Bài đăng

Món nợ nguy hiểm và cái bẫy cho Sri Lanka

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  18/04/2022  Đỗ Ngà SRI Lanka nợ nước ngoài tổng cộng 51 tỷ đô, trong đó họ nợ Trung Quốc 10%, Nhật Bản 11%, khoản nợ phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 30%, và còn lại là khoản nợ với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Tuy khoản nợ với Trung Quốc không phải là khoản nợ lớn nhất nhưng nó lại là món nợ nguy hiểm nhất. Vì sao? Trong các chủ nợ của Sri Lanka thì chỉ có Trung Quốc là một con nợ dùng chiêu bài “ngoại giao bẫy nợ” để dụ con nợ vào bẫy. Được biết, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 11 tỷ USD vào Sri Lanka, gồm 8 tỷ USD thuộc dạng cho vay liên quan tới sáng kiến “Vành đai, Con đường”, trong đó có cảng biển Hambantota. Do không có khả năng trả nợ, vào năm 2017, Sri Lanka đã chấp thuận cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm với khoản cấn trừ nợ lên đến 1,2 tỷ đô la. Rõ ràng Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng dự án “vàng đai con đường” để phục vụ tham vọng bá chủ của nó nhưng Sri Lanka lại gánh khoản nợ xây dựng đó. Đây không phải là cái bẫy thì

Về bức tượng tại Khu du lịch Cỏ Mây (BRVT): Quan Vân Trường hay Trần Hưng Đạo?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  18/04/2022 Thao Ngoc MẤY hôm nay trên cộng đồng mạng xảy ra một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi. Ấy là việc Khu du lịch Hồ Mây tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đúc tượng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Thế nhưng nhiều người cho rằng đó không phải là tượng Trần Hưng Đạo, người được nhân dân tôn sùng và gọi là Đức Thánh Trần với chiến công ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông. Mà đó là tượng Quan Vân Trường, còn có tên là Quan Vũ, một dũng tướng văn võ song toàn thời Tam Quốc bên Tàu. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại đúc tượng một vị tướng Tàu đem thờ tại VN? Trước sự việc trên, ông Nguyễn Quang Phi, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có ý kiến như sau: Đối với việc bức tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại KDL Hồ Mây giống hay không giống với Quan Vân Trường thì phải nghiên cứu kỹ từ nhiều nguồn tư liệu mới có thể khẳng định. ( https://1thegioi.vn/hoi-khoa-hoc-lich-su-tinh-ba-ria-vung… ) Chúng ta đều biết rằng:Thời kỳ đỉnh cao, đế c

Số phận soái hạm Matxcova và vài điều cảnh tỉnh

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  18/04/2022 Nguyen Ngoc Chu SỐ PHẬN SOÁI HẠM MATXCOVA LÀ HỆ QUẢ CỦA THAM NHŨNG VÀ ĐỘC TÀI Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Soái hạm tuần dương Matxcova của Hạm đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải quân Nga. Với Tổng thống Putin, đây còn là điềm dữ. Có tiền từ bán dầu khí, Tổng thống Putin đổ tiền vào hiện đại hoá quân đội Nga, trong đó, lực lượng Hải quân Nga thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu. Tàu tuần dương Matxcova (dài 186,4 m, giãn nước 12.490 tấn) mạnh nhất ở Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nga, chỉ đứng sau tàu sân bay Đô đốc Kuznetxov (dài 306,5m, giãn nước 58.600 tấn) và tuần dương hạm hạt nhân Pyter Đại đế (dài 252m, giãn nước 28.000 tấn). Tuần dương hạm Matxcova được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại nhất của Nga. Trong đó có 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan tầm bắn 800 km với đầu đạn chứa 950 kg thuốc nổ, hay đầu đạn hạt nhân tương đương 35

Tối hậu thư lần 2 cho Mariupol

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  18/04/2022 Nguyen Khan CÁCH đây gần một tháng, vào ngày 20/3, Nga ra tối hậu thư cho Mariupol phải đầu hàng vô điều kiện trước 9h sáng (giờ Việt Nam) ngày 21/3, nếu ngoan cố Nga sẽ san bằng Mariupol thành bình địa. Chẳng hiểu sao đã quá thời hạn tối hậu thư gần một tháng mà chưa thấy Nga san bằng hay chiếm được Mariupol, dù nhiều lần Nga công bố đã chiếm được thành phố đổ nát này. Lần gần đây nhất Nga công bố hàng ngàn lính thủy đánh bộ Mariupol đã ra đầu hàng. Vậy mà giờ đây Nga lại tiếp tục ra tối hậu thư thứ hai, lệnh cho Mariupol trong vòng 7 tiếng đồng hồ, từ 10 giờ sáng đến 17 giờ chiều (giờ Việt Nam) ngày hôm nay 17/4 phải đầu hàng vô điều kiện nếu còn muốn sống. Thật ra Mariupol đã bị quân Nga vây hãm ngay từ đầu cuộc chiến, cạn kiệt súng đạn, cạn kiệt thức ăn, nước uống, thuốc men, không có điện và năng lượng sưởi ấm v.v… Nên đúng lý Mariupol đã bị thất thủ từ lâu rồi, vì khó có thể cầm cự nổi hỏa lực dữ dội của Nga trong tình trạn

