Bài đăng

Biến chủng Omicron – những gì chưa biết?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  28/11/2021 Vu Hong Nguyen TRONG ngày vừa qua có lẽ mọi người trên thế giới đang rất lo lắng với tin tức về biến chủng mới của virus SARS-CoV-2! Các thông tin hầu như có vẻ rất bi quan, hàng loạt các quốc gia đã tạm thời đóng cửa với các nước Châu Phi. Vậy chúng ta cần biết rõ các thông tin này như thế nào, những gì các nhà khoa học đã biết, những gì chưa chắc chắn và cần làm những gì để hiểu rõ hơn về biến chủng này?! Bài nói trên Youtube hôm nay mình sẽ phân tích những thông tin liên quan để tìm ra hướng trả lời những câu hỏi trên. Timeline của bài nói (khoảng 13 phút): (1:18) Virus SARS-CoV-2 biến chủng như thế nào? (4:30) Những điều đã biết về chủng Omicron (6:30) Những điều chưa biết về chủng Omicron (8:05) Làm gì để tìm ra những câu trả lời cho những điều chưa biết? Bảo trọng nhe bà con. TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím Tài liệu tham khảo: https://www.who.int/…/26-1

Văng hóa!

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  28/11/2021 Ngô Trường An MẤY hôm nay trên mạng lùm xùm bàn về hội nghị chấn hưng văn hóa, mà hầu hết tập trung toàn cán bộ cấp cao và các GS,TS tầm cỡ về tham dự. Mình có suy nghĩ như thế này. Trước năm 1975 ở miền nam Việt Nam không có 1 hình thức nào biểu dương văn hóa. Và, cũng chẳng có một cơ quan nào đủ thẩm quyền đánh giá, công nhận thành tựu văn hóa từ cá nhân đến tập thể như thời xã nghĩa hôm nay. Ngày nay thì rất nhiều nơi được cơ quan nhà nước công nhận gia đình này có văn hóa, gia đình kia vô văn hóa!? Làng này văn hóa, xã kia văn hóa, khu phố nọ, khu phố kia văn hóa….đâu đâu cũng thấy chứng nhận văn hóa của nhà nước. Hầy! Văn hóa là gì? Có cân, đo, đong, đếm được không? Dựa trên quy chuẩn nào để đánh giá, sắp xếp thứ bật mà công nhận con người, tổ chức, địa danh…đó có văn hóa? Ví dụ: chứng nhận gia đình văn hóa. Lỡ một ngày nào đó vợ chồng chúng nó quánh nhau tơi bời thì có văn hóa hông? Hoặc khu phố văn hóa kia, chú

Giáo dục nên bắt đầu từ đâu?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  28/11/2021 Thái Hạo “NẾU bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Harry S. Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”. Đó là một đề bài kiểm tra của học sinh tiểu học tại Mỹ; và tất nhiên, nó rất lạ lùng với học sinh Việt Nam. Ở Mỹ, ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông học sinh luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo. Phương pháp giảng dạy nền tảng ở Mỹ là hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để qua đó thúc đẩy học sinh chủ động tìm tòi, khám phá và đúc kết bài học cho mình [1]. Và, chắc chúng ta còn nhớ, mới đây cậu bé Yamato Tanooka, 7 tuổi thoát chết sau 6 ngày mất tích trong khu rừng đầy gấu tại Nhật Bản đã khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên. Yamato được phát hiện và không có những vết thương nặng ngoài cơ thể, tinh thần thoải mái và không tỏ ra sợ hãi hay l

Vu khống và vu cáo, cớ sao loạn cào cào?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  28/11/2021 Vu khống và vu cáo. Minh họa: Luật Khoa Nguồn gốc và lý giải cho cách hiểu nhập nhằng giữa hai hành vi này ở Việt Nam Lóm – Luật Khoa Tạp Chí “Vu khống” và “vu cáo” có gì khác nhau? Câu trả lời ngắn gọn là… tùy. Tùy vào việc chúng ta đang nói đến ý nghĩa trong tiếng Việt hay chữ gốc tiếng Hoa hoặc thuật ngữ tiếng Anh, tùy vào bối cảnh là giao tiếp thông thường hay ngôn ngữ pháp luật, và tùy cả vào việc đang nói đến pháp luật của nước nào. Bạn có thể thắc mắc chuyện này có gì đáng để thắc mắc? Một vấn đề ngôn ngữ tưởng như vô thưởng vô phạt lại là căn nguyên của những tranh cãi về quyền tự do ngôn luận, và chuyện nhập nhằng ngữ nghĩa này cũng làm nổi lên các vấn đề về mặt lập pháp. Bài viết “ Ứng xử với Phương Hằng – phép thử tính cách độc đoán cho mỗi người ” đăng trên Luật Khoa tuần trước nhận được nhiều phản ứng trái chiều. [1] Không ít người khẳng định những gì bà Hằng nói (và làm) không thuộc phương diện bảo vệ của tự do ngô

