Bài đăng

Tác động của cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine đối với cục diện thế giới (1)

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  11/04/2022 Bến Tam Sa CHỈ sau 3 ngày Putin tung quân vào Ukraine, cục diện thế giới đã thay đổi căn bản. Cuộc chiến đã phá vỡ thế chân vạc Mỹ – Trung – Nga trên bàn cờ thế giới. Mỹ Nhật từ bỏ con đường “liên Nga kháng Tàu” Nhìn từ tầm nhìn địa chính trị, trong chiến lược bao vây Trung Quốc của Mỹ, rõ ràng không thể thiếu một nước Nga hùng mạnh. Nếu có một nước Nga dân chủ, gia nhập NATO, tạo thành một “phương Tây” trải dài từ quần đảo Anh sang Tây Âu, Đông Âu, Nga, Trung Á, nối liền với Bắc Mỹ (đi ngang qua Nhật Bản) thì mới bao vây Trung Quốc được. Một số chiến lược gia Mỹ và Nhật đã xây dựng ý đồ này từ thời Trump và Shinzo Abe, nhưng không thành. – TT. Trump tìm cách xích lại gần TT. Putin bằng quan hệ cá nhân, nhưng chỉ “bao vây Trung Quốc” bằng công cụ đánh thuế, không có bất kỳ động thái nào thể hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc bằng mạng lưới đồng minh một cách nhất quán, lại phá vỡ mối quan hệ với tất cả các đồng minh truyền thống

Nước Nga, những nỗ lực để Putin phá

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  11/04/2022 Đỗ Ngà TÍNH thanh khoản của một tài sản nào đó là chỉ khả năng có thể nhanh chóng chuyển đổi sang hàng hoá khác. Có tiền mua gì cũng được, tuy nhiên có nhà chưa chắc gì bán nhanh được nên tiền bao giờ cũng có tính thanh khoản cao nhất so với các loại tài sản khác. Tuy nhiên, so đồng tiền này với đồng tiền khác thì tính thanh khoản nó mang ý nghĩa là sự tin tưởng của xã hội vào đồng tiền nào cao hơn. Trong buôn bán quốc tế, đồng Đô la Mỹ là đồng tiền có tính thanh khoản mạnh nhất. Lạm phát thì có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là bơm tiền và nguyên nhân nữa là người dân mất lòng tin vào đồng nội tệ gây ra hiện tượng đồng nội tệ bị chối bỏ nên mất giá. Ngân hàng Trung ương và Chính phủ phải nhìn nhận ra đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất giá của đồng tiền mà có chính sách ứng phó thích hợp thì chính sách mới hiệu quả. Bị Mỹ và Phương Tây cấm vận kinh tế, nền kinh tế Nga chao đảo mạnh, đồng ruble rơi tự do. Ngày 7/

Ở hai đầu cảm xúc

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  11/04/2022 Nguyen Khan NGƯỜI xưa có câu : Khi hoạn nạn mới biết ai là bạn Bạo chúa Putin của Nga và Tổng thống Zelensky của Ukraina đều đang gặp đại nạn, nhưng khác nhau về bản chất. Hoạn nạn của Putin do chính ông tạo nghiệp, vô cớ đem quân xâm lược Ukraina bất chấp hiến chương LHQ và công pháp quốc tế, bị cộng đồng quốc tế lên án, trừng phạt, rẻ khinh, xa lánh… Bị quân và dân Ukraina vệ quốc đánh trả quyết liệt, khả năng sa lầy, thậm chí thua cuộc là rất lớn, khả năng tan tành sự nghiệp, mất hết thanh danh, lưu tiếng dữ ngàn năm là không nhỏ. Hoạn nạn của Zelensky là do Putin gây ra, Zelensky không mắc tội tình gì, và cũng chẳng mắc mớ gì Putin và Nga ngoài việc phải làm trách nhiệm của một tổng thống do dân bầu trong một thể chế chính trị dân chủ văn minh như Ukraina, là phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, nhất là ở vùng Donbass của Ukraina bị phiến quân thân Nga quậy phá đòi ly khai. Đặc biệt phải đấu tranh ngoại giao đòi lại chủ quyền bá

Hà Nội “tự bắn vào chân mình” với lá phiếu chống tại Liên Hiệp Quốc”

