFA B áo Tuổi Trẻ ngày 14-6 đưa tin, hơn 300 đại diện doanh nghiệp cùng các chuyên gia, lãnh đạo địa phương đã cùng tham gia hội thảo  Giữ chân người lao động sau đại dịch COVID-19  tại tỉnh Long An. Một khảo sát được công bố với những số liệu gây bất ngờ. Theo đó 54% người lao động Việt Nam đang có tâm lý muốn nghỉ công ty mình đang theo làm. Theo bà Nguyễn Tâm Thanh – giám đốc nhân sự vùng Cargill Việt Nam và Thái Lan (thuộc đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo), đây là tâm lý chung của người lao động trên toàn thế giới sau dịch COVID-19. “Khi đại dịch xảy ra, suy nghĩ người ta thay đổi. Họ thấy cuộc đời quá ngắn ngủi, thấy người thân lần lượt ra đi và xuất hiện tâm lý nghĩ xa quá làm gì cho mệt. Điều này dẫn đến tinh thần thị trường bây giờ cũng đã thay đổi”. Nhận xét chung này hoàn toàn đúng, nhưng chưa thể lý giải được cặn kẽ các nguyên nhân dẫn tới việc hơn nửa số người lao động không muốn tiếp tục công việc của

Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  25/06/2022 Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược. Ảnh: Nghiên Cứu Quốc Tế Financial Times – Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/  Nghiên Cứu Quốc Tế  –  Nguồn:   “ Taiwan: preparing for a potential Chinese invasion , ” Kathrin Hille và Demetri Sevastopulo,  Tham vọng của Tập Cận Bình và quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại về nỗ lực sáp nhập Đài Loan. T háng trước, khi Joe Biden cam kết sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, tuyên bố của ông đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, “Nếu Mỹ tiếp tục đi vào con đường sai lầm, họ sẽ phải trả một cái giá đắt không thể ngờ.” Câu nói này có thể được hiểu là lời cảnh báo về một cuộc chiến. Cùng ngày, máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc và Nga đã có một cuộc tập trận chung gần Nhật Bản. Đó là những hành động mới nhất trong vòng xoáy trao đổi thông điệp quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó cũn

Né tránh ‘chiến lược’ nhưng Việt Nam vẫn hy vọng đón Tổng thống Biden

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  25/06/2022 “Mưa dầm thấm lâu” chính là kiên nhẫn chiến lược để tránh khiêu khích Bắc Kinh và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì những “bí mật công khai” nói trên mà Mỹ đã không tỏ ra nôn nóng hay tạo cớ cho những kẻ theo đuổi “lợi ích nhóm” trong bang giao với Trung Quốc, bằng thỏa thuận nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ. Đinh Hoàng Thắng C ó một độ lệch nhất định trong bang giao Việt – Mỹ đang được giới quan sát mổ xẻ. Từ lâu, phía Mỹ đã chủ động đề xuất nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm “đối tác chiến lược” (SP), thậm chí là “chiến lược toàn diện”(CSP), nhưng Việt Nam dường như chưa sẵn sàng. Trong khi đó, Hà Nội lại công khai bày tỏ, mong muốn được đón Tổng thống Joe Biden đến thăm Việt Nam trong năm 2022 này. Hai mong muốn – một “lương duyên” Tường trình trên báo “Tuổi trẻ” ngày 14/6/2022 về các buổi làm việc của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tại Việt Nam (từ 10 – 13/6) cho thấy có sự khác nhau trong điểm nhấn của mỗi bên đối vớ

Người khổng lồ Goliath bó tay với chàng David tí hon?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  25/06/2022 Nguyen Khan THẬT khó tưởng tượng có thể có thêm khủng hoảng địa chính trị giữa hai miền Đông Tây khi cuộc xâm lăng Ukraina của Putler chưa có dấu hiệu chững lại, vẫn đang trong đỉnh cao của bom đạn tàn phá, thương vong và đổ nát. Thật trớ trêu khi thiên hạ từng ví von nước Nga là người khổng lồ Goliath, Ukraina chỉ là chàng David tí hon. Nga có sức mạnh quân sự khổng lồ, mạnh thứ hai thế giới, trong lúc sức mạnh quân sự Ukraina không bằng 1/10 Nga nên Nga có thể “làm cỏ” Ukraina trong vòng 48 – 72 tiếng đồng hồ. Song thực tế lại khác, đã 4 tháng tung hết sức tổng tấn công bão lửa Ukraina mà người khổng lồ Goliath chưa làm gì được chàng David tí hon, trái lại, còn có nguy cơ bị David đánh bại. Vì thành tích quân sự kém cỏi tại chiến trường Ukraina nên đại quân của Putler không còn “danh bất hư truyền”, quyền lực của Putler không còn dễ dàng đe nẹt nước khác, sức mạnh của nước Nga cũng không còn làm nước khác khiếp sợ, đến nỗi Put