Những điều đã biết về biến thể cúm tàu mới B.1.1.529 (Omicron) từ Nam Phi

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  28/11/2021 Phan Ba CÁCH đây vài ngày, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một biến thể mới của virus cúm tàu tại Nam Phi. Cho đến nay nó được gọi là B.1.1.529. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ quyết định trong ngày hôm nay, liệu nó được xếp vào loại biến thể “cần quan tâm” hay “đáng lo ngại”. Sau đó, B.1.1.529 có lẽ cũng sẽ được đổi tên theo một chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp như thông lệ hiện nay. Chữ cái tiếp theo là “Nu”. Theo Viện về các bệnh truyền nhiễm Nam Phi (NICD), các đột biến lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 22/11. Tổng cộng, hơn 70 trường hợp được biết đến trong cả nước cho đến nay. Số ca nhiễm được báo cáo hàng ngày trên khắp nước đã tăng lên hơn 1.200 vào thứ Tư – mặc dù bây giờ là mùa xuân ở Nam bán cầu và do đó nhiệt độ cao hơn chiếm ưu thế, điều lẽ ra phải có tác động đến tiến trình lây lan của dịch bệnh. Mới hồi đầu tháng, chỉ có khoảng 100 ca nhiễm mới. Cho đến nay, biến thể mới chủ yếu lan truyền trong giới trẻ, th

Trung Quốc Mộng của Tập Cận Bình: Phần 1 – Đả hổ diệt ruồi

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  27/11/2021 Nguyễn Lương Hải Khôi –  VOA N gày 11 tháng 11 năm 2021, Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua một “nghị quyết về lịch sử Đảng”. Đây là nghị quyết về “lịch sử” thứ 3 trong lịch sử đảng này. Đã có nhiều bình luận, phân tích về “nghị quyết lịch sử đảng” này của Tập, nhưng nghị quyết này có một luận điểm thú vị mà ít được các nhà quan sát Trung Quốc để ý: nghị quyết nói rằng Đảng thời của Tập “ đã giải quyết được những vấn nạn suốt thời gian dài không thể giải quyết được”. Vấn nạn đó là gì? Chi tiết này có mối quan hệ gì với các đại chiến lược của Tập hay không? Bài viết ngắn này sẽ thử trả lời những câu hỏi đó, cung cấp một góc nhìn về các cải cách của Trung Quốc thời Tập Cận Bình. Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 đã bế mạc ngày 11 tháng 11, nhưng trong ngày này, chỉ có bản tóm tắt (1) nghị quyết được công bố, còn bản toàn văn nghị quyết chỉ được công bố 5 ngày sau đó, vào 16

Phản đối Olympics Bắc Kinh 2022, các nhà hoạt động tổ chức lễ tang giả cho IOC

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  27/11/2021 Reuters  – VOA M ột số nhà hoạt động Tây Tạng hôm 26/11 tổ chức một đám tang giả cho Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC) trước trụ sở chính của cơ quan này để phản đối Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 ở Trung Quốc vào năm tới. Những người biểu tình trưng ra một chiếc quan tài màu đen giả có đeo các vòng Olympic và ghi phần ngày sinh ngày mất là năm 1894, năm IOC được thành lập, và năm 2021, đồng thời treo cờ Tây Tạng và một biểu ngữ có nội dung “Tẩy chay Bắc Kinh 2022”. IOC từ lâu đã bị các nhóm nhân quyền chỉ trích vì đã trao Olympic cho Bắc Kinh – là thành phố đầu tiên tổ chức cả Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông – vì cách đối xử của Trung Quốc với người Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Hong Kong. IOC nói họ vĩnh viễn chỉ là một tổ chức và không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các quốc gia có chủ quyền. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đầu tháng này cho biết Mỹ đang xem xét tẩy chay Thế vận hội về mặt ngoại giao. Các nhà chứ