Thương nhớ làng…

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  17/04/2022 VietTuSaiGon’s blog – RFA Ở Việt Nam hiện nay, có thể nói rằng bạn đang sống ở một làng quê heo hút nào đó, nhưng vẫn thấy thương nhớ làng quê, thương nhớ những gì thuộc về văn hóa làng. Bởi làng quê đã thực sự chết trong mọi ngõ ngách đời sống, trên đất nước này. Nhưng, đáng sợ hơn là mọi vẻ đẹp của làng quê đã chết, nhưng, những cái tệ, cái dở của làng quê thì trường tồn và nảy nở. Mà nguyên nhân của cái chết làng quê lại nằm trong cụm từ “phát triển xã hội chủ nghĩa”. Chính sự phát triển xã hội chủ nghĩa từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị cho đến y tế… và cả tâm tính con người đã nhanh chóng giết chết những gì đẹp đẽ, hiền hòa, khoáng đạt và thanh tĩnh của làng quê, thay vào đó là tính chất xã hội chủ nghĩa. Vậy tính chất xã hội chủ nghĩa là gì, tại sao nói rằng chính thứ tính chất này đã giết chết làng quê? Xin thưa, chủ nghĩa Cộng sản và cơ chế chính trị xã hội chủ nghĩa đã có mặt tại Bắc Việt Nam từ những năm 1930, tu

Rừng bị phá nát khắp nơi nhưng báo cáo về bảo vệ rừng rất đẹp

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  17/04/2022 Lê Thanh Phong Đắk Lắk: Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn lâm tặc vào phá rừng bảo tồn Phá rừng kiểu mới: Cưa gần đứt gốc thông để cây vẫn đứng, khi gió lên mới đổ – Tuổi Trẻ Online Rừng bị chặt phá: Trách nhiệm thuộc về ai ? Lướt qua các mặt báo, luôn đập vào mắt bạn đọc những tin tức liên quan đến phá  rừng . Nhưng báo cáo của ngành lâm nghiệp về rừng luôn với những con số tuyệt đẹp. B áo  Lao Động  ngày 16.4 đăng bài “Yên Bái: Bị phạt nhiều lần, vẫn ngang nhiên san gạt đất rừng trái phép”, phản ánh tình trạng nhiều diện tích đất rừng quản lý của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn bị một số đơn vị ngang nhiên san gạt lấy mặt bằng, bất chấp sự can thiệp của cơ quan chức năng. Phóng viên  Lao Động  ghi nhận nhiều cây gỗ thông hàng chục năm tuổi bị chặt hạ. Trước sự ngang nhiên của những kẻ phá rừng, xã bất lực, kêu cứu lên huyện. Một tin khác, công an đã bắt được một số đối tượng trong nhóm người phá gần 400ha rừng ở Đắk Lắk. Dư luận cho rằng, n

Từ ‘Hiện thực luận’ của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam (phần 1)

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  17/04/2022 Áp dụng lý thuyết nói trên vào quan hệ quốc tế của Mỹ, Mearsheimer cho rằng Mỹ cần đặt mục tiêu giữ quyền bá chủ ở Tây Bán cầu (châu Mỹ), đồng thời, ngăn chặn sự trỗi dậy của các bá chủ tương tự ở Đông Bán cầu (châu Âu, châu Phi, châu Á). Nguyễn  Lương Hải Khôi –  VOA “ Bi kịch của nền chính trị cường quyền” J ohn Mearsheimer, dạy ở Đại học Chicago, là tác giả cuốn sách “Tragedy of great power politics” (tạm dịch “Bi kịch của nền chính trị cường quyền”) năm 2001, đưa ra thuyết “hiện thực tấn công” (offensive realism) nổi tiếng. Theo thuyết này: Vì nhu cầu sinh tồn, các cường quốc luôn có nhu cầu duy trì vị thế bá chủ của mình. Bản chất của quan hệ quốc tế là bất định, tức là các quốc gia không thể chắc chắn cường quốc khác có tấn công mình hay không. Do vậy phòng thủ chủ động luôn phải là lựa chọn hàng đầu để tồn tại. Vì vậy, các cường quốc luôn luôn: mưu cầu bá quyền ở quy mô khu vực. cũng vì nhu cầu sinh tồn của mình, ngăn cản