Bài đăng

Phải mũi khoan nào mới thủng?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/09/2021 Đỗ Ngà ĐỂ khoan thủng sự ngoan cố trong nhận thức của lãnh đạo CS thật là khó. Dân Việt phải trả cái giá cực đắt may ra mới có thể. Cho đến hôm nay đã trên một vạn người bỏ mạng, và hàng chục vạn doanh nghiệp phải tắt thở, thêm vào đó là nền kinh tế kiệt quệ nhanh chóng nhưng chính quyền này vẫn trung thành cách chống dịch cực đoan như vậy. Với kiểu “không thắng không về” của ông Phan Văn Giang thì e cho đến lúc thắng thì toàn dân đại bại mất. “Nhờ có đảng” mà giờ đây dịch bệnh và dịch đói hai mũi giáp công đánh dân “chết như ngả rạ”. Ngày 2/9 hãng tin AFP đăng bài báo có tựa đề “Hà Nội biến thành nhà tù ngoài trời để chống lại coronavirus”. Các lối đi bị phong tỏa y hệt thời chiến, AFP ví như những giờ phút đen tối nhất kỳ của chiến tranh với Pháp với Mỹ giai đoạn 1945-1975. Cách chống dịch như chống giặc của ĐCS làm cho cả thế giới không thể nào hiểu nổi. Bài báo này được các tờ báo lớn trong thế giới nói Tiếng Pháp trên khắp t

Tại sao Sài Gòn?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/09/2021 FB Mạc Van Trang M ấy bạn tôi ở Hà Nội gọi điện thăm hỏi và cứ lo lắng cho Sài Gòn. Rồi lại bảo tôi giải đáp cho những thắc mắc băn khoăn. Đại thể có mấy vấn đề. 1. Dân Sài Gòn có vẻ kém kỷ luật, tập trung đông, làm bùng phát mạnh Covid -19? 2. Sao tỉ lệ tử vong vì Covid -19 ở Sài Gòn cao vậy? 3. Phong trào làm từ thiện ở Sài Gòn rầm rộ  quá, nhưng có thực chất không? 4. Bây giờ chống Covid ở Sài Gòn liệu có hy vọng cải thiện gì chưa? ***** Tôi không có đủ dữ kiện để trả lời một cách khoa học, đầy đủ những câu hỏi trên. Chỉ xin viết vắn tắt, mong được các bạn chỉ dẫn, bổ sung thêm. 1. Nói rằng người dân Sài Gòn thiếu kỷ luật làm bùng phát dịch là không đúng. Sài Gòn là đầu mối giao lưu lớn nhất cả nước, người tứ xứ qua lại tiếp xúc trong một thành phố hơn 10 triệu dân với mật độ dân cư dày đặc, khi đã có F0 trong cộng đồng thì khó kiểm soát lắm. Sài Gòn có hàng triệu người dân lao động kiếm sống bằng thu nhập hàng ngày và hàng tr

Hát trên những lò thiêu

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/09/2021 Nguyen Khan KHI nghe cộng đồng mạng xôn xao về việc ông nhạc sĩ nào đó tuyên bố ” Lấy âm nhạc làm vũ khí chống dịch”, phê phán ông này thích hát trên những xác người. Trong khi dân tình, đặc biệt là dân vùng tâm dịch Sài Gòn Bình Dương, hàng ngày có mấy trăm xác chết, nghĩa là có gần ngàn tiếng khóc xé lòng của người thân và cũng ngần ấy vành khăn tang não nuột mỗi ngày, nghe chưa nhão tai hay sao mà còn muốn hát, ai đành lòng hát cho được vậy trời ! Thật tình NR nghĩ vậy nhưng không có ý kiến gì, vì nghĩ ngày nay các đám ma vẫn thường phát nhạc hay thuê người hát đám ma… Biết đâu có tang gia hoặc xác ma muốn nghe nhạc? Tỉ như ông bạn nghệ sĩ guitar nổi tiếng của NR  Trong Tai Nguyen  đã từng được một tang gia ở Nha Trang khẩn cầu biểu diễn những bài dân ca quan họ cho một người có máu mặt đang nằm trong quan tài nghe, theo di chúc của ông, ông muốn khi ông mất được nghe giai điệu cố hương trước khi về cát bụi. Nghệ sĩ miễn cưỡng

