Bài đăng

Chứng và cung trong vụ án hình sự: Trọng chứng hay trọng cung?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  19/12/2021 Thao Ngoc TRONG các vụ án hình sự có hai phần quan trọng, là chứng cứ vụ án và những lời khai của bị cáo. Để giải quyết vụ án phải căn cứ vào chứng cứ chứng minh. Theo Ls Hà Huy Sơn: Căn cứ vào tiêu chí khách quan, chủ quan thì chứng cứ chia thành 02 loại: Chứng cứ vật chất khách quan và lời khai. Chứng cứ vật chất không phụ thuộc vào ý chí của con người nên đáng tin. Lời khai phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, độ chính xác không cao nhưng nhiều trường hợp được sử dụng làm chứng cứ. Do tính chất như vậy nên trong xét xử phải là “trọng chứng hơn trọng cung”. Thời kỳ cải cách ruộng đất nhiều người bị kết án oan sai là do “trọng cung hơn trọng chứng”. Toà án không có chứng cứ vật chất nên đã dùng “đấu tố”. Tức là dùng lời khai của người khác, có thể là nhân chứng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm chứng cứ buộc tội. Qua vụ án Phạm Đoan Trang được TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm ngày 14/12 vừa qua, nổi lên một vấ

Việt Nam: Nhà nước muốn bịt miệng Phạm Đoan Trang như thế nào

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  19/12/2021 Lưu Thủy Hương Süddeutsche Zeitung là tờ báo với số lượng ấn phẩm lớn hàng thứ hai ở Đức. Ngày 15. 12. 2021, cùng với nhiều tờ báo khác tại Đức, họ đưa tin về Phạm Đoan Trang. Tôi dịch nguyên văn bản tin với tựa đề ban đầu: “Vietnam: Wie der Staat Pham Doan Trang zum Schweigen bringen will”:  https://www.sueddeutsche.de/…/vietnam-pham-doan-trang… Tôi không bình luận, tôi chỉ dịch để giới thiệu với nhà nước Việt Nam cái nhìn của người Đức về vấn đề cô Phạm Đoan Trang: Việt Nam: Nhà nước muốn bịt miệng Phạm Đoan Trang như thế nào Bài của David Pfeifer PHẠM Đoan Trang đã đối đầu với chế độ độc đảng chuyên quyền tại Việt Nam trong 20 năm – và bây giờ phải trả giá bằng 9 năm tù. Từ một năm nay người ta không có tin tức gì về Phạm Đoan Trang, 43 tuổi. Nhà báo và nhà hoạt động Việt Nam đã bị bắt tại căn hộ của cô ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 2020, và bị giam cầm, chỉ vài giờ sau khi đối thoại nhân quyền thường niên Hoa Kỳ –

Sợ cả tiếng đàn Guitar

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  19/12/2021 Nguyệt Quỳnh KHI tiếng khô khốc của cánh cửa nhà giam đóng sập lại Vẫn có tiếng đàn văng vẳng Bởi những dây đàn từ trái tim ấy Vẫn ngân nga *** Đất nước chúng tôi – kinh thánh và đàn guitar Vẫn vang lên từ những xà lim đầy bóng tối Nơi tình yêu từ đáy tim con người cất lên tiếng nói Bằng những rung động dào dạt thiết tha Nơi cuộc đời giáng xuống con người vô vàn tai hoạ Người ta đã đánh gãy chân chị Người ta lăng mạ chị Người ta làm nhục chị Nhưng có lẽ chỉ chúng ta mới có khả năng làm nhục chính mình Chị không nhục và thế là cả một hệ thống cường quyền bị lăng nhục Họ điên cuồng truy bắt Họ tống giam chị Họ biến nhà tù thành nơi sống ý nghĩa nhất Nơi có tuổi trẻ, nhiệt huyết và tình yêu Nơi người ta giam nhốt Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Trịnh Bá Phương, … Nơi người ta còng tay Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Châu Văn Khảm, … Nơi con người nói với đất nước mình Bằng tiếng nói thật thà của con tim Ôi! Làm thế nào tình yêu

