Bài đăng

Giá xăng đang ‘còng lưng’ với bao nhiêu loại thuế và phí?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/06/2022 L.Hoàng –  (KTSG Online) – Theo thống kê, 4 loại thuế hiện chiếm khoảng 38% giá xăng dầu, như thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.000-2.000 đồng/lít (áp dụng đến ngày 31-12-2022). Bên cạnh đó, các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn… dẫn đến giá xăng dầu trong nước cao 1/ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi năm 2014, thuế suất cụ thể đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8%, xăng E10 là 7% trên giá nhập tại cảng. 2/ Thuế bảo vệ môi trường (1.000 – 2.000 đồng/lít, áp dụng đến 31-12-2022) Xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut đều là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 với mức thuế từ 1.000 đồng/lít đến 4.000 đồng/lít. Cụ thể với xăng E5RON92 là 3.800 đồng, xăng RON95 là

Ngổn ngang trăm mối

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/06/2022 FB  Truong Quang De   T uổi già hay mất ngủ, mà mất ngủ sinh ra suy nghĩ vẩn vơ, cảm thấy cuộc đời sao ngổn ngang trăm mối. Thực ra chẳng có gì hệ trọng, chỉ những kẻ dở hơi chập mạch mới băn khoăn dằn vặt kiểu sợ thiên thể rơi vào đầu khi ra khỏi nhà. Những suy nghĩ vẩn vơ đó xuất phát từ nhận định rằng nước ta có vô số viện nghiên cứu, đông đảo người tài, nhưng không hiểu sao có những chuyện bé nhỏ tồn đọng lâu dài không ai ngó tới. Một:  Suy nghĩ về các vua Hùng. Theo thiền sư Lê Mạnh Thát, những chuyện vua Hùng, Mỵ Châu Trọng Thủy là những huyền thoại lấy từ tài liệu Phật học do các bậc cao tăng Trung Quốc biên soạn. Các sử gia chép lại các tài liệu ấy, coi như thật, viết thành sử chính thống mà không có khám phá chứng cứ nào đáng tin cậy cả. Nếu ta chấp nhận chuyện các vua Hùng là có thật, ta chấp nhận luôn gốc gác sắc tộc Việt từ phía Bắc xuôi về Nam. Điều này không khớp với nhận định của nhân chủng học hiện đại, những khám

Sau 50 năm sau, Kim Phúc ‘Cô gái Napalm’ tiết lộ thêm những điều chưa kể

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/06/2022 Tuấn Khanh B à Kim Phúc kể lại rằng sau 14 tháng nằm trong bệnh viện để hồi phục vết bỏng 65% cơ thể, bà nhìn thấy bức ảnh của mình đang ám ảnh cả thế giới. “Tôi về nhà và bố tôi cho tôi xem bức ảnh của tôi, được cắt từ một tờ báo Việt Nam, lần đầu tiên”, người phụ nữ 59 tuổi nói với tờ Insider từ nhà của cô ở ngoại ô Toronto, Canada. “Tôi đã rất bối rối. Tôi thấy mặt mình đau đớn, khóc lóc, trần truồng. Tôi ghét bức ảnh đó quá chừng”. Hình ảnh đau đớn đó không chỉ thay đổi cuộc đời của bà, mà sau khi lên trang nhất của nhiều tờ báo quốc tế, nó đã làm thay đổi thế giới và thay đổi cả diễn biến của Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 8 tháng 6 năm 1972, lúc đó bà Kim Phúc mới 9 tuổi, bất ngờ chứng kiến cuộc tấn công từ trên không của những chiếc Skyraiders, và gây thương tích cho bà. Ngọn lửa nóng của bom Napalm đã khiến bà la hét trên Quốc lộ 1, sau khi tự xé toạc quần áo, trong khi người nhà của bà vây lại. Khoảnh khắc ấy có một nhiế

Putin đã đẩy ngành năng lượng của nước Nga vào ngõ cụt – và Trung Quốc cũng sẽ không giúp gì được