Kính nể các thủ tướng Nhật Bản

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/09/2021 Nguyen Ngoc Chu ĐẶT QUYỀN LỢI NHÂN DÂN TRÊN QUYỀN LỢI CÁ NHÂN VÀ ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ NGÀY 28/8/2020, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố từ chức. Ông nói trong cuộc họp báo: “Tôi đã quyết định từ chức Thủ tướng”. “Tôi không muốn bệnh tật dẫn tới những sai lầm trong các quyết sách quan trọng”. “Tôi xin lỗi từ tận đáy lòng mình rằng mặc dù được sự ủng hộ của người dân Nhật Bản, nhưng tôi vẫn quyết định từ chức dù vẫn còn 1 năm nhiệm kỳ. Tôi không thể làm Thủ tướng nếu tôi không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân” ( https://dangcongsan.vn/…/thu-tuong-nhat-ban-abe-shinzo… ). Ngày 03/9/2021, người kế nhiệm ông Shinzo Abe là đương kim Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga lại tuyên bố từ chức. Ông Suga cho biết: “Như tôi đã nhiều lần nói với mọi người, bảo vệ mạng sống và sức khỏe của người dân là trách nhiệm của tôi với tư cách thủ tướng. Đó là những gì mà bản thân tôi cống hiến”. Ngày 03/9/2021, người kế nhiệm ông Shin

CSVN rối bời về chính sách an dân thời Covid

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/09/2021 Các nẻo đường ở Sài Gòn đều vắng vẻ. Ảnh: Báo Người Lao Động Phạm Nhật Bình – Việt Tân T rong tháng Tám, sự kiện “thôi chức” của hai nhân vật hàng lãnh đạo trong chiến dịch chống Covid-19 là Nguyễn Thành Phong, Chủ Tịch UBND Thành Phố HCM và Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng Chống Dịch Covid-19, đã làm nổi bật sự khủng hoảng gần như toàn diện của chính phủ Phạm Minh Chính trong nhiệm vụ chống đại dịch hiện nay. Đảng CSVN đã phải cay đắng thừa nhận sự thất bại này, không chỉ ở khu vực TP.HCM mà trên phạm vi cả nước. Tính từ ngày bùng phát đợt 4 vào ngày 27 tháng t, 2021 TP.HCM và các tỉnh phía Nam bắt đầu phải thực hiện Chỉ Thị 15 rồi 16 và 16+ từ ngày 20 tháng Năm. Đến nay lệnh phong tỏa “ai ở đâu ở đó” đã kéo dài hơn 3 tháng. Bên cạnh nỗi lo đói, người dân sống hồi hộp âu lo với những tin tức bi quan về số người nhiễm bệnh và người chết gia tăng liên tục, và không biết khi nào Covid đến viếng gia đình mình. Trong hơ

“Sống lâu với dịch” vậy còn cuộc chiến “không thắng không về” giờ ra sao?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  05/09/2021 Youtube Việt Tân 04/09/2021 T ừ chỉ đạo  “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng,”  rồi leo lên cao hơn, buộc mỗi phường xã phải là một…  “pháo đài,”  Thủ Tướng Phạm Minh Chính – kiêm Trưởng Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống Dịch COVID 19 của Việt Nam, giờ đã tự xuống chân thang với tuyên bố  “Phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối.” Ông Phạm Minh Chính đã đổi giọng nhưng động tác xuống thang, dường như không phải vì dân, cũng chẳng phải vì dịch. Có vẻ như ông xuống thang vì sợ… ngã. Thành ra tuyên bố  “không thể khống chế tuyệt đối COVID-19”  không đi kèm bất kỳ chiến thuật – giải pháp nào khả thi, và hệ thống công quyền các địa phương vẫn thản nhiên leo thang như trước… Bài trích:  Cuộc chiến ‘không thắng không về’ giờ ra sao?  – Trân Văn, VOA Chantroimoimedia.com

Chưa đủ tầm

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  05/09/2021 Đỗ Ngà LẬP ngôi đền huyền thoại là chính sách mà mọi chính quyền CS đều thực hiện. Nó là mẫu số chung cho các quốc gia cộng sản, nó giúp tầng lớp cai trị nấp sau những pho tượng ấy hưởng lợi từ một xã hội đầy màu sắc sùng bái do họ tạo ra. Ngôi đền huyền thoại của Liên Xô có Lenin và Stalin, sau đó Stalin bị lôi ra khỏi đền. Ngôi đền của Bắc Hàn có cha con nhà họ Kim, và họ đang xây dựng thêm một nhân vật nữa cho ngôi đền ấy. Tại Việt Nam là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Các lãnh đạo CS thường thích quyền và tiền, dùng quyền kiếm tiền rồi dùng tiền mua quyền, cứ thế hết lớp này đến lớp khác leo lên đến đỉnh cao quyền lực rồi sau đó hạ cánh với khối tài sản khổng lồ tha hồ mà hưởng thụ. Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng thì lại không theo lẽ thường ấy, tham vọng của Nguyễn Phú Trọng cao hơn hẳn. Ông ta muốn được ngồi vào ngôi đền huyền thoại, ngôi đền mà đã có Hồ – Giáp ngự trị. Hồ Chí Minh được xây dựng thành “cha già dân tộc”, Võ