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  10/04/2022 RFA Chuyên gia cho rằng với lá phiếu chống lại nghị quyết trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tự bắn vào chân mình. Đ ại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 7 tháng Tư thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền đối với Nga, nhằm phản ứng lại các báo cáo gần đây về việc lính Nga thực hiện các cuộc thảm sát dân thường ở Ukraine. Điều đáng chú ý là Việt Nam cùng với Trung Quốc, Bắc Hàn… nằm trong số 24 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết này, dù trước đó quốc gia Cộng Sản đã hai lần bỏ phiếu trắng nhằm thể hiện sự trung lập trong vấn đề Nga-Ukraine. Theo chuyên gia thì với lá phiếu này, Việt Nam đã tự làm khó mình trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước Phương Tây, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tranh cử để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Carlyle Thayer từ trường đại học New South Wales, nước Úc, cho biết quan điểm của ông về

Mánh lới của tài phiệt cộng sản

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  10/04/2022 nguyenlanthang’s blog  – RFA M ấy tuần nay giới quan sát hàng hải quốc tế phát hiện các tàu chở dầu khổng lồ của Nga đột nhiên mất tích trên hệ thống nhận dạng hàng hải toàn cầu LRIT. LRIT là hệ thống liên lạc trực tiếp với vệ tinh trên không gian, cho phép các tàu biển trao đổi những thông tin về nhận dạng, vị trí, hướng, tốc độ. Vì các vệ tinh thương mại không bao quát được hai vùng cực nên ngoài LRIT ra các tàu biển còn dùng công nghệ cũ hơn là AIS (dùng sóng VHF, khoảng cách giao tiếp ngắn hơn so với LRIT) để liên lạc với nhau và với bất cứ trạm AIS trung gian nào có trên bờ. Những thông tin này giúp các phương tiện khi di chuyển tránh bị va chạm với nhau, ngoài ra có thể trao đổi các thông tin như trợ giúp khi có sự cố, thông tin thời tiết… Tại sao tàu dầu Nga lại mất tín hiệu định vị? Họ tự chủ động tắt hay các tàu Nga bị hỏng hàng loạt thiết bị này? Nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng Nga đang cố tình tắt định vị để tránh

Phạm Minh Chính, một ông thủ bất tài như bao ông thủ khác

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  10/04/2022 Đỗ Ngà HẬU Covid, để vực dậy nền kinh tế, Ngân Hàng Nhà Nước thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ hạ lãi suất nhằm mục đích bơm tiền. Ngoài chính sách tiền tệ thì chính sách tài khóa cũng được chính phủ triển khai song song, nó vừa để tạo công ăn việc làm cho xã hội vừa đưa dòng tiền ra xã hội kích cầu kinh tế qua ngả triển khai dự án. Tuy nhiên, với Việt Nam hiện nay thì cả hai chính sách này đều đã không hiệu quả. Mọi sự thất bại về chính sách vĩ mô thì hậu quả đều đổ lên đầu dân nghèo mà thôi. Nhà nước sai thì dân chịu. Về chính sách tiền tệ thì như loạt bài viết vừa qua, tôi đã phân tích bản chất của dòng tiền bơm ra như thế nào? Những u nhọt bên trong ngành BĐS và chứng khoán đã làm lãng phí đồng tiền kích cầu của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?! Khi tiền được “tưới” vào BĐS và chứng khoán, đám giòi bọ đã tranh nhau gặm làm cho tiền cứ rót về đây rồi sau đó chảy vào bụng chúng. Giòi bọ nhiều đến mức, giờ nhìn đâu cũng thấy

Thảm sát Bucha: Chúng ta biết gì, và trách nhiệm pháp lý của Putin đến đâu?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  10/04/2022 Nguyễn Quốc Tấn Trung – Luật Khoa tạp chí Phân tích các thông tin đã có và tìm hiểu những án lệ có liên quan. T in tức về cuộc thảm sát của lính Nga đối với người dân tại Bucha, một thị trấn nhỏ nằm cách 25 km về phía Tây Bắc của thủ đô Kyiv, xuất hiện dày đặc trên các trang báo thế giới những ngày qua. Theo hệ thống pháp luật nhân đạo quốc tế, việc thường dân bị thương, bị chết trong các cuộc giao tranh và các vụ không kích, pháo kích chiến thuật, v.v. thường không ngay lập tức bị xem là tội ác chiến tranh. Lý do là vì hệ thống pháp luật này còn cân nhắc mục tiêu chiến lược quân sự của quốc gia thực hiện hành vi, xem xét xem họ có tuân thủ “nguyên tắc cân xứng” (proportionality principle) hay “nguyên tắc cần thiết” (necessity principle) hay không. Có thể hiểu các nguyên tắc này bằng một ví dụ giả tưởng: Nga không kích vào một địa điểm quân sự quan trọng của Ukraine, địa điểm này nằm trong một khu vực có dân cư sinh sống của thàn