Tuyên bố của Liên Minh Châu Âu về các bản án đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  18/12/2021 TUYÊN BỐ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ CÁC BẢN ÁN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ NHÂN QUYỀN Brussels, 16/12/2021 L iên minh châu Âu kêu gọi trả tự do cho nhà báo và blogger Việt Nam Phạm Đoan Trang, người đã bị kết án 9 năm tù tại Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 14 tháng 12 với tội danh mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”. Các hành động chống lại bà Phạm Đoan Trang vì những hoạt động báo chí ôn hòa nhằm để bảo vệ các quyền dân sự và chính trị là vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người của Việt Nam, đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia kể từ năm 1982. Ba nhà vận động nhân quyền khác cũng đã bị kết án với tội danh tương tự. Vào ngày 15 tháng 12, ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm lần lượt bị kết án 10 năm tù và 6 năm tù vì đã điều tra, lập hồ sơ và gây chú ý cho công chúng về các cáo buộc vi phạm nhân quyền. Vào ngày 16 tháng 12, nhà bảo vệ nhân quyền Đỗ Nam Trung bị kết án

Các vụ án hậu-Đồng Tâm báo hiệu ngày tàn của chế độ?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  18/12/2021 Hoàng Thành –  VOA M ột ngày sau khi Phạm Đoan Trang bị tuyên 9 năm tù, đến lượt Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm – những nông dân bị cưỡng đoạt đất ở Dương Nội, Hà Đông, cũng lần lượt nhận những bản án rất nặng. Phương bị gọi 10 năm, Tâm 6 năm. Trịnh Bá Phương là thành viên thứ tư của một gia đình cùng bị án tù chỉ vì phản kháng đòi công bằng: Cha – ông Trịnh Bá Khiêm từng bị phạt 18 tháng tù. Mẹ – Cấn Thị Thêu (ba lần bị phạt tù, 10 tháng, 20 tháng và lần thứ ba 8 năm). Anh trai – Trịnh Bá Tư (mới bị 8 năm tù hồi tháng 5 vừa qua cùng với mẹ là bà Cấn Thị Thêu). Các nhà quan sát bên ngoài Việt Nam đã phản ứng rất nhanh. Chỉ vài giờ sau khi bản án được tuyên, Giáo Sư Zachary Abuza từ Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ (NWC), một chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á, nói với báo Washington Post, rằng nguyên nhân nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù Đoan Trang là cô làm cho họ lúng túng, vì cô cho thiên hạ biết rằng, họ vi phạm chính luật

Những cơn ác mộng của cụ Định

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  18/12/2021 Mạc Van Trang NHÂN nói những người kết tội Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương… rồi sẽ bị ám ảnh tội lỗi cả đời, nếu họ còn là con người, còn lương tri, nhớ lại chuyện một ông già bảo, làm sao giúp ông thoát khỏi những cơn ác mộng, vì ông từng làm đội viên Đội Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Vậy là có mấy bạn bảo tôi kể lại rõ hơn câu chuyện. Vâng! Xin Cụ Định tha lỗi, để tôi kể lại vắn tắt câu chuyện mà Cụ vẫn muốn giữ kín. Và thực lòng, tôi cũng không muốn nhắc lại những chuyện nhục nhã, rất xấu hổ của một dân tộc tự xưng là có nền văn hiến đã lâu. Nhưng bản chất của những vụ án hồi CCRĐ hay Nhân Văn – Giai phẩm vẫn hiện nguyên hình trong những vụ đấu tố, vu khống, quy chụp những người bất đồng chính kiến và nhất là kết án những Dân oan, những Tù nhân lương tâm hiện nay. ========= Vào đầu những năm 2000, tôi chơi cầu lông ở Công viên Thủ Lệ. Tôi thường thấy một ông già dáng người nhỏ, gầy guộc, đi lòng khòng, bước đi lặng lẽ, một mình