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/06/2022 Lưu Thủy Hương THẾ giới phương Tây đang từng bước chấm dứt nhập khẩu nguyên liệu thô của Nga. Giờ đây Putin và các nhà tài phiệt của ông ta phải tìm kiếm khách hàng mới. Nhưng việc xuất khẩu dầu, khí đốt và than đá gặp nhiều khó khăn hơn dự tính. * Nga cần gấp khách hàng mới. Bởi vì phương Tây không còn muốn đi mua sắm trong cửa hàng nguyên liệu của Putin. Từ vài tuần nay, EU đã ngừng nhập khẩu than đá từ Nga, và theo sau đó, cũng sẽ ngừng nhập dầu và khí đốt tự nhiên. Ở những nơi khác trên thế giới người ta cũng có thể mua được những thứ này. Trong khi đó, Ủy ban EU tại Brussels đang tiến tới việc phát triển năng lượng xanh. Nếu con đường xuất khẩu sang châu Âu chấm dứt, Nga sẽ mất mỗi ngày một tỷ euro thu nhập. 60% doanh thu quốc gia của Nga (mà có thể còn nhiều hơn) là từ xuất khẩu nguyên liệu hóa thạch. Triển vọng thu nhập của Putin và giới tài phiệt Nga sẽ rất kém Chế độ đạo tặc thống trị – kleptocracy* – của Nga sống nhờ và

Thấy gì sau 100 ngày Nga xâm lược Ukraine?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/06/2022 Thao Ngoc NGÀY 3/6 vừa qua đánh dấu 100 ngày Nga xua quân xâm lược Ukraine. Cuộc chiến phi nghĩa này gây tác động tiêu cực và sâu rộng trên tới toàn thế giới không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Cuộc xâm lược suốt 100 ngày qua đang làm thay đổi trật tự thế giới, tác động đến an ninh, lương thực và kinh tế toàn cầu. Nếu như trước đây, Nga đặt ra kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, với tham vọng nuốt chửng Ukraina trong vòng 72h thì nay Nga lui về vùng phía Đông , tìm cách chiếm 2 tỉnh Lugansk và Donetsk của Ukraine . Cũng trong 100 ngày qua, có bao nhiêu tòa nhà đã bị xóa sổ ở Ukraine? Bao nhiêu người phải rời bỏ nhà cửa? Bao người lính đã bỏ mạng, bao nhiêu người cha, người mẹ, con trai, con gái bị giết? Và bao nhiêu giấc mơ đã bị phá hủy? Cuộc chiến đã gây ra cuộc khủng hoảng người tị nạn gia tăng nhanh nhất ở châu Âu kể từ thế chiến thứ hai, khi có trên 6,8 triệu người Ukraine chạy khỏi đất nước và một phần ba dân số nước này

Choáng váng với giá thành đường sắt cao tốc Ai Cập do Siemens xây dựng

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/06/2022 Nguyen Ngoc Chu GIÁ CỦA SIEMENS CHO AI CẬP Ngày 28/5/2022, Tập đoàn công nghiệp Siemens của Đức cho biết họ đã đồng ý về một thỏa thuận xây dựng 2.000 km đường sắt cao tốc xuyên Ai Cập với giá thành 8,1 tỷ euro (8,7 tỷ USD). Giá trung bình 4,35 triệu USD/km. Giám đốc điều hành Siemens Roland Busch gọi hợp đồng này là đơn hàng lớn nhất trong lịch sử 175 năm của công ty Siemens đóng đô tại Munich. Hợp đồng còn bao gồm 41 tuyến tàu cao tốc, 94 tàu khu vực, 41 tàu hàng, 8 kho và ga vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng cũng quy định rằng Siemens sẽ chịu trách nhiệm bảo trì trong 15 năm. Trong lễ ký kết hợp đồng, CEO Siemens Roland Busch cho biết: “Với công nghệ mới nhất của chúng tôi về đầu máy toa xe, tín hiệu và bảo trì, Ai Cập sẽ có mạng lưới đường sắt cao tốc hiện đại và lớn thứ sáu trên thế giới”. Theo Siemens, đây là Dự án lớn nhằm kết nối 60 thành phố bằng tàu hỏa, với tốc độ lên đến 230 km một giờ, cung cấp khả năng tiếp cận đường s

Thành phần phá hoại trong chính phủ đang phá chính sách ra sao?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/06/2022 Đỗ Ngà THEO chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh phát biểu trên báo Vneconomy tại Canada, người ta quy định tỷ lệ vốn vay (trong đó có trái phiếu doanh nghiệp) trên vốn tự có là 2:1, Trung Quốc cũng căn cứ theo và quy định tỷ lệ 2:1. Đây là biện pháp khống chế việc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vô tội vạ rồi gây ra nợ xấu gây nguy hiểm cho thị trường tài chính. Ở những quốc gia này, việc kiểm toán trước khi cho doanh nghiệp lên sàn người ta làm rất kỹ. Hầu hết những doanh nghiệp lên sàn đều là những doanh nghiệp khỏe mạnh, ấy vậy mà họ còn khống chế tỷ lệ vốn vay. Còn Việt Nam thì sao? Theo khoản i, điều 3 của Nghị định 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 có quy định như sau: “Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